Friday, June 14, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

SAU TRƯƠNG DUY NHẤT, ĐẾN PHIÊN BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO BỊ BẮT

http://www.youtube.com/watch?v=WZbD1fzW2do

Thông tấn xă VN, cái loa tuyên truyền của đảng CSVN, vào hôm qua loan tin là công an Hà Nội đă "bắt khẩn cấp" nhà báo lề dân Phạm Viết Đào với cáo buộc "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước và lợi ích của công dân", tức cùng tội danh đối với trường hợp bắt giam nhà báo Trương Duy Nhất vào tháng trước. Theo giới báo chí lề đảng th́ ông Đào đă không tỏ ra ngạc nhiên hay có phản ứng chống đối nào khi bị bắt.

Cần biết là ông Phạm Viết Đào, 61 tuổi, tốt nghiệp tại Romania về văn chương và là một hội viên Hội Nhà văn VN. Ông từng là thanh tra của bộ văn hóa cho đến năm 2007. Ông Đào mở một trang mạng cùng tên và rất được nhiều người vào đọc các bài b́nh luận và nhận định của ông về t́nh h́nh VN. Đặc biệt là trong thời gian qua, ông viết nhiều bài phê phán về việc sửa đổi hiến pháp của nhà cầm quyền VN và trả lời phỏng vấn của giới truyền thông quốc tế.

Cần nhắc lại, vào ngày 26/5 vừa qua, nhà báo Trương Duy Nhất cũng bị bắt "khẩn cấp" tại Đà Nẵng và bị đưa ra Hà Nội để thẩm tra. Vụ bắt giữ này đă gây sôi nổi trên dư luận trong cũng như ngoài nước, và nhiều người tin rằng sẽ có thêm một số blogger nữa bị bắt trong chiến dịch gia tăng đàn áp của bạo quyền CSVN, bất chấp những lời lên án nặng nề của nhiều tổ chức nhân quyền và chính phủ Tây phương.

Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ' trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/06/130614_vi_sao_bat_nhieu_blogger.shtml

Bình về vụ bắt blogger mới nhất xảy ra tại Hà Nội hôm 13/6/2013, nhà quan sát tình hình Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói các vụ ngăn chặn ý kiến phê phán tham nhũng, kêu gọi dân chủ này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung và Hoa Kỳ.

Blogger Phạm Viết Đào bị bắt hôm qua, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự trong vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng sau khi công an Việt Nam bắt ông Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng.

Nay, trả lời BBC, ông Carl Thayer giải thích bối cảnh chính trị của các vụ này:

"Người ta chỉ có thể kết luận là trước chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam muốn bày tỏ hình ảnh rằng họ cứng rắn chống lại ‘âm mưu’ của các nhân vật vận động cho Diễn biến Hòa bình và cố gắng làm cho quan hệ của họ với Trung Quốc qua ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chung của hai bên thêm mặn nồng,"

"Điều đang xảy ra là trong Đảng sau đợt phê và tự phê, và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội vừa qua đưa tới chỗ các bộ trưởng cảm thấy họ đang “lâm chiến”, theo Giáo sư Carl Thayer.

“Họ bị phê phán theo cách họ không làm sao kiểm soát được và tìm cách đe dọa những người khác thông qua việc trấn áp các blogger nhưng cách làm này không hiệu quả vì sự phê phán trên mạng đã lan quá rộng.”

Cùng lúc, ông cũng cho rằng phái muốn hướng về phía Hoa Kỳ nay “đã bị qua mặt” (overtaken) và thế chủ động nay thuộc về phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.

THƯỢNG VIỆN MỸ LÊN ÁN SỰ HUNG HĂNG CỦA TRUNG CỘNG Ở BIỂN ĐÔNG

Một dự thảo đệ tŕnh lên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đă lên án sự hung hăng của Trung Cộng tại Biển Đông và biển Hoa – Nhật. Dự quyết cũng kêu gọi các nước đang tranh chấp phải đồng thuận về một qui tắc ứng xử để tránh bùng nổ chiến tranh.

Dự thảo nêu ra một số trường hợp điển h́nh về sự hung hăng của Trung Cộng như việc cắt cáp tàu thăm ḍ dầu khí VN vào tháng 5 năm 2011, hay vụ chiến hạm Trung Cộng giương oai diễu vơ tại băi san hô Scarborough thuộc quyền kiểm soát của Philippines vào tháng Tư năm 2012. Dự thảo cũng thẳng thừng chỉ trích việc Trung Cộng ấn định vùng lưỡi ḅ gồm 9 đoạn trên Biển Đông là thuộc chủ quyền của họ, cũng như việc nâng cấp Tam Sa lên cấp thành phố để quản lư toàn bộ khu vực này.

Các hành động hung hăng của Trung Cộng nhắm vào nước Nhật ở quần đảo Senkaku trên biển Hoa – Nhật cũng bị các thượng nghị sĩ Mỹ lên án. Do đó dự thảo yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án Trung Cộng về việc sử dụng các biện pháp xử dụng hải quân, hải giám, tàu đánh cá và máy bay để đe dọa các nước tại các vùng biển tranh chấp.

KHỐI ÂU CHÂU CÓ THÁI ĐỘ CỨNG RẮN VỚI TRUNG CỘNG

Khối Âu châu vào hôm qua đă bày tỏ thái độ cứng rắn khi thông báo việc nạp đơn kiện Trung Cộng lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Trung Cộng áp đặt thuế lên loại thép ống của Âu châu. Đây là vụ mới nhất trong các tranh chấp về ngành sản xuất pin quang điện và dụng cụ viễn thông giữa Âu châu và Trung Cộng. Theo một quan chức Âu châu th́ các khoản thuế áp đặt lên loại thép ống không han rỉ của Âu châu là vô lư và là một hành động cạnh tranh bất chính.

Cần nói thêm là trong thời gian qua, Trung Cộng và khối Âu châu đă có nhiều tranh căi về thương mại, từ lănh vực pin quang điện, viễn thông cho đến hóa chất, chén dĩa và rượu vang. Khối Âu châu đă áp đặt một mức thuế mới lên loại pin quang điện của Trung Cộng, và Trung Cộng đă trả đũa bằng cách giới hạn nhập cảng các loại rượu vang đến từ Pháp, Ư và Tây Ban Nha. 14.6.2013  http://radiodlsn.com/