Saturday, April 27, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam

 

Hàng ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ Xô Viết tham gia trên chiến trường Việt Nam. Sự tham gia của họ được giữ bí mật tuyệt đối trên mọi phương tiện thông tin đại chúng cho đến tận ngày nay.

“Tiếng nói nước Nga” đă may mắn có được dịp phỏng vấn một trong những cựu chiến binh Xô Viết, những người đă tham gia bảo vệ bầu trời Việt Nam trước những cuộc không kích dữ dội của Không quân Mỹ.

Ngày 30/1 hàng năm là ngày kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Liên bang Xô Viết – Việt Nam. Một trong những trang sử rực rỡ nhất của lịch sử mối quan hệ giữa nhân dân Xô viết trước đây – Liên bang Nga hiện nay và nhân dân Việt Nam là sự giúp đỡ quân sự vô điều kiện của Liên bang Xô Viết đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến tranh chống Mỹ .

Tiếng nói nước Nga phỏng vấn một cựu chiến binh ở Việt Nam, người đă trực tiếp tham gia các trận đánh bảo vệ bầu trời Việt Nam – ông Nikolai Kolesnik – chủ tịch Hiệp Hội cựu chiến binh Việt Nam trên toàn Nga, người mà từ năm 1965,đă tham gia các trận chiến đấu pḥng không chống lại các cuộc không kích ồ ạt của lực lượng không quân Mỹ, trong vị trí của những chiến sĩ – trắc thủ tên lửa Xô Viết.

N.Kolesnik: Sự giúp đỡ của Liên bang Xô Viết trong những năm chiến tranh là vô cùng to lớn và toàn diện trên mọi mặt, chỉ tính riêng viện trợ quân sự của Liên Xô về giá trị đă lên tới khoảng hai triệu đô la một ngày cho tất cả những năm chiến tranh.

Việt Nam đă nhận được một số lượng rất lớn vũ khí khí tài, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho chiến đấu. Chỉ cần trích dẫn một vài con số: 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo và súng cối, hơn 5.000 ṇng súng, pháo pḥng không các loại và các tổ hợp kỹ thuật, 158 tổ hợp tên lửa pḥng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng , 100 tàu chiến các loại. Và tất cả khối lượng cơ sở vật chất, vũ khí khí tài, phương tiện chiến đấu này đều là viện trợ không hoàn lại.

Để có thể khai thác sử dụng vũ khí trang bị, khí tài chiến đấu, cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam phải được học tập và huấn luyện kỹ năng. Chính v́ điều này, các chuyên gia, cố vấn quân sự và kỹ thuật viên được gửi đến Việt Nam.

Từ tháng 7/1965 đến hết năm 1974, thực hiện nhiệm vụ quốc tế vô sản tại Việt Nam đă có sự tham dự của 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như hơn 4.500 hạ sĩ quan, chiến sĩ của lực lượng vũ trang Xô Viết. Ngoài ra, các trường quân sự và các học viện của Liên Xô đă đào tạo các cán bộ ṇng cốt của Lực lượng vũ trang Việt Nam – hơn 10.000 người.

Người ta nói rằng, vũ khí trang bị, được viện trợ từ СССР vào Việt Nam đă lỗi thời?

N. Kolesnik: Vào thời điểm đó là hiện đại nhất. Ví dụ, với máy bay chiến đấu “MiG-21″ – các phi công Việt Nam bắn rơi “F-105″ “F4 “pháo đài bay “B-52″. Trong tất cả những năm chiến tranh, các máy bay tiêm kích của Quân đội nhân dân Việt Nam bắn hạ 350 máy bay địch. Không quân Việt Nam tổn thất ít hơn rất nhiều, chỉ có 145 máy bay.

Trong lịch sử không quân nhân dân Việt Nam có những phi công – ace, chiến công của họ có tới 7, 8 và 9 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Đồng thời, thành tích của phi công ace – pilot Mỹ cao nhất Charles B. DeBellevue ở Việt Nam chỉ có 6 lần chiến thắng trên không. Trong các trận không chiến ở Việt Nam, các tên lửa của Liên Xô S-75 “Dvina” là có khả năng đánh trúng mục tiêu trên không ngay cả ở độ cao 25 km.

“Đây thực sự là các đầu đạn nguy hiểm nhất được phóng lên từ mặt đất từ trước đến nay vào mục tiêu là những máy bay chiến đấu”, theo tuyên bố của tạp chí Mỹ “MilitaryTechnology – Kỹ thuật quân sự” thời điểm chiến tranh.

Lực lượng bộ đội tên lửa pḥng không Việt Nam, được đào tạo và huấn luyện của các chuyên gia, cố vấn quân sự Xô Viết, đă bắn hạ hơn 1.300 máy bay chiến đấu Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52. Mỗi chiếc máy bay đó mang trên ḿnh nó 25 tấn bom, mỗi chiếc B-52 có thể tiêu diệt và phá hủy hoàn toàn mọi sự sống và các công tŕnh xây dựng trên một diện tích bằng 30 cái sân vận động bóng đá.

Không lực Mỹ ném bom thường xuyên trên tuyến đường vận tải Hồ Chí Minh và tất cả các khu công nghiệp, các thành phố lớn của miền Bắc Việt nam, chúng thường xuyên bay trên các độ cao mà súng pḥng không các cỡ ṇng không thể với tới được.

Sau những chiến thắng đầu tiên của tên lửa pḥng không, các phi công Mỹ buộc phải hạ độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa dày đặc của súng pḥng không.

Khi có sự xuất hiện của các tên lửa pḥng không “Dvina” (tên lửa SAM-2), các phi công Mỹ bắt đầu từ chối nhiệm vụ bay vào không phận Miền Bắc Việt Nam oanh tạc. Bộ tư lệnh lực lượng không quân và hải quân Mỹ phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp khẩn cấp như nâng mức tiền bay cho mỗi phi vụ không kích, liên tục thay đổi lực lượng các phi đoàn trên các tàu sân bay. Tại Việt Nam đă xuất hiện một mô h́nh huấn luyện đào tạo chưa từng có trong lịch sử huấn luyện quân sự, các chuyên gia giảng dạy và các học viên thực hành bằng trận đánh thực tế, mục tiêu địch thực sự.

Trong những ngày tháng đầu tiên của lực lượng tên lửa pḥng không. Trên các trận địa tên lửa pḥng không, các sĩ quan Xô Viết cố vấn giới thiệu tác chiến, các sĩ quan tên lửa Việt Nam học ngay trên xe điều khiển và cùng rút kinh nghiệm.

Bài học đầu tiên thật dữ dội đối với không lực Mỹ – vô t́nh trở thành giáo cụ và quân xanh thực tiễn. Ngày 24.07.1965, 4 máy bay F-4 “Phantom” lúc đó đang trên đường bay không kích Hà Nội, trên độ cao mà các khẩu đội pháo pḥng không không với tới được. Các đơn vị tên lửa đă khai hỏa và bắn hạ 3 trong số 4 chiếc. Ngày 24.07 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội tên lửa pḥng không Việt Nam.

Ông có nhớ trận chiến đấu đầu tiên mà ông tham gia? Khi nào và kết quả của nó?

N. Kolesnik: Ngày 11/8/1965, chúng tôi lên vị trí chiến đấu 18 lần khi có báo động. Và địch không bay vào khu vực tác chiến – không có kết quả. Cuối cùng, vào lúc đêm khuya, trận địa của tiểu đoàn đă phóng 3 tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tiểu đoàn một và tiểu đoàn ba thuộc Trung đoàn tên lửa pḥng không Việt Nam, nơi tôi phục vụ trong đêm đó đă bắn rơi 15 máy bay địch.

Không quân Mỹ chắc chắn sẽ săn t́m các đơn vị tên lửa của các ông?

N. Kolesnik: Tất nhiên rồi, các trận địa tên lửa được thay đổi sau mỗi trận đánh. Không có cách nào khác, nếu quân địch phát hiện ra trận địa tên lửa, ngay tức khắc sẽ tấn công dồn dập bằng tên lửa và bom các loại. Người Mỹ bằng mọi cách cố gắng chế áp các hoạt động tác chiến của các đơn vị tên lửa, gây nhiễu, sử dụng tên lửa Shrike chống radar điều khiển. các nhà thiết kế, chế tạo tên lửa cũng phải nhanh chóng phân tích, đánh giá và hoàn thiện, nâng cấp tên lửa và các trang thiết bị, khí tài tác chiến.

Ông có dịp nào được gặp các tù binh – phi công Mỹ?

N. Kolesnik: Chưa bao giờ được nh́n thấy. Vả lại sự có mặt của chúng tôi tại Việt Nam được giữ bí mật tuyệt đối. Chỉ cần biết rằng, trong suốt thời gian công tác, chúng tôi chỉ được mặc đồ dân sự, không có vũ khí cá nhân và hoàn toàn không có giấy tờ ǵ. Mọi giấy tờ tùy thân được lưu giữ tại Đại sứ quán.

Cấp trên đă thông báo thế nào về nhiệm vụ phải bay đến Việt Nam, và ông đă nói thế nào ở nhà?

N. Kolesnik: Tôi phục vụ trong trung đoàn pḥng không thủ đô Moscow. Trung đoàn trưởng thông báo rằng chúng tôi được đề nghị điều động đi công tác ở một đất nước với “khí hậu nhiệt đới rất nóng.” Gần như tất cả mọi người đều đồng ư, và những người đi v́ lư do ǵ, không muốn đi, th́ sẽ không được đi. Tôi cũng đă nói như vậy khi ở nhà.

Điều ǵ gây ấn tượng cho ông nhất – một chàng trai trẻ – khi lần đầu tiên đến Việt Nam?

N. Kolesnik: tất cả đều gây ấn tượng mạnh; Mội trường tự nhiên xung quanh, khí hậu nhiệt đới, những người dân, hầm tránh bom – chỗ mà chúng tôi hay phải chui vào mỗi khi có báo động. Chỉ thị và hướng dẫn nhận được ở Moscow là đào tạo và huấn luyện các trắc thủ tên lửa Việt Nam, nhưng trên thực tế, phải giảng dạy và huấn luyện ngay trên trận địa, trong xe điều khiển, hàng ngày, dưới những trận không kích không ngừng nghỉ của Không quân Mỹ. Các đồng chí Việt Nam là những người kiên tŕ – họ học rất nhanh và thu thập rất nhanh kinh nghiệm tác chiến. Tôi cũng học được vài câu khẩu lệnh và vài câu nói phổ dụng bằng tiếng Việt.

Vấn đề ǵ là khó khăn nhất ở Việt Nam?

N. Kolesnik: Thời tiết nóng và độ ẩm rất cao là điều khó khăn nhất . Ví dụ: sau 40 phút nạp chất ô xy hóa vào tên lửa trong bộ quần áo cao su đặc chủng, chúng tôi gầy đi đến 1 kg trọng lượng cơ thể.

Thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện mối quan tâm thế nào đối với cuộc chiến tranh và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến?

N. Kolesnik: Những cựu chiến binh Việt Nam thể hiện sự kính trọng và t́nh đồng chí vô cùng to lớn với chúng tôi. Chúng tôi cùng nhớ lại những ngày tháng khói lửa, khó khăn gian khổ và những chiến công chung của t́nh đồng chí. Thế hệ trẻ thực tế hơn, họ với sự quan tâm và ṭ ṃ đặt câu hỏi cho chúng tôi về những trận đánh cũng như những chi tiết, những khía cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh.

Hiện nay trên đất nước chúng ta có nhiều quan điểm khác nhau về sự tham dự của Liên bang Xô Viết trong các cuộc xung đột nằm ngoài biên giới lănh thồ. Ông đánh giá thế nào sự tham dự của ḿnh trong chiến tranh Việt Nam?

N. Kolesnik: Đối với tôi cho đến tận bây giờ, đó là những ngày tháng đáng ghi nhớ nhất và đáng sống nhất trong cuộc đời. Tôi và những đồng chí của tôi, Xô viết – Việt Nam đă tham gia vào những sự kiện lịch sử hùng tráng nhất và đă rèn lên chiến thắng – bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tôi vô cùng tự hào là đă mang nhiệt huyết và sức lực của ḿnh đóng góp cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam và có một phần công sức trong công tác xây dựng Lực lượng tên lửa pḥng không Anh hùng của Việt Nam.

Nguồn: Tiếng nói nước Nga