Thursday, October 17, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

Vài suy nghĩ về ông Giáp

NV-Ma chê, cưới trách, các cụ dạy không sai. Sau khi ông Vơ Nguyên Giáp đă mồ yên mả đẹp, dân Hà Nội bắt đầu bàn tán. Tại sao chính quyền lại ra lệnh ngưng treo cờ rủ ngay buổi trưa bữa hạ huyệt, mà không đợi đến tối? Buổi tối là lúc người ta thường làm lễ “hạ cờ.” Đó là lúc ngưng không treo cờ rủ; sáng hôm sau sẽ kéo lên tới ngọn cột cờ, không c̣n dấu hiệu để tang nữa.

Tại sao lại ngưng “để tang” giữa ngày, mà không đợi thêm dăm, sáu giờ nữa, cho hợp nghi lễ? Nếu tin bói toán, có thể đổ tại các nhà chiêm tinh. Chắc có ông thầy bói nào đó gieo quẻ Mai Hoa, phán rằng nếu treo cờ để tang ông Vơ Nguyên Giáp quá giờ Ngọ th́ ông Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng có thể bị tai nạn! Tai nạn ǵ? Đồng bào ta bàn nhau: Tai nạn Lư Khắc Cường. Ông thủ tướng Trung Cộng ghé Hà Nội trên đường bay về Bắc Kinh. Ông lại đến Phú Bài vào đúng buổi trưa; trong ngày chôn cất ông Giáp. Không lẽ lại đón một vị quốc khách bằng lá cờ treo rủ, nửa chừng? Lư Khắc Cường cũng sợ bị xui xẻo y như Nguyễn Tấn Dũng vậy. Cho nên Sứ Quán Trung Quốc phải lập tức yêu cầu kéo các lá cờ lên tới ngọn. Chấm dứt cờ rủ!

Chắc ông Vơ Nguyên Giáp cũng chẳng biết ǵ nữa, về chuyện họ ngưng để tang ông vào giờ Ngọ. Ông cũng không biết Sứ Quán Trung Cộng không hề đến viếng tang ông, dù trụ sở của họ ở rất gần nhà ông. Khi nhiều người thắc mắc, sứ quán trả lời rằng họ có viếng tang. Nhưng viếng tang ở Sài G̣n. Xác người ta quàn ở Hà Nội, cáo phó ghi địa chỉ rơ ràng. Vậy mà lại đem ṿng hoa đến viếng ở Sài G̣n!

Có thể giải thích hành động này. Nếu viếng tang ở Hà Nội th́ ông đại sứ phải tới. C̣n ở Sài G̣n th́ một viên chức thấp hơn tới cũng được. Bắc Kinh muốn chứng tỏ đối với họ ông Giáp không đáng được thăm viếng ở cấp đại sứ; cho một tổng lănh sự hay cấp thấp hơn viếng là đủ rồi.

Bây giờ th́ người ta lại nhớ: Các cố vấn quân sự Trung Cộng, như Vi Quốc Thanh, Trần Canh, đều coi thường ông Giáp.

Họ viết rơ ràng trong hồi kư của họ. Trong đám các lănh tụ cộng sản đợt đầu, 1945, 46 ở nước ta, ông Vơ Nguyên Giáp là người ít bị mang tiếng thân Trung Cộng, so với Hồ Chí Minh hay Trường Chinh. Hành động đáng nói sau cùng của ông Giáp là phản đối vụ cho Trung Cộng khai thác Bô xít. Các đồng chí Bắc Kinh không bao giờ tha thứ.

Nhiều đảng viên cộng sản ở trong nước đă bầy tỏ ḷng quư mến đối với ông Vơ Nguyên Giáp; chính v́ họ thấy Trung Cộng ghét ông. Có lẽ cách tốt nhất để tiếp tục tỏ ḷng quư mến ông là họ nên vận động xóa bỏ cái đảng cộng sản đi.

Trong đời ông, mối nhục lớn nhất của Vơ Nguyên Giáp là ông hoàn toàn bất lực khi các tướng, tá đàn em bị tù đầy. Họ bị trù ếm chỉ v́ họ từng thân tín đối với ông. Ngoảnh mặt làm ngơ khi các đàn em bị hành hạ, đó là một nỗi nhục. Ông Vơ Nguyên Giáp c̣n bị các đối thủ làm nhục công khai, khi bắt ông đứng chỉ huy chiến dịch ngừa thai. Thà rằng như Đặng Tiểu B́nh, bị hạ xuống làm công nhân nhà máy; hay Lưu Thiếu Kỳ, bị bắt đi chăn cừu, c̣n đỡ nhục hơn.

Tại sao Vơ Nguyên Giáp lại chấp nhận để người ta làm nhục như vậy?

V́ ông là một đảng viên cộng sản tốt. Một đảng viên tốt th́ chấp hành, tuân phục bất cứ việc ǵ mà “đảng” bảo phải làm.

Đảng cộng sản đă xóa bỏ nhân cách của các đảng viên. Họ không được phép có tư cách riêng, danh dự riêng, cũng như các t́nh cảm hay quyền lợi riêng. Vơ Nguyên Giáp có thể tự biện minh ḿnh đóng đúng vai tṛ đảng viên, không có ǵ hối hận.

Một điều mà ông ta, cũng như nhiều đảng viên cộng sản khác, không tự hỏi, là cái đảng cộng sản mà họ đă tuyên thệ gia nhập, có c̣n là một đảng cộng sản hay không? Họ không dám đặt câu hỏi này, v́ mở miệng ra là sẽ mất hết các quyền lợi dành cho các đảng viên; có thể chết nữa.

Nhưng ai cũng biết, hiện nay ở Trung Quốc và ở Việt Nam không c̣n đảng cộng sản nào nữa. Khi thu nhận các nhà kinh doanh tư vào đảng, và công nhận quyền kinh doanh của các đảng viên cộng sản, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như Đảng Cộng Sản Trung Quốc không c̣n là “cộng sản” nữa. Các vị lănh đạo hai đảng này cố biện minh bằng các lư luận, như “Đảng phải là đại biểu của lực lượng sản xuất tiến bộ nhất” (lư thuyết Giang Trạch Dân;) hoặc phải “giải phóng sức sản xuất” (Dự thảo Báo cáo chính trị, đảng Cộng Sản Việt Nam). Các lư thuyết trên bao hàm một nhận xét thực tế: Trong xă hội Trung Hoa hay Việt Nam hiện nay, giai cấp tư sản đang thành h́nh là lực lượng sản xuất tiến bộ nhất.

Vai trị tiền phong của giai cấp tư sản cũng được Karl Marx đề cao, khi ông quan sát sự chuyển biến từ thời kỳ phong kiến sang kinh tế tư bản. Các quyết định thay đổi của hai đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam chỉ thể hiện diễn biến mà Marx mô tả: Chế độ phong kiến chuyển dần sang chế độ tư bản. Xă hội Trung Hoa và Việt Nam hiện nay vẫn c̣n đầy di sản của thời phong kiến do Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn lập nên, cần phải dẹp bỏ th́ mới tiến bộ được.

Chúng ta vẫn phải đặt thêm một câu hỏi, là: Tại sao quư vị lănh đạo trong các đảng Cộng Sản ở Trung Hoa và ở Việt Nam không thành thật một lần trong đời, trong đời sống cá nhân cũng như đời sống đảng viên, bằng cách tuyên bố thẳng rằng họ thôi, ngưng, stop, từ nay không theo đuổi chủ nghĩa Mác Lê nin nữa?

Khi một đảng chính trị tự đặt ḿnh vào t́nh trạng phải tự mâu thuẫn với chính ḿnh (mâu thuẫn giữa cương lĩnh, lư thuyết, với hành động thực tế), th́ sẽ làm hư hỏng cả giềng mối tinh thần của cả quốc gia. Khi một ông vua hay một đảng cầm quyền nói một đằng, làm một nẻo, th́ chữ TÍN không c̣n được coi trọng nữa. Không lấy chữ TÍN làm căn bản trong các mối tương quan, trong mọi giao tế xă hội, th́ sẽ không c̣n một hệ thống đạo đức. Hơn thế nữa, cũng không thể phát triển tinh thần tôn trọng luật pháp, là nền tảng của mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị trong thế giới hiện đại. Tái lập chữ TÍN trong xă hội là điều quan trọng và đáng theo đuổi hơn là thực hiện bất cứ một chủ nghĩa mơ hồ và không tưởng nào.Về mặt chính trị, ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam, chế độ toàn trị (totalitarian) đă biến dần sang một chế độ độc tài (authoritarian) b́nh thường. Guồng máy của đảng và nhà nước không c̣n kiểm soát được tất cả đời sống xă hội nữa. Xă hội đă tách rời khỏi chế độ. Giới lănh đạo đảng đă nhận thức được giới hạn của quyền lực mà họ đang nắm. Đời sống mỗi cá nhân không c̣n hoàn toàn tùy thuộc vào đảng và nhà nước nữa.

Nhưng giới lănh đạo đảng cộng sản không c̣n khả năng ḱm hăm các biến chuyển, v́ chính họ đang bước vào một cuộc phiêu lưu mới, không biết sẽ hướng vào đâu. Tại Ba Lan, Tiệp, Slovack, Hungary, những đảng cộng sản ở đó có góp phần chủ động thúc đẩy cuộc “cách mạng nhung” để thiết lập thể chế mới, khi đó chính họ phải rời khỏi chính quyền. Nhờ thay đổi toàn diện và nhanh chóng, sau hai mươi năm kinh tế các nước này đă tiến rất nhanh. Các đảng viên cộng sản cũ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, họ có nhiều kinh nghiệm chính trị hơn các đảng phái mới, họ có thể trở lại nắm quyền hnh dưới ngọn cờ khác. Ở Trung Quốc và Việt Nam th́ không. Giới lănh đạo cộng sản không dám rút khỏi chính quyền, tự ṃ mẫm con đường đổi mới từng bước một, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng đảng Cộng Sản Việt Nam th́ c̣n dè dặt hơn, đợi Trung Quốc thí nghiệm cái ǵ trước rồi mới theo.

Nhưng có những vấn đề mà chính đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng không giải quyết nổi. Một vấn đề lớn là guồng máy quản lư xă hội cũ vốn được vạch ra để cai trị trong một hoàn cảnh đơn giản, có cấp bậc trên dưới rơ ràng. Guồng máy này không c̣n thích hợp để cai quản một xă hội phức tạp; các tương quan cũ bị đứt, bị vỡ, và các tương quan mới đă nẩy sinh. Tương quan cũ dựa trên hệ cấp quyền hành, bây giờ thêm tương quan dựa trên tiền bạc, lợi lộc. Đảng cộng sản không dám xóa bỏ hệ cấp quyền hành, nhưng vẫn phải công nhận hệ thống duy lợi. Hệ cấp quyền hành dựa trên đảng, trên tương quan quyền lực cá nhân. Hệ thống duy lợi dựa trên tiền, nhưng không có các luật lệ ràng buộc như trong các nước tư bản lâu đời. Hai mạng lưới đó chồng chéo lên nhau, tất nhiên đẻ ra tham nhũng. Đó là một hiện tượng làm uy tín của đảng cầm quyền bị ở Trung Quốc và Việt Nam suy sụp.

Một hiện tượng khác là hệ quả của nền kinh tế tư bản phi luật pháp là t́nh trạng bất công về lợi tức, thu nhập và tài sản ngày càng cao và càng hiển nhiên. Không những bất công trong thu nhập, trong tài sản, mà hệ cấp quyền hành của đảng c̣n tạo ra cảnh bất công trong cơ hội sống và kiếm ăn nữa. Trong khi ư thức hệ được tuyên dương vẫn đề cao một xă hội b́nh đẳng, trong thực tế th́ chính chế độ này lại nuôi dưỡng cảnh bất b́nh đẳng. Niềm tin của chính các đảng viên, ngay cả giới lănh đạo đảng, cũng hao ṃn.

Hiện nay, cuộc đổi mới kinh tế thúc đẩy tinh thần duy lợi và vị kỷ. Khơi dậy những điều xấu xa đó không khó ǵ cả. Chỉ cần buông thả ra là ḷng tham, óc vị kỷ sẽ tự phát triển. Không có đạo đức để kiềm chế, cũng thiếu cả luật pháp để ràng buộc, nền luân lư bị đổ vỡ.

Trong lịch sử loài người, óc duy lợi và tính ích kỷ luôn luôn phải kèm theo một hệ thống các quy tắc luân lư hoặc giáo lư kiềm chế. Kinh tế tư bản phát sinh trong những xă hội đă có một nền luân lư cổ truyền, và chính các truyền thống tôn giáo giúp kiềm chế óc duy lợi, ích kỷ, để lái động lực t́m lợi lộc, hướng chúng vào các giá trị tinh thần. Khi kinh tế tư bản được thả lỏng trong một xă hội mất nền tảng, đạo lư đang tan ră, th́ những điều xấu xa nhất của lối làm ăn đó tha hồ nẩy nở và tung hoành. Đó là hoàn cảnh nước ta và Trung Quốc bây giờ.

Nói một đằng làm một nẻo, tất cả ư thức hệ cộng sản đă phá sản, không c̣n ai tin nữa, kể cả các đảng viên. Đó là bị kịch của cả dân tộc. Muốn lập lại chữ TÍN trong xă hội Việt Nam bây giờ, chính những người có trách nhiệm, tức là giới lănh đạo đảng Cộng Sản, phải nói thẳng, nói thành thật với mọi người: Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Điều đó không có ǵ xấu, không có ǵ phải che đậy và tŕ hoăn. V́ chính họ đă không c̣n chủ nghĩa cộng sản tin nữa!

Ông Vơ Nguyên Giáp sống như một đảng viên cộng sản gương mẫu suốt đời: Luôn luôn tuân thủ, chấp hành các quyết định của đảng. Cái đảng đó đă làm ông mất tư cách, mất cả danh dự. Chỉ v́ ông đă học tập và thể hiện “đạo đức cách mạng” do Hồ Chí Minh dạy: Không có thứ đạo đức nào cao bằng tinh thần kỷ luật của đảng viên. Những người c̣n giữ ḷng quư trọng ông nên giúp ông làm một việc mà chính ông không làm được: Xóa bỏ đảng cộng sản. Nó không những tiếp tục giết chết nhân cách của các đảng viên khác, mà c̣n làm bại hoại của nền đạo lư của dân tộc!

(17.10.2013)

Cái chết của Tướng Vơ Nguyên Giáp c̣n nhiều tranh căi

Thiện Ư- 15.10.2013

http://www.voatiengviet.com/content/cai-chet-gay-tranh-cai-cua-tuong-giap/1770066.html

Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp, một danh tướng của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam vừa nằm xuống hôm mùng 4 tháng 10 năm 2013 vừa qua tại Hà Nội, hưởng đại thọ 103 tuổi. Cái chết này đă đưa đến những phản ứng trái ngược trước công luận người Việt Nam trong và ngoài nước.

Phản ứng này có lẽ là hệ quả tất nhiên của một cuộc chiến ư thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam, đă kéo dài trong nhiều thập niên qua và vẫn đang c̣n tiếp tục.

Những người theo ư thức hệ Cộng sản th́ ca ngợi Tướng Vơ Nguyên Giáp như là một người yêu nước, v́ xuất  thân là một trí thức tiểu tư sản (tốt nghiệp Trường Luật, giáo sư sử học tư thục Thăng Long ở Hà Nội…) ,do thúc đẩy của ḷng yêu nước đă rời bỏ tương lai tươi sáng trước mặt, vào bưng biền tham gia kháng chiến chống chế độ thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc.

Nhưng người quốc gia th́ cho rằng cũng như nhiều người thanh niên khác,Vơ Nguyễn Giáp lúc đầu tham gia kháng chiến có thể là do thúc đẩy của ḷng yêu nước thật, nhưng sau đó trở thành một người Cộng sản th́ mất bản sắc dân tộc, tham gia kháng chiến để giành “thuộc địa kiểu mới” cho các  đế quốc đỏ Nga-Tầu, mở mang bờ cơi cho quốc tế Cộng sản, áp đặt chế độ Cộng sản trên đất nước, trái với ư nguyện của nhân dân.

Người Cộng sản ca ngợi Tướng Giáp như là một “thiên tài quân sự” v́ dù không được đào tạo từ một trường quân sự nào, cấp bậc khởi đầu binh nghiệp đă là một Đại tướng vào năm 37 tuổi do lănh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam là Ông Hồ Chí Minh phong cho năm 1948 và chỉ huy vơn vẹn chỉ có 34 người trong “Đội Vơ Trang Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân” lúc ban đầu. Thế nhưng trong cuộc đời binh nghiệp Tướng Vơ Nguyên Giáp đă tạo được nhiều chiến công hiển hách vang dội toàn cầu, được nhiều người   viết sách ca ngợi và các danh tướng đối phương cũng phải ngưỡng phục.

Nhưng theo người Việt quốc gia th́ tất cả chỉ là huyền thoại do đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra, đạo diễn như một kịch bản khiến nhiều người dân trong nước cũng như những người ngoại quốc thiếu am tường về tổ chức, hoạt động và thủ đoạn chính trị của đảng CSVN lầm tưởng mà ca ngợi, ngưỡng phục, và thương tiếc trước sự ra đi của Tướng Giáp. Sự tạo ra huyền thoại, thần thánh hóa các lănh tụ cộng sản v́ lợi ích chính trị cũng như tạo ra các nhân vật anh hùng điển h́nh trong chiến tranh để thúc đẩy chiến binh liều chết hy sinh cho sự nghiệp của đảng Cộng sản chỉ là chuyện thường t́nh trong thế giới Cộng sản thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Tướng Giáp không là ngoại lệ. Thực chất cũng như thực tế, những chiến công được khoác cho Tướng Giáp là chiến cộng của tập thể, của những người lănh đạo hàng đầu của đảng CSVN như các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh và Tướng Vơ Nguyên Giáp chỉ là người được phân công cá nhân thực hiện, tập thể lănh đạo hay chỉ đạo (Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Trung Ương đảng…).

Nhưng người Việt quốc gia cho rằng những chiến thắng được coi là do tài điều binh khiển tướng của Tướng Giáp chỉ là “Chiến thắng biểu kiến” (hay giả tạo). Chẳng hạn trong những chiến thắng được coi là công trang của Tướng Giáp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) người thực sự chỉ huy các trận đánh lớn không phải là Giáp mà là các tướng Trung Cộng. Căn cứ trên những tài liệu quốc tế và trong nước được giải mật sau này, th́ chiến dịch Điện Biên Phủ được thực hiện theo kế hoạch tác chiến của một Tướng Trung Cộng cố vấn là Vy Quốc Thanh đề ra, được Ông Hồ và Bộ Chính trị Đảng CSVN chọn thông qua ngày 6-12-1953 và phân công, chỉ đạo cho Tướng Giáp thực hiện. Đồng thời, “Chiến thắng Điện Biên Phủ” cũng không là phải là nhân tố quyết định buộc Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam. V́ xu thế giải thực sau Thế Chiến Thứ Hai đă buộc các nước đế quốc sớm muộn phải trao trả độc lập cho nhân dân các thuộc địa.

Kế đó, thời kỳ chiến tranh Quốc-Cộng được người Cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” để ‘giải phóng Miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước”(1954-1975). Các cuộc tấn công quân sự lớn được coi là “chiến thắng” do công đầu của Tướng Giáp như: Từ “Cuộc Tổng tiến Công và Tổng Nổi Dậy Mậu Thân 1968” trên khắp đô thị Miền Nam , qua chiến dịch Xuân-Hè 1972 vào mùa Hè đỏ lửa 1972, đến  “Đại Thắng Mùa Xuân 1975”, được nói là do chính Tướng Giáp là tổng chỉ huy.

Nhưng người Việt quốc gia th́ kết án những công trạng của Tướng Giáp như   là những tội ác cá nhân góp vào tội ác chung của đảng Cộng sản Việt Nam đă gây ra cho dân tộc và đất nước. Chẳng hạn để có cái gọi là “Cuộc Tổng Tấn Công và Tổng Nổi Dậy Mậu Thân 1968 thắng lợi”(!?!) chính Tướng Giáp là tổng chỉ huy chiến dịch, dưới sự chỉ đạo của các lănh tụ hàng đầu đảng CSVN. Trong chiến dịch này Tướng Giáp và đảng CSVN đă sát hại hàng vạn sinh linh quân dân người Việt Nam của cả hai miền Nam-Bắc giữa những ngày Xuân của dân tộc.Để thực hiện chiến dịch Xuân - Hè 1972 trong mùa hè đỏ lửa, Tướng Giáp đă xua quân vào vùng phi quân sự, pháo kích bừa băi vào hàng chục ngàn thường dân đang t́m đường chốn chậy  giao tranh, sát hại nhiều thường dân vô tội tạo nên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ở Miền Trung. Sau cùng, để có cái gọi là “Đại Thắng Mùa Xuân 1975”, chính Tướng Gíáp được giao trách nhiệm tổng chỉ huy “Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” dưới chế độ độc tài toàn trị Cộng sản áp đặt trên cả nước.

Giờ đây sau 38 năm thống nhất đất nước, Tướng Vơ Nguyên Giáp ra người thiên cổ. Nhưng những công trạng của Tướng Giáp góp phần tạo ra chế độ độc tài toàn trị Cộng sản tại Việt Nam vẫn c̣n đó. Chế độ này đă làm ǵ, lợi hại cho dân cho nước và có lúc đă đối xử tàn tệ với chính ông một công thần như thế nào, lúc sinh tiền ắt cũng đă biết. Tướng Giáp có lên tiếng bầy tỏ thái độ phản kháng với cường độ yếu ớt như hơi thở thoi thóp của một người già yếu ở độ tuổi bách niên, chẳng có tác dụng thay đổi được ǵ, nên dường như đảng và nhà cầm quyền chế độ đương thời tại Việt Nam cũng chẳng hề quan tâm.

Việc đánh giá Tướng Vơ Nguyên Giáp có là ngựi yêu nước, có thực là một “thiên tài quân sự” hay chỉ là huyền thoại; có là anh hùng dân tộc hay là một tội đồ dân tộc; có công hay có tội với nhân dân, dân tộc và đất nước, hiện tại vẫn c̣n nhiều tranh căi, bất đồng là hệ quả tất nhiên của cuộc nội chiến ư thức hệ Quốc - Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua vẫn chưa chấm dứt. V́ vậy, để có sự đánh giá tương đối chính xác, toàn diện, công bằng về cá nhân Tướng Vơ Nguyên Giáp, có lẽ người ta cần chờ đợi thêm thời gian cho lịch sử sang trang, để các nhà viết chính sử Việt Nam có đủ yếu tố khách quan làm công việc chuyên môn của ḿnh.

 

*** Thiện Ư nguyên luật sư tại Sài G̣n trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.

Vài suy nghĩ về ông Giáp

(BBC 08-Oct-2013)* Trong giới quân sử phương Tây còn nhiều ý kiến không đồng nhất về chiến thuật mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng trong các trận chiến. Người từng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam, Tướng Westmoreland, nói về con số thương vong quá lớn trong các trận đánh mà Tướng Giáp chỉ huy:

“Thái độ coi nhẹ cuộc sống con người như vậy có thể khiến một người trở nên một đối thủ đáng kính nể nhưng không thể làm ông ta trở thành thiên tài quân sự được.”

Reuters dẫn lại lời nhận xét của Tướng William C.Westmoreland nói ông Giáp thành công v́ "ông ta sẵn sàng chịu tổn thất lớn để theo đuổi chiến thắng". "Bất kỳ một tổng tư lệnh nào của Hoa Kỳ mà chịu tổn thất lớn như Tướng Giáp đều sẽ bị cách chức ngay tức khắc,"

Vị tướng được những người cộng sản xem là “khai quốc công thần” cuối cùng đă trở thành người thiên cổ vào ngày 4 tháng 10 vừa qua. Vậy là, biểu tượng sống về công lao “giành độc lập” và lư tưởng “cách mạng”, tượng đài hữu danh vô thực về một thời “hào hùng” của những người cộng sản đă trở về với cát bụi.

Ông ta đă thực sự rời bỏ cuộc chơi, đă từ giă  cơi nhân sinh điên đảo này. Không ai biết ông sẽ đi về đâu nhưng ông đă để lại di sản đầy đau đớn và nhiễu nhương, để lại cho tất cả chúng ta một Việt Nam với tiếng ai oán khắp nơi. Thôi th́ cũng cầu chúc ông ra đi trong thanh thản, dù ông đă  lặng thinh một cách vô cảm trước những người đă ra đi một cách bi thương  khác.

Là người đă có công khai sinh ra một Việt Nam cộng sản, thiết nghĩ không cần bàn đến chuyện ông có lư tưởng hay không lư tưởng và sự cần thiết hay không của những cuộc chiến tranh vô nghĩa mà ông đă đóng vai tṛ lănh đạo quân sự tối cao, ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về sự im lặng của ḿnh trước những trang lịch sử bất công, gian trá và đau thương mà người Việt Nam đă trải qua.

Không ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hoá. Tôi không muốn bàn những chuyện ấy nữa v́ đă có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc t́m hiểu, nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đă làm ǵ khi luật sư Nguyễn Mạnh Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đă tàn phá quốc gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không biết ǵ về độc tài-dân chủ, nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xă hội dân chủ, ông không có động tĩnh ǵ, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?

Lại nữa, ông đă ở đâu, đă làm ǵ khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị đấu tố, bị đoạ đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam  cộng hoà bị cưỡng chiếm để rồi hàng ngh́n người trong số họ đă vùi thân ngoài biển cả? Ông nghĩ ǵ khi tướng Trần Độ đă dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông đă làm ǵ khi cụ Hoàng Minh Chính đă tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông đă đứng bên lề bao biến cố đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng đáng của một trí thức hay không?

Dù là ai, một người vừa mới qua đời nên được cầu nguyện cho sự ra đi b́nh an. Tôi đă rất phân vân khi viết những ḍng này. Có nên viết những lời cay đắng cho một người đă chết không? Có nên kể tội họ khi họ đă măi măi không c̣n khả năng biện bạch? Nhưng quả t́nh, tôi không viết những ḍng này nhắm vào tướng Giáp, tôi viết cho những người c̣n sống, cho những người  c̣n bị ám thị bởi cái ảo ảnh hào quang mà những người cộng sản đă tạo ra. Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay sống trong sự lừa gạt đó mà không biết, và cũng không có ư chí vượt thoát ra.

Ông Giáp, vị “đại tướng quân” trong mắt nhiều thanh niên Việt Nam, là người góp công to lớn để tạo dựng và bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo này. Ông đă sống quá xa cái tuổi “cổ lai hy” và ra đi trong t́nh thương yêu của gia tộc, trong sự ngưỡng vọng của nhiều người. Nhưng ông có biết đâu, một người có công gây dựng nên một tập đoàn tội ác như ông lại ra đi thanh thản và vinh quang, trong khi chính những nạn nhân vô tội của chế độ th́ lại hứng chịu thảm trạng bi đát của gia đ́nh để rồi phải ra đi trong uất ức, tủi nhục.

Đó chính là một Đặng Ngọc Viết hiền lành, siêng năng bị chính quyền cướp đất, phẫn uất cùng cực đến mức phải ra tay giết chết một quan chức tỉnh Thái B́nh rồi tự sát bằng một viên đạn vào tim. Đó là một Thomas Nguyễn Tự Thành-một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam từ Thái Lan, bị sách nhiễu và phong toả kinh tế liên tục bởi chính quyền cộng sản đến nỗi uất ức quá phải tự vẫn bằng cách thắt cổ vào ngày 3 tháng 10, trước ngày ông Giáp chết một ngày. Tại sao ông lại được vinh danh khi chính ông là một phần nguyên nhân của những cái chết đau đớn ấy?

Tất nhiên, ông Giáp không c̣n là lănh đạo đất nước từ lâu, các chính sách, hành động của chính quyền này ông không tham gia. Nhưng chính  cái quá khứ “oai hùng” và  cái hiện tại vô trách nhiệm của ông tạo nên tính chính đáng cho chế độ tàn ác này. Chế độ này vẫn lấy ông ra làm cái bệ đỡ để biện minh cho những hành động bán nước hại dân của họ. Ông là cái phao cứu sinh khi những người lănh đạo cộng sản đối diện với sự căm phẫn của người dân v́ sự tham quyền cố vị của họ. Không hiểu v́ tuổi già làm tiêu hao ư chí, v́ sự sợ hăi làm xói ṃn lương tâm, hay v́ danh lợi của con cháu làm tiêu tan tinh thần trách nhiệm, mà cho đến những năm cuối đời ông Giáp vẫn lặng thinh trước hiện t́nh đất nước vật vă dưới chế độ độc tài, vẫn để cho nhà cầm quyền tiếp tục lợi dụng ông cho chế độ bất nhẫn của họ. (Chỉ có một lần ông lên tiếng yếu ớt cho vấn đề Bauxite Tây nguyên)

Giá như ông lên tiếng cổ vũ cho Nhân quyền Tự do th́ tiếng nói của ông đă tác động mạnh mẽ đến lương tâm tuổi trẻ và có thể xoay chuyển ư thức của biết bao người dân đang bị ám thị. Một ông Giáp đại tướng quân chắc chắc có khả năng thức tỉnh quần chúng, làm rúng động đảng cộng sản hơn hẳn một Lê Công Định, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Thanh Nghiên hay Phương Uyên chứ? Thế nhưng, ông đă chọn cách sống trong sự co rút và chết trong cờ xí, kèn trống của chế độ cộng sản, hơn là cách sống trong sự phản tỉnh và chết như một chiến sĩ tự do. Đáng lẽ tuổi già phải là giới hạn cuối cùng của sự sợ hăi, nhưng ông đă để nó đi cùng ông sang tận thế giới bên kia.

Có người nói: chúng ta không ở vị trí của ông nên không thể hiểu hết những ǵ ông phải đối mặt. Đúng! Chúng ta không hiểu hoàn cảnh và vị trí của ông. Nhưng chúng ta có thể hiểu được hoàn cảnh của những bạn sinh viên v́ biểu t́nh yêu nước mà bị nhà trường đuổi học và  mất cả tương lai không? Chúng ta có từng đặt ḿnh vào vị trí Phương Uyên, cô bé sinh viên phải chịu biết bao nhiêu sợ hăi, tổn thương tinh thần khi bị bắt và giam giữ, chỉ v́ cô bé biểu thị ḷng yêu nước?  Rồi nhiều người đối kháng khác nữa, chỉ v́ lên tiếng cho Dân chủ tự do mà phải chịu những bản án nặng nề, mất cả hạnh phúc trăm năm, con cái bơ vơ- thất học. Hoàn cảnh của ông Giáp có ngặt nghèo hơn hoàn cảnh của những người kể trên hay không? Hay để dễ h́nh dung hơn, t́nh huống của ông có khó khăn hơn t́nh huống của tướng  Trần Độ, của cụ Hoàng Minh Chính hay không? Tôi cho rằng, vấn đề là ở lương tâm và bản lĩnh!

Ông đă ra đi để lại tất cả, một chế độ độc tài dai dẳng,  những mảnh đời oan khuất, những cuộc đàn áp tiếp diễn, những cái chết oan khiên… Nhưng những ḍng này không phải để kể tội ông. Quả thật, thế giới này tồn tại trong trạng thái tương đối của mọi giá trị. Nhưng vẫn có cách để phân biệt những trí tuệ và nhân cách lớn CHÂN THẬT với  sự tô vẽ KHÔNG THẬT. Cầu cho ông ra đi được b́nh an và xin gởi tới ông sự cảm thương cho một kiếp người đa đoan trong thế giới vô minh này; nhưng sự tôn kính th́ tôi xin giữ lại cho những con người sống với tương tâm, trách nhiệm và ư chí và chết với nỗ lực lên tiếng cho sự thật. Việt Nam c̣n rất nhiều người để chúng ta thành tâm ca ngợi và kính ngưỡng, nhưng đó không phải là ông.

Sài G̣n tháng 10 năm 2013