Friday, June 17, 2011                             trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Trần Hưng Đạo

 

 

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn , 1228- 1300 là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ngài là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lư yếu lược),

Hịch Tướng Sĩ và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đă thất lạc). Ngài c̣n được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên c̣n được gọi là Đức thánh Trần.

 

THÂN THẾ

 

Ngài tên thật là Trần Quốc Tuấn , sinh năm 1228 , là con trai của

An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú,

sinh tại Kiếp Bạc, xă Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương,

nguyên quán ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

 

Ngài vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, Ngài đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, Ngài được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lănh đạo của Ngài, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước.

 

Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công. Đất nước thanh b́nh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ngài đă dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm pḥng tuyến chiến lược giữ mặt Đông Bắc của Tổ Quốc. Ngài c̣n cho trồng các loại cây thuốc để chữa bệnh cho binh sĩ và nhân dân trong vùng. Ngài Mất vào Muà thu tháng 8, ngày 20 năm Canh tư, Hưng Long thứ 8, tức ngày 5-9-1300 . Theo lời dặn, thi hài Ngài được hoả táng thu vào b́nh đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Sau khi Ngài mất triều đ́nh phong tặng là Thái sư Thượng Phụ quốc công Tiết chế Nhân Vơ Hưng Đạo Vương. Nhân dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đă có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lănh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ Ngài trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Dân ta kính trọng tôn vinh Ngài là Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương . Dân Việt Nam lập đền thờ Đức Thánh Trần ở nhiều nơi trong cũng như ngoài Nước.

 

Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3

 

Ngay sau khi bại trận về nước năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thực để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông (theo đường biển) vào Đại Việt.

 

Giống như 2 lần trước, quân Nguyên mau chóng đánh tan quân Đại Việt cả trên bộ lẫn trên biển, nhưng lại chịu một tổn thất quan trọng, đó là lương thực chuyên chở bằng tàu biển bị mất hết v́ bị các đơn vị của Trần Khánh Dư tấn công ở Vân Đồn, v́ băo biển, v́ đi lạc. Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Thăng Long, nhưng lại bị đói giống như hai lần trước.

Khác với 2 lần trước, lần nay quân Đại Việt không huy động lực lượng lớn chặn đánh quân Nguyên từ đầu, mà chỉ đánh có tính ḱm chân. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Pḥng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp và đánh thủy quân Nguyên.

 

V́ đói và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Cánh thủy quân của Nguyên đă bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh lục quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đă bị quân Đại Việt tấn công dữ dội.

 

 

Trận Bạch Đằng 1288

 

Khi Ô Mă Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mă Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đă vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đă đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội h́nh địch.

 

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội th́ đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để t́m đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mă Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, v́ quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ măo đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mă Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ măo đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết". Sông Bạch Đằng nước ṛng, tức nước lớn rất nhanh mà nước rút cũng mạnh, nên khi nước rút thuyền của quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số.

 

Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mă Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông, tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết. Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.

 

Hịch Tướng Sĩ

 

Dụ chư tỳ tướng hịch văn , thường được gọi là Hịch Tướng Sĩ, là bài hịch của Trần Hưng Đạo. Dưới đây là nguyên bản và phiên-âm của Trần Trọng Kim trong "Việt Nam Sử Lược"Tập I, Trần Trọng Kim, Nxb Đại Nam, Sài G̣n, 1964.

 

Ta thường nghe chuyện: Kỷ Tín liều thân chịu chết thay cho vua Cao-đế; Do Vu lấy ḿnh đỡ ngọn giáo cho vua Chiêu-vượng; Dư Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước; Kính Đức là một chức quan c̣n nhỏ, mà liều thân cứu vua Thái-tông được thoát ṿng vây; Kiểu Khanh là một bề tôi ở xa, mà kể tội mắng thằng Lộc Sơn là quân nghịch-tặc. Các bậc trung-thần nghĩa-sĩ ngày xưa, bỏ ḿnh v́ nước, đời nào không có? Giả-sử mấy người ấy cũng cứ bo bo theo lối thường t́nh, chết già ở xó nhà th́ sao cho lưu danh sử-sách đến ngh́n muôn đời như thế được?

 

Nay các ngươi vốn ḍng vũ-tướng, không hiểu văn-nghĩa, nghe những chuyện cổ-tích ấy, nửa tin nửa ngờ, ta không nói làm ǵ nữa; ta hăy đem chuyện đời Tống, Nguyên mới rồi mà nói: Vương công Kiên là người thế nào? Tỳ-tướng của Vương công Kiên là Nguyễn văn Lập lại là người thế nào, mà giữ một thành Điếu-ngư nhỏ mọn, chống với quân Mông-kha kể hàng trăm vạn, khiến cho dân sự nhà Tống, đến nay c̣n đội ơn sâu. Đường ngột Ngại là người như thế nào? Tỳ-tướng của Đường ngột Ngại là Xích tu Tư lại là người thế nào, mà xông vào chỗ lam-chướng xa xôi, đánh được quân Nam-chiếu trong vài ba tuần, khiến cho quân-trướng đời Nguyên đến nay c̣n lưu tiếng tốt. Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu-nhương, gặp phải buổi gian-nan này, trông thấy những ngụy-sứ đi lại rầm-rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ-mắng triều-đ́nh, đem thân dê chó mà bắt-nạt tổ-phụ, lại cậy thế Hốt tất Liệt mà đ̣i ngọc-lụa, ỷ thế Vân-nam-vương để vét bạc vàng; của kho có hạn, ḷng tham không cùng, khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, giữ sao cho khỏi tai-vạ về sau!

 

Ta đây, ngày th́ quên ăn, đêm th́ quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đ́a, chỉ căm-tức rằng chưa được sả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, th́ cũng đành ḷng. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh-quyền, cũng đă lâu ngày, không có áo th́ ta cho áo, không có ăn th́ ta cho ăn, quan c̣n nhỏ th́ ta thăng thưởng, lương có ít th́ ta tăng cấp, đi thủy th́ ta cho thuyền, đi bộ th́ ta cho ngựa, lúc hoạn-nạn th́ cùng nhau sống chết, lúc nhàn-hạ th́ cùng nhau vui cười, những cách cư-xử so với Vương công Kiên, Đường ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém ǵ.

 

Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc-sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui-đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu-khiển, hoặc vui thú về vườn ruộng, hoặc quyến-luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham về săn-bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến, th́ cựa gà trống sao cho đâm thủng được áo-giáp; mẹo cờ-bạc sao cho dùng nổi được quân-mưu; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, thân ấy ngh́n vàng khôn chuộc; vả lại vợ b́u con díu, nước này trăm sự nghĩ sao; tiền-của đâu mà mua cho được đầu giặc; chó săn ấy th́ địch sao nổi quân thù; chén rượu ngon không làm được cho giặc say chết, tiếng hát hay không làm được cho giặc điếc tai; khi bấy giờ chẳng những là thái-ấp của ta không c̣n, mà bổng-lộc của các ngươi cũng hết; chẳng những là gia-quyến của ta bị đuổi, mà vợ con của các ngươi cũng nguy; chẳng những là ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hăy c̣n măi măi; mà gia-thanh của các ngươi cũng chẳng khỏi mang tiếng nhục, đến lúc bấy giờ các ngươi dẫu muốn vui-vẻ, phỏng có được hay không?

 

Nay ta bảo thật các ngươi: nên cẩn-thận như nơi củi lửa, nên giữ-ǵn như kẻ húp canh, dạy-bảo quân-sĩ, luyện-tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu Nghệ, th́ mới có thể dẹp tan được quân giặc, mà lập nên được công-danh. Chẳng những là thái-ấp ta được vững bền, mà các ngươi cũng đều được hưởng bổng-lộc; chẳng những là gia-quyến của ta được yên-ổn, mà các ngươi cũng đều được vui với vợ con, chẳng những là tiên-nhân ta được vẻ-vang, mà các ngươi cũng được phụng-thờ tổ-phụ, trăm năm vinh-hiển; chẳng những là một ḿnh ta được sung-sướng, mà các ngươi cũng được lưu-truyền sử sách, ngh́n đời thơm-tho; đến bấy giờ các ngươi dầu không vui-vẻ, cũng tự khắc được vui-vẻ.

Nay ta soạn hết các binh-pháp của các nhà danh-gia hợp lại làm một quyển gọi là « Binh-thư yếu-lược ». Nếu các ngươi biết chuyên-tập sách này, theo lời dạy-bảo, th́ mới phải đạo thần-tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy-bảo, th́ tức là kẻ nghịch-thù.