Monday, May 13, 2013 trang chính || lưu trữ || liên lạc
Trung Quốc lại một lần nữa t́m cách bẻ găy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công. Con bài tiếp theo nhằm khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực có phải là cuộc chiến lấn biển bằng tàu dân sự, bằng giàn khoan khổng lồ và các khảo sát mang tên khoa học trong vùng biển hoàn toàn không phải của họ?
Vừa đánh trống vừa ăn cướp Chuyến công du đầu tiên của ông Vương Nghị sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đă làm các nước hiếm hoi c̣n nằm trong khối cộng sản bỡ ngỡ khi ông này không ghé Việt Nam như thường lệ mà lại dừng chân tại Thái Lan nhằm đưa một thông điệp cho nước này rằng mối quan hệ Trung - Thái là kho báu và cần được nuôi dưỡng bởi hai quốc gia. Điều mà Ngoại trưởng Vương Nghị gọi là kho báu ấy có khác với 16 chữ vàng và bốn tốt như từng đưa ra với Việt Nam hay không th́ khối ASEAN đă biết rất rơ và v́ vậy mặc dù ông Vương Nghị thăm thêm ba nước nữa là Indonesia, Singapore và Brunei nhưng khi hội nghị ASEAN kết thúc Trung Quốc vẫn không nhận được lợi lộc nào như từng nhận tại Campuchia trong phiên họp ASEAN trước đây. Trước cách hành xử này TS Luật sư Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận xét: Trong chuyến thăm vừa rồi của ông Ngoại trưởng mới Vương Nghị của Trung Quốc thăm một số nước Đông Nam Á nói rằng ông ta sẵn sàng thúc đẩy xúc tiến đàm phán COC nhưng ông ta cũng nói rằng cho đến hôm nay sở dĩ vấn đề đàm phán COC chưa thể đàm phán được là v́ các nước trong khu vực thiếu sự tôn trọng về tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC. Thế nhưng rơ ràng trong thực tế họ vừa nói xong th́ họ tiếp tục có những hành động tiếp tục một loạt các hành động trắng trợn và mạnh mẽ. Tôi nghĩ đấy là một sự thật rơ ràng họ nói một đàng nhưng làm một nẻo. Việt Nam hơn ai hết biết chủ tâm của Trung Quốc khi không ghé Hà Nội. Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của ḿnh. Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền ḥa như vậy th́ trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lănh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa, nơi Việt Nam đang có chủ quyền hợp pháp từ hàng trăm năm qua. TS Luật sư Trần Công Trục cho biết nhận xét của ông về những mục tiêu này của Bắc Kinh: Tháng trước các phương tiện thông tin đă thông báo là họ có công bố ban hành việc phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cục Hải dương Quốc gia là cơ quan quản lư cấp bộ của Trung Quốc ban hành. Trong nội dung đó nhằm mục tiêu tiến hành xúc tiến việc khai thác tài nguyên như dầu khí, đánh cá, khai thác năng lượng nước biển…th́ bây giờ trên thực tế họ đang làm. Rơ ràng đây là một sự tính toán trong khi muốn kéo dài thời gian bằng vận động ngoại giao. Chiến lược và âm mưu Trung Quốc bất chấp công pháp quốc tế v́ Bắc Kinh biết rơ lổ hỗng trong hệ thống này giúp cho những hành vi của họ không bị chế tài khi một nước bị kiện ra ṭa án có quyền không tham gia tố tụng. Đây là yếu tố lợi hại khiến Bắc Kinh luôn dùng kèm theo sức mạnh đang lên của họ. Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có thâm niên kinh nghiệm đối với Trung Quốc cho biết nhận xét của ông: Cái thủ đoạn ở biển Đông của Trung Quốc vừa rồi nh́n chung là vừa đấm vừa xoa. Mặc dù báo chí Việt Nam gần đây nói xấu Trung Quốc rất nhiều nhưng họ lại không nói xấu không công kích Việt Nam như trước đây. Điều này chứng tỏ cái ǵ? Trung Quốc muốn xoa dịu Việt Nam: “ tôi vẫn tử tế với chú đấy nhé!” Nhưng qua canh bạc này th́ thấy rơ cái chuyện vừa đấm vừa xoa v́ họ đang lấn biển Đông. Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá Việt Nam tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Từ chỗ chiếm bằng lời nói, tới chiếm bằng bản đồ rồi tiến tới chiếm bằng hành động thực tế. Trong lần họp này, ASEAN tỏ ra cương quyết hơn khi yêu cầu Trung Quốc có thiện chí trong vấn đề Biển Đông qua việc đàm phán DOC và điều này cho thấy âm mưu chia rẽ ASEAN bằng kinh tế của Trung Quốc không thành công ít nhất là vào thời điểm này. Sự cương quyết trở lại Châu Á thái B́nh Dương của Mỹ và phản ứng quyết liệt của Nhật trong hồ sơ Senkaku cho Việt Nam thấy Trung Quốc chưa thể sử dụng vũ lực đối với Việt Nam cũng như các nước đang có tranh chấp. Bắc Kinh đang thử nghiệm thủ thuật lấn biển một cách tiệm tiến, không tiếng súng nổ nhưng các nước như Việt Nam và Philippines không dễ dàng đối phó. Khi các hoạt động lấn biển chín muồi Bắc Kinh sẽ khẳng định chủ quyền một cách trơ tráo để đ̣i hỏi thế thượng phong khi ngồi vào bàn đàm phán. Con bài tẩy đă được Bắc Kinh tự ư lật ra nhưng toàn bộ các cây bài của đối phương lại quá yếu do đó Bắc Kinh sẽ bất chấp mọi lư lẽ kể cả sĩ diện của một nước lớn nhằm bá chiếm Biển Đông để rồi sau đó xâm lăng toàn phần nước nào không đủ nội lực để ǵn giữ biên giới trên bộ, đặc biệt là Việt Nam. Ông Dương Danh Dy thẳng thắn đưa ra cách mà chính phủ cần phải giải quyết: Cứ như thế này thế nay mai tôi giả dụ họ cho lính giả làm dân tới làm một giàn khoan, xây dựng một nhà giàn tại một ḥn đảo không người ở như họ đă từng làm tại những ḥn đảo ở Trường Sa th́ Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? Hay thậm chí họ chiếm một hai đảo, băi ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang chiếm giữ th́ chúng ta sẽ làm ǵ? Cho nên tôi nghĩ đây là những bước lấn tới, lấn tới và chưa phải là cuối cùng, chưa phải là những hành động xấu nhất của Trung Quốc. Cho nên cách duy nhất để mà ngăn chặn mưu đồ này th́ tôi xin nói thật: chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi ḅ th́ chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ. Việt Nam có chọn lựa nào trong ván bài thua trước này? Tuy không nhiều phương án vượt ra khỏi sự bao vây kín kẽ của Trung Quốc nhưng ḷng dân là lợi thế gần như duy nhất có khả năng chuyển bị động thành thế chủ động qua sự khuấy động dư luận quốc tế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói quan điểm của ông: Tôi cho rằng mỗi lần nó xâm phạm hoành hành như thế th́ chính phủ ta phải có phản ứng mạnh mẽ không v́ hữu nghị mà không phản ứng. Phải phản ứng mạnh mẽ hơn chứ không phải thỉnh thoảng mới có như người phát ngôn ta trả lời phỏng vấn th́ nó nhẹ lắm. Một là phải có công hàm phản đối, hai nữa là một người nào đó có vị trí tương đối khá để lên tiếng phản đối. Mặt khác th́ phải để cho dân chúng người ta tham gia biểu t́nh phản đối th́ sức mạnh quần chúng nó cũng có tác dụng. Phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các nước lớn. Tuy rằng không phá vỡ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời phải thắt chặt hữu nghị với các nước như Nga, Nhật, Ấn Độ và cả Mỹ nữa. Tôi từng phát biểu như vậy nhưng tiếc rằng lănh đạo chúng tôi lại làm theo kiểu của họ, tôi không hiểu được. Xâm lược bằng những hoạt động dân sự trên biển là phương pháp mà Trung Quốc đang áp dụng. Vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam phải chăng cần lấy ḷng yêu nước của dân ḿnh để đối phó với khối dân đại Hán tuy đông nhưng kinh tế mới là điểm nhắm? (RFA 09.5.2013)
|