Sunday, July 14, 2013 trang chính || lưu trữ || liên lạc
CỘNG SẢN VIỆT NAM LO LẮNG KHẨN CẦU XIN GẶP TỔNG THỐNG HOA KỲ CÀNG SỚM CÀNG TỐT
Báo Đất Việt, một tờ báo chính thống của Việt Nam, hôm 12 tháng 7 có bài viết mang tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa”. Bài báo nêu ra các phương án tấn công đánh chiếm mà Trung Quốc có thể áp dụng đối với Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Bài báo với lời lẽ mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa và cảnh báo Trung Quốc không nên tính chuyện gây hấn v́ sẽ phải chịu nhiều tổn thất. Đây là một bài báo hiếm hoi trên một tờ báo của nhà nước Việt Nam, có lời lẽ mạnh mẽ với Trung Quốc, nhất là sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc và chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ. Việc đăng tải bài báo này cho thấy dấu hiệu ǵ trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc? Lên án Trung Quốc Bài báo với tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa” đăng trên tờ Đất Việt vào ngày 12 tháng 7 hẳn khiến không ít người quan tâm v́ đây chính là khu vực tranh chấp chủ quyền căng thẳng từ lâu nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Không những thế đây cũng chính là nơi đă từng diễn ra trận hải chiến đẫm máu năm 1988 giữa hai nước khiến 64 lính Việt Nam tử trận. Bài báo mở đầu với lời lẽ khá mạnh mẽ lên án các hành động và thái độ gần đây của Trung Quốc. Bài báo viết: “Hành động của Trung Quốc và tuyên bố của các tướng lĩnh diều hâu về biển Đông đă chứng tỏ việc chấp nhận tham vấn về COC với ASEAN chỉ là chiêu bài sau 11 năm lẩn tránh. Trung Quốc không từ bỏ ư đồ coi biển Đông là ao nhà của họ. Trung Quốc tuyên bố vùng cấm đánh bắt phi pháp, xua tàu cá của họ dưới sự bảo kê của tàu Hải giám đánh bắt trái phép trên chủ quyền quốc gia khác, đến việc tổ chức các cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên biển Đông, phô diễn sức mạnh… làm cho các quốc gia khu vực lo ngại, cảnh giác.” Tiếp theo lời mở đầu lên án gay gắt Trung Quốc, bài báo tiếp tục khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lănh thổ thiêng liêng. Bài báo nhắc đến hai cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988, khẳng định Việt Nam không muốn chiến tranh nhưng ḥa b́nh không thể được quyết định bởi chỉ một ḿnh Việt Nam. Đây là một bài báo hiếm hoi từ phía Việt Nam với giọng điệu gay gắt lên án Trung Quốc, trong khi từ trước đến nay, thế giới đă quen với những lời đe dọa mạnh mẽ từ phía các tướng lĩnh Trung Quốc đối với Việt Nam trên tờ Hoàn Cầu thời báo của nước này. Nhận xét về động thái này từ phía Việt Nam, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason nói: “Bài báo đưa ra dĩ nhiên là nó phải được phép thành ra nó là một tín hiệu cho thấy là cái việc chuyến đi của ông Sang là bằng mặt mà không bằng ḷng. V́ thế trong cái việc mà Việt Nam muốn cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc th́ ông Sang đi Trung Quốc rồi th́ dĩ nhiên ông muốn sang Mỹ nữa,bởi v́ trong chuyến đi vừa rồi tới Trung Quốc có lẽ có sự đe dọa ǵ đó cho nên Việt Nam mới phản ứng ngay bằng hai cách.” Từ ngày 19 đến 21 tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đă có chuyến thăm Trung Quốc. Ông Trương Tấn Sang đă gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Kết thúc chuyến thăm, hai nước đă kư 10 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Hôm 11 tháng 7 vừa qua, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Khổng Huyễn Hựu đă tổ chức họp báo về chuyến thăm này. Ông Khổng Huyễn Hựu cho biết vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất c̣n tồn tại trong quan hệ hai nước, nhấn mạnh hai bên thống nhất những biện pháp xử lư thỏa đáng những vấn đề nảy sinh, tránh để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ hai nước. Theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chắc chắn lời đe dọa từ phía Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang tới Trung Quốc phải đủ mạnh để khiến Việt Nam phải lo lắng và cập rập chuẩn bị chuyến đi tới Mỹ ngay trong tháng này. “Chắc chắn là ông phải nghĩ là ông Trung Quốc đe dọa ghê gớm lắm chứ không phải vớ vẩn th́ mới đưa ra cái đó. Ngay lập tức ông yêu cầu ông Mỹ mời ông sang th́ ông tổng thống Obama cũng mời ông sang. Trong t́nh cảnh trước khi ông Obama mời Việt Nam th́ cũng có chuyện ông Obama gặp ông Tập Cận B́nh và ông Obama cũng nhắn ông Tập Cận B́nh là đừng có hung hăng ở biển Đông tạo ra xung đột có thể có ở biển Đông. Chúng ta thấy giữa Việt Nam và Mỹ cái quyền lợi chiến lược trong giai đoạn này bắt đầu có sự tương đồng.” Theo thông cáo báo chí từ Nhà Trắng hôm 11 tháng 7, Tổng thống Barack Obama đă mời chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thăm nước Mỹ vào ngày 25 tháng 7 tới đây. Một trong các vấn đề được bàn thảo giữa hai nước chính là mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia mà Việt Nam đang t́m kiếm cơ hội nhằm nâng lên tầm cao mới là “hợp tác đối tác chiến lược”. Thách thức Trung Quốc Bài báo trên tờ Đất Việt tiếp đó cũng thách thức Trung Quốc nếu có ư định tấn công, xâm lược Việt Nam. Bài báo đưa ra hai phương án tấn công đánh chiếm Trường Sa. Phương án đầu tiên được áp dụng giống như trường hợp Anh đă dùng với quần đảo Malvinas của Argentina hay c̣n gọi là cuộc chiến Falkland hồi năm 1982, phương án thứ hai là tấn công vào đất liền và tạo ra một cuộc chiến không thể kiểm soát. Trong khi phương án thứ hai được coi là có tính khả thi cao về quân sự do tương quan lực lượng nhưng lại có thể gây phản ứng phụ bất lợi cho Trung Quốc v́ sẽ phải đương đầu với cả thế giới, phương án thứ nhất được coi là có thể tạo ra một sự đă rồi với quốc tế nếu kẻ ‘địch’ thắng lợi v́ phạm vi tác chiến chỉ gói gọn trong một khu vực nhỏ. Với phương án 1, bài báo cũng nói rơ “muốn là một chuyện, được hay không lại là một chuyện khác. Thực tế t́nh thế khu vực, tương quan lực lượng, ư chí quyết tâm của hai bên không giống như t́nh h́nh mà nước Anh tiến hành chiến dịch đánh chiếm quần đảo Malvinas”. Tờ báo cũng nói Việt nam sẽ sẵn sàng chiến đấu tới cùng để bảo vệ chủ quyền của ḿnh khi so sánh trận chiến sẽ chẳng khác ǵ một trận đấu bóng đá mà đội bóng Việt Nam là một dàn cầu thủ hừng hực ư chí quyết tâm với một tinh thần không c̣n ǵ để mất. Cũng cần phải nói thêm là Việt Nam trong thời gian vừa qua đă gấp rút gia tăng trang bị quốc pḥng bằng cách đặt mua 6 tàu ngầm kilo, các máy bay chiến đấu của Nga. Nói về tương quan lực lượng giữa hai nước nếu xảy ra xung đột trên biển, Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc pḥng Úc nhận định: “Tàu Trung Quốc phải đi một đoạn đường dài đến Việt Nam và tàu ngầm có thể ở bất cứ đâu và có thể gây thiệt hại cho Việt Nam. Nhưng Việt Nam th́ không phải quá chậm trong việc học và đưa các công nghệ mới vào. Chúng ta cũng nhớ là họ đă dùng hệ thống đánh máy bay từ thời Liên Xô cũ như thế nào để chống lại Mỹ. Cho nên chúng ta có thể nói về sự chênh lệch nhưng để nói rơ ư của tôi th́ hăy so sánh Anh và Argentina trong cuộc chiến hai nước trước kia trên biển. Chỉ có vài tên lửa Argentina đă làm ch́m tàu chiến của Anh. Mặc dù Anh thống trị ở đảo Falkland nhưng vấn đề là mỗi khi họ gửi tầu chiến đến th́ họ phải lo lắng về lực lượng không quân của đối phương. Cho nên đối với trường hợp Trung Quốc, th́ Trung Quốc phải lo lắng cả về tàu ngầm lẫn lực lượng không quân của Việt Nam, và đó là lực lượng đánh chặn. Tất nhiên là trong trận chiến hải quân một chọi một th́ Trung Quốc có lực lượng hùng hậu hơn nhưng Việt Nam cũng không hẳn chỉ là pḥng thủ.” Bài báo cũng nói đến vũ khí công nghệ cao trong tác chiến điện tử, và cho rằng Việt nam hoàn toàn có khả năng làm vô hiệu hóa các tên lửa của địch, dựa trên những kinh nghiệm mà Việt Nam đă từng học được trong cuộc chiến với Mỹ. Theo bài báo th́ tác chiến điện tử không chỉ là sự đối đầu về kỹ thuật mà c̣n là sự đối đầu về chiến thuật và quan trọng hơn cả là yếu tố con người. Cuối cùng bài báo có một câu kết luận hết sức đanh thép “con người Việt Nam, khả năng Việt Nam nếu kẻ thù đụng đến Trường Sa th́ nhất định chúng sẽ phải trả giá đắt”. |