Thursday, December 23, 2010                                                trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

PHẨM  GIÁ CON  NGƯỜI TRONG THỂ CHẾ NHÂN BẢN

                                                                                                                                                           Gs.Ts NGUYỄN HỌC TẬP

 

" Phẩm giá con người bất khả xâm phạm. Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là nhận biết và bảo vệ phẩm giá đó.

 Các quyền căn bản được kể sau đây có giá trị bắt buộc đối với các cơ chế Quốc Gia, lập pháp, hành pháp và tư pháp, như là những quyền  bắt buộc trực tiếp.

Quốc Gia nh́n nhận các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người là nền tảng của mọi tổ chức cộng đồng nhân loại, chung sống tôn trọng lẫn nhau, trong thân hữu, hoà b́nh và công chính " (Điều 1, đoạn 1, 2 và 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

 

" Quốc Gia nhận biết và bảo đảm các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay  như thành phần các tổ  xă hội trung gian, nơi con người sống và hoạt động để phát triển toàn vẹn con người của ḿnh và đ̣i buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu trong lănh vực chính trị, kinh tế và xă hội "  (Điều 2,  Hiến  Pháp 1947 Ư Quốc)

 

Chúng tôi vừa trích những đoạn văn tiêu biểu của hai Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu.

 

1 - Con người ở địa vị tối thượng và trung tâm điểm quyền lực Quốc Gia.

Trước hết chúng ta đặt phẩm giá con người ở phần đầu của loạt bài đề cập đến  NềnTảng của Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ,  để nói lên địa vị con người là địa vị tối thượng và trung tâm điểm để tổ chức quyền lực quốc gia.

Và ở những bài  kế tiếp ,

- chúng ta sẽ liệt kê các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người,

- các phương thức bảo chứng để thực hiện thực sự những quyền được  tuyên bố,

- những phương thức bảo vệ để tránh các cách hành xử lạm quyền có thể vi phạm,

- những phương thức người dân có thể xử dụng để được bênh vực và được đền bù những xúc phạm và thiệt hại khi các quyền căn bản của ḿnh bị vi phạm và bị gây thiệt hại, 

- và quy trách cho các cơ chế quốc gia có bổn phận tạo các điều kiện thích hợp, để người dân không những khỏi vị hăm doạ vi phạm, mà c̣n nhờ cơ chế Quốc Gia tạo điều kiện thuận lợi, để có thể xử dụng quyền và tự do của ḿnh một cách tích cực để

 

   - "... triển nở hoàn hảo con người của ḿnh và tham dự thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xă hội của Xứ Sở " ( Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc), 

 

tạo văn minh và thịnh vượng cho chính ḿnh và cho đồng bào ḿnh.

 

Những điều vừa kể cho thấy tính cách Nhân Bản của Thể Chế mà chúng ta muốn đề cập.

 

Con người ở địa vị tối thượng và trung tâm điểm tổ chức quốc gia.

Quốc Gia có lư do chính đáng để được thành lập và hiện hữu là  để phục vụ con người chớ không ngược lại. 

Quan niệm của chúng ta đi ngược lại quan niệm về người dân của các  Hiến Pháp Cộng Sản, mà Hiến Pháp  1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết tiêu biểu cho, kể cả Hiến Pháp 1992 của Cộng Sản Việt Nam.

Hiến Pháp 1977 Cộng Ḥa Liên Bang Sô Viết chỉ đề cập đến người dân từ điều 33 trở đi, sau khi đă nói đến thể chế chính trị ( 1-9), hệ thống kinh tế( 10-18), phát triển xă hội và văn hóa ( 19-27), chính sách ngoại giao ( 28-30) và chính sách bảo vệ Xă Hội Chủ Nghĩa (31-32).

Người dân trong ư thức hệ cộng sản được để ư đến sau cùng, sau khi bàn đến thể chế, cơ cấu , đường lối chính trị và phương thức bảo vệ Xă Hội Chủ Nghĩa.

Điều đó cho thấy con người có một giá trị ǵ trong tư tưởng của họ.

 

2 - Phẩm giá con người bất khả xâm phạm. 

Kế đến đoạn  tuyên bố:

 

   - “ Phẩm giá con người bất khả xâm phạm”.

 

Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ, mà chúng ta mơ ước cho Đất Nước.

Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức  không tuyên bố “ trong lănh thổ hay đối với dân tộc Đức Quốc  phẩm giá con người bất khả xâm phạm ”,

 

mà là

   - “ Phẩm giá con người bất khả xâm phạm ”.

 

Điều đó có nghĩa là hể là người, bất cứ ai, bất cứ ở đâu, dưới bất cứ ư thức hệ nào, không phân biệt da màu, phái tính, giàu có hay bần cùn, học thức hay dốt nát, theo tôn giáo này hay theo tôn giáo khác, ư thức chính trị nầy hay ư thức chính trị khác, hể là người đều có nhân phẩm bất khả xâm phạm.

Câu tuyên bố ngắn ngủi trên

 

   - “Phẩm giá con người bất khả xâm phạm ”

 

là ḍng chữ đầu tiên Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ, là tuyên ngôn của xác tín và niềm tin của dân tộc Đức , được phát biểu ngắn ngủi như một mệnh lệnh.

Ai đi ngược lại mệnh lệnh đó, bất cứ ai, sẽ là người xúc phạm đến xác tín và niềm tin của dân tộc Đức, không thể có cùng cuộc sống ḥa b́nh, công chính  và thân hữu đối với họ được.

Và trước cách hành xử không tôn trọng phẩm giá con người như vừa kể, dân tộc Đức là dân tộc đặt thể chế Nhân Bản và Dân Chủ là nền tảng xây dựng Đất Nước và chung sống trong hoà b́nh và thân hữu với mọi cộng đồng dân tộc, không thể có thái độ dững dưng, trung lập, mặc cho ai đàn áp, đệ tiện hoá con người như sút vật thây kệ họ.

Không !  Dân tộc Đức nói riêng và Âu Châu nói chung, không thể là những  dân tộc đốn mạc, chỉ biết lo cho ḿnh, sống " khoanh vỏ ốc ", ai yếu thế bị đàn áp, đê tiện hoá và tha hoá như sút vật, mặc kệ, miễn ḿnh được an thân.

Một dân tộc có cuộc sống văn minh  không thể " trung lập ", để người khác " sống chết mặc bây !".

Phải biết đứng ra bênh vực lẽ phải, bênh vực con người, nhứt là những người yếu thế, " thấp cổ bé họng ", bị " trấn nước ", " bịt miệng ".

Nếu chúng ta không muốn chính chúng ta cũng đồng loả,  ăn ở, hành xử như thú vật và làm lợi thế cho người khác " tác oai tác quái tùy hỷ " đê tiện hoá phẩm giá của người đồng loại.

Con người hơn con vật ở chỗ biết ăn ở và hành động theo lẽ phải, theo lư trí, như người La Tinh, theo gương Aristote, nhà hiền triết Hy Lạp, đă nói:

 

   - " Homo animal rationale est ",

( Con người là một con vật ( sinh vật) có lư trí, sống và hành động theo lẽ phải, theo lư trí ).

 

Không ai muốn đưa dân tộc minh vào ḍng lao lư, chíến tranh, đổ nát, chết chóc.

Nhưng không muốn chiến tranh, không có nghĩa là khiếp nhược, luồn cuối, khép nép, sợ hăi, để cho kẻ khác dùng vũ lực, đàn áp người khác một cách bất công, nhứt là đàn áp những nước nhỏ bé, không có khả năng tự vệ, mà ḿnh vẫn " điềm nhiên tọa thị ", không nhúng nhít, không phản ứng, để được an thân.

Đó là thái độ hèn hạ, đê tiện, không xứng đáng cách sống của con người, vô t́nh chúng ta cắt ngắn câu định nghĩa về con người của Aristote:

 

   - " Homo animal rationale est " , thành " Homo animal est ! ".

 

Chúng tôi không cần dịch, để qúy vị đọc tự dịch lấy và hiểu lấy.

Không muốn đem đất nước vào chiến tranh, chúng ta có thể tiền liệu bằng cách khác, liên minh với những Quốc Gia khác trên thế giới, nhứt là các Quốc Gia Đông Nam Á trong vùng, thận cận với chúng ta,  cũng yêu chuộng Nhân Bản và Dân Chủ như chúng ta, để cân bằng lại những ai có sức lực, ngông cuồng, của những ai dùng vũ lực như sút vật, đàn áp, đả thương và giết hại người khác.

Tinh thần đó là điều được dân tộc Đức long trọng tuyên bố tiếp theo:

 

   - “ Như vậy, dân tộc Đức nh́n nhận các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người , là nền tảng của mọi tổ chức cộng đồng nhân loại, chung sống tôn trọng lẫn nhau, trong thân hữu, hoà b́nh và công chính ” (Điều 1, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

 

Từ trên dưới 50 năm nay, từ ngày Hiến Pháp 1949 được ban hành, dân tộc Đức không phải là dân tộc hiếu chiến, nhưng Cộng Hoà Liên Bang Đức cũng như Ư Quốc không phải là những dân tộc khiếp nhược, không đưa quân và phi cơ tham dự, dành phi trường trên lănh thổ ḿnh cho quân đội Liên Pḥng Bắc Đại Tây Dương ( NATO)

 

- đánh sập tiệm và bắt sống Milossovich, một tên lănh đạo Nam Tư có mưu đồ diệt chủng đối với các nước nhỏ bé Albania và Bosnia,

 

- đánh sập tiệm và bắt sống Sadam Hussein, một tên độc tài khát máu, diệt chủng trên 180.000 người Kurdy, một sắc tộc thiểu số,  như giết súc vật,  không gớm tay.

 

Có người cho rằng Áo Quốc là một quốc gia trung lập. Có thể, trên giấy tờ !

Nhưng năm 1989,  biến cố Áo mở tung cửa cho hơn 30.000 người dân Đông Đức, đi qua ngỏ Tiệp Khác, rồi dồn ứ ở biên giới Áo - Hung Gia Lợi,    " v́ lư do nhân đạo",  cho phép họ vào Áo, rồi từ Áo ùa vào Tây Đức, khiến cho hàng chục ngàn người khác tiếp theo làn sóng tỵ nạn, làm cho Đông Đức hết phương " bế quan tỏa cảng ", bưng bít, quen thói Cộng Sản rồi, sau cùng phải sập tiệm và Honnecker trốn chui trốn nhủi!

 

Áo có là Quốc Gia hành xử Trung Lập không, nhứt là trước lương tâm " v́ lư do nhân đạo" và " lẽ phải, rationale est ? " Hỏi để chúng ta trả lời.

Và rồi cả bức tường Bá Linh bị dân chúng ùa nhau đập vở để thoát sang Tây Đức.

 

Cũng trong câu mệnh lệnh  ngắn ngủi trên, Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ dùng từ ngữ “con người ” với những giá trị phổ quát.

Khi chúng đề cập đến “ con người ” là chúng ta đề cập đến bất cứ ai là người do chính bản thể con người của họ bảo chứng cho là người, không tùy thuộc các yếu tố ngoại tại, như thời gian, không gian, phái tính, ngôn ngữ, sắc tộc,  thể chế chính trị, tôn giáo, điều kiện kinh tế và xă hội.

 

Chính bản thể nhân loại của họ làm cho họ là con người, như câu định nghĩa về bản thể của môn Siêu H́nh Học ( Metaphysica) trong Triết Học:

 

   - “Substantia: est id, quo res est id quod est, in eo ordine, in quo est »

(Bản thể : là thực thể, nhờ đó một hữu thể là chính hữu thể đó, trong thứ bậc trong đó hữu thể có ngôi vị ).

 

Và chính v́ thế, mà con người ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ thời đại nào đều có những quyền căn bản bất khả xâm phạm và bất khả nhượng như nhau, do chính bản thể nhân loại của họ đ̣i buộc, để họ có được một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm của ḿnh.

 

Trái lại khi chúng ta đề cập đến «  người công dân », là chúng ta bàn đến người dân liên hệ đến một tổ chức quốc gia : người công dân Hoa Kỳ, người công dân Đức.

 

Các quyền, tự do và bổn phận liên hệ với tước hiệu «  người công dân » của họ, tùy thuộc vào thể chế và tổ chức chính trị của Quốc Gia họ.

 

Và đó là điều mà Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết tuyên bố khi nói về người dân của họ :

 

  - «  Nhân dân Sô Viết ( hay Đảng Cộng Sản Sô Viết) được hướng dẫn bằng các tư tưởng Cộng Sản Chủ Nghĩa khoa học và trung thành với các truyền thống cách mạng , định chắc nền tảng của chế độ xă hội và chính trị của Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết, thiết định các quyền, tự do và bổn phận bắt buộc đối với người công dân, các nguyên tắc tổ chức và mục đích cho Quốc Gia Xă Hội Chủ Nghĩa của toàn dân » ( Tiền đề, đoạn XIV Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết).

 

«  Người công dân «   của một Quốc Gia là người có quyền, tự do và bổn phận tùy thuộc vào thể chế chính trị và tổ chức của Quốc Gia đó.

Điều đó có nghĩa là nếu người dân không tùy thuộc, không chấp nhận thể chế và tổ chức chính trị của Quốc Gia, họ sẽ không được bảo đảm đối với bất cứ một quyền và tự do nào.

Điều đó cũng  có nghĩa là ai không đồng ư với chế độ Cộng Sản, những người ly khai, những người đối lập, là những người không được tổ chức Quốc Gia Cộng Sản bảo đảm cho bất cứ một quyền và tự do nào.

Đảng Cộng Sản có thể đàn áp và tiêu diệt họ!

Lịch sử đă và đang chứng minh rất nhiều cho lời chúng tôi vừa quả quyết, không cần phải bàn thêm.

Kế đến đối với «  người công dân », Đảng Cộng Sản của Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết có quyền

 

   - « ...thiết định các quyền, tự do và bổn phận bắt buộc », cho mới có.

 

Và nếu họ có quyền «  thiết định », th́ họ cũng có quyền «  không thiết định », hoặc «thiết định ít hay nhiều » tùy hỷ.

 

Như vậy quyền của «  người công dân » Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết nói riêng và của các Quốc Gia  Cộng Sản Chủ Nghĩa nói chúng , kể cả  Xă Hội Chủ Nghĩa VN, có được nhiều hay ít hay không có, hoặc bị truất hữu là tùy thuộc ở Đảng.

Họ không có quyền và tự do có bất khả xâm phạm và bất khả nhượng có tính cách phổ quát, do chính bản thể nhân loại của họ đ̣i buộc, như trong quan niệm về con người của Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ, được nêu lên ở câu nói  ngắn ngủi đầu tiên chúng ta đă đề cập.

Do đó, linh mục giáo sư Luật Hiến Pháp của Đại Học Gregoriana ( Roma) đă nhận xét , khi ngài nghiêng cứu Hiến Pháp 1977 của Liên Bang Sô Viết: :

 

   - «  Trong thể chế Cộng Sản không có con người » ( Rev Prof. Hortz S.J., La Nuova Costituzione Sovietica, in Civiltà Cattolica, 1978, p.40).

 

Và trong chế độ Cộng Sản, Đảng có thể so sánh ngang hàng với Đấng Tạo Hóa trong các Thể Chế  Nhân Bản và Dân Chủ, mà Tiền Đề Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ  thừa nhận từ trên 200 năm nay:

 

   - “Tất cả mọi người đều được dựng nên b́nh đẳng như nhau.

Tất cả đều được Đấng Tạo Hoá ban cho một số quyền bất khả nhượng.

Trong các quyền nầy, quyền được bảo toàn mạng sống, quyền tự do t́m kiếm hạnh phúc là những quyền thượng đẳng” ( Tiền Đề Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776).

 

Đảng Cộng Sản tự coi ḿnh ngang hàng với Đấng Tạo Hoá, bởi lẽ họ có quyền “ thiết định ” quyền, tự do và bổn phận bắt buộc, điều mà Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 nh́n nhận “ được Đấng Tạo Hoá ban cho ” và là “ những quyền tối thượng”.

 

3) - Con người như cá nhân hay con người như thành phần các tổ chức xă hội trung gian.

 

   - “ Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay như thành phần các tổ chức xă hội trung gian, nơi con người sống và hoạt động phát triển toàn vẹn  con người của ḿnh ” ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

 

a) Trước hết Quốc Gia Ư không có quyền “ thiết định ” các quyền và tự do của con người, như quan niệm của ư thức hệ Cộng Sản được Hiến Pháp 1977 tuyên bố.

b) Kế đến các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người không tùy thuộc vào tổ chức Quốc Gia, mà tùy thuộc vào chính bản  thể của con người.

Do đó, đối với bất cứ ai là người, các quyền căn bản bất khả xâm phạm của họ phát xuất từ chính " bản thể " của họ và đều phải được tôn trọng.

Xác tín điều đó, Quốc Gia tuyên bố:

 

    - “…nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người ”.

 

 Các quyền và tự do căn bản của con người, có trước khi các con người tập hợp lại sống trong một lănh thổ và được tổ chức theo một thể chế ( định nghĩa chính trị học của Quốc Gia), trước khi Quốc Gia được thành lập.

 

Và v́ thế khi Quốc Gia được thành lập, Quốc Gia có bổn " phận  nhận biết và bảo vệ " các quyền và tự do đó của con người, như là những thực thể đă hiện hữu trước khi Quốc Gia mở mắt chào đời, trước khi Quốc Gia được thành lập.

Đó là tư tưởng của Linh Mục Luigi Sturzo, vị sáng lập Đảng Đại Chúng Ư ( Partito Popolare Italiano), tiền thân của Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo ( Democrazia Cristiana):

 

   - “ Đối với chúng tôi ( bài thuyết tŕnh trong Đại Hội Toàn Quốc Đảng ĐaÏi Chúng tại Torino ngày 12.04.1923), Quốc Gia là một tổ chức xă hội được tổ chức theo đường lối chính trị để đạt được những mục đích đặt biệt.

       Quốc Gia không bóp nghẽn, không tiêu huy, không tác tạo ra các quyền con người, của gia đ́nh, của xă ấp, của đoàn thể, của tôn giáo. Quốc Gia chỉ nhận biết và bảo vệ, phối hợp các quyền đó trong giới hạn hoạt động của ḿnh.

     Đối với chúng tôi, Quốc Gia không phải là tự do. Quốc gia cũng không ở trên tự do. Quốc gia chỉ nhận biết và phối hợp, định chế các giới hạn để người dân xử dụng tự do không làm băng hoại thành giấy phép.

    Quốc Gia là một tập thể lịch sử phức tạp, có nhiệm vụ hoạt động trong liên đới, phát huy các năng động của ḿnh trong cơ chế, trong đó một Quốc Gia văn minh được tổ chức ” (Luigi Sturzo, Il Partito Popolare, vol II : Popolarismo e Fascismo ( 1924), Zanichelli, Bologna, 1956, p.107).

 

Hai động từ “ nhận biết và bảo vệ ” trong câu “ Quốc Gia  nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người ”, ngoài ra đặc tính nói lên các quyền vừa kể là những thực thể có trước, liện hệ mật thiết với bản thể con người, có trước tổ chức Quốc Gia như đă bàn, c̣n cho thấy tổ chức Quốc Gia trong Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ  đặt ở một tŕnh độ cao hơn những ǵ chỉ thuộc ư niệm Quốc Gia Pháp Trị ( État de droit) và Bảo Chứng ( Garantisme).

 

Theo gương tinh thần các Hiến Pháp Dân Chủ và Nhân Bản tân tiến  Tây Âu, Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ , mà chúng ta mơ ước cho đất nước, chúng ta có thể  hiểu được các quyền và tự do con người dưới h́nh thức tiêu cực, để nói lên tự do khỏi  (liberté de…):

 

    - “ Tự do cá nhân bất khả xâm phạm ” ( Điều 2 ).

 

Điều đó có nghĩa là " Chính Quyền không được ..." xâm phạm tự do cá nhân, hay người dân có tự do khỏi bị Chính Quyền xâm phạm vào tự do cá nhân của ḿnh.

Tự do của cá nhân hay của các tổ chức xă hội trung gian, mà con người là thành phần, được nới rộng thêm bao nhiêu, tùy theo tỷ lệ trương độ quyền lực Quốc Gia đối với họ càng được thu hẹp bấy nhiêu, " Chính Quyền không được ".

Mối tương quan tiêu cực giữa tổ chức Quốc Gia và người dân là mối tương quan " quyền lực - tự do ".

 

Khởi đầu từ tinh thần bảo chứng đó là đặc tính tiên khởi không thể thiếu của Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ,( bởi v́ đặc tính đầu tiên của các Hiến Pháp là bảo chứng cho người dân chống lại mọi cách hành xử độc tài tùy hỷ của giới đương quyền).

Thừa hưởng gia sản của tinh thần Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân của Cách Mạng Pháp 1789 và Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776, Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ  của chúng ta c̣n muốn tiến xa hơn một bước nữa, khi dùng động từ “ nhận biết ” trong câu văn trên.

Con người được tổ chức Quốc Gia “nhận biết ” các quyền căn bản bất khả xâm phạm của ḿnh.

 

Điều đó có nghĩa là trên lănh thổ thuộc thẩm quyền Quốc Gia, trong Thể Chế theo đó Quốc Gia được tổ chức và trong thẩm quyền của các cơ chế Quốc Gia, các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người được “ nhận biết  ” hay “ nh́n nhận ”.

Nói như vậy có nghĩa là trong mọi lănh vực thuộc thẩm quyền Quốc Gia, không ai có thể vi phạm các quyền căn bản của con người. Người dân có tự do trong ḷng Quốc Gia, tự do trong ( liberté dans…) Quốc Gia.

 

Và với động từ “ bảo đảm ” Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ c̣n muốn đi xa hơn.

Không những con người trong tổ chức Quốc Gia có “ tự do khỏi ” bị Chính Quyền vi phạm các quyền căn bản của ḿnh ( hay tự do tiêu cực ), mà  con người c̣n được “ tự do    trong ” ḷng Quốc Gia, bởi v́ chính Quốc Gia “ nhận biết hay nh́n nhận ” các quyền và tự do căn bản con người của ḿnh, mà con người trong khuôn viên Quốc Gia c̣n được Quốc Gia đứng ra “ bảo đảm ” cho được phát triển , tạo ra các điều kiện thuận lợi, giúp con người phát triển .

 

Nói cách khác Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ quy trách cho Quốc Gia phải bảo đảm các quyền căn bản của con người hay con người có quyền và tự do căn bản của ḿnh được bảo đảm “ nhờ ” vào tổ chức Quốc Gia hay “ tự do nhờ  ” ( liberté par moyen de…) tổ chức Quốc Gia, để được hưởng và được làm những ǵ mà cá nhân con người tự ḿnh không thể thực hiện được, " tự do để, liberté à faire...".

 

Con người nhờ Quốc Gia tạo các điều kiện thuận lợi để được hưởng và phát huy hoàn hảo nhân cách, xứng đáng với địa vị con người của ḿnh.

 

Điều đó cho thấy trong quan niệm chính trị của Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ, tổ chức Quốc Gia không phải chỉ là một mănh thú khó trị, có khuynh hướng hành xử quyền bính độc tài cần phải được kềm hăm bằng những phương thức bảo chứng.

Tổ chức Quốc Gia c̣n có khả năng tạo điều kiện, môi trường thuận tiện và  phương tiện cần thiết, nơi con người được sống an toàn ( liberté dans…) và nhờ Quốc Gia ( liberté par moyen de…) họ được hưởng trọn vẹn và phát triển hoàn hảo hóa các quyền và tự do của ḿnh, phát triển hoàn hảo con người của ḿnh ( liberté à faire...)

 

   - “ …con người như cá nhân hay như thành phần các tổ chức xă hội trung gian, nơi con người sống và hoạt động để phát triển toàn vẹn con người của ḿnh ” ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

 

Trong đoạn trích dẫn vừa kể, Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ đề cập đến hai đặc tính tự nhiên của con người.

Mỗi con người là một cá nhân chứa đựng những giá trị bất khả xâm phạm mà Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ quy trách cho tổ chức Quốc Gia có nhiệm vụ “nhận biết và bảo đảm ”, như chúng ta đă nói đến.

Những giá trị đó là nền tảng trên đó Thể Chế của chúng ta được xây dựng.

Nhưng con người, dầu là những giá trị cao cả nhứt, hoàn hảo nhứt, không phải là những trái banh billard tṛn trịa không tỳ vết, độc lập và cô lập đối với các trái banh khác trong cộng đồng xă hội.

Trong cộng đồng Quốc Gia, cá nhân sống người nầy bên cạnh người kia, mà người nầy sống với người kia. V́ khuynh hướng xă hội, người nầy sống với người kia, chia xẻ của cải vật chất, tâm t́nh, hiểu biết và cộng tác làm việc với người khác là khuynh hướng tự nhiên của con người.

Con người vừa cá nhân và vừa xă hội.

Đó là điều mà các nhà tư tưởng của nền văn minh La Tinh và Hy Lạp đă phát biểu từ ngàn xưa, như chúng ta vừa đề cập ở trên:“ Homo animal sociale est ”.

Tư tưởng vừa cá nhân vừa xă hội đó của con người, được Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ diễn tả lại trong câu:

 

   - “…con người như cá nhân hay như thành phần xă hội ”.

 

Sống trong cộng đồng xă hội, con người sống liên đới với người khác, người nầy giúp đở người khác, người nầy cộng tác với người khác, kiến thức của người nầy làm cho kiến thức của người khác được phong phú hơn, người nầy được người khác thương yêu nâng đở, chia vui xẻ buồn và ngược lại.

 

Xă hội  là môi trường  tự nhiên của con người “ nơi con người sống và hoạt động để phát triển hoàn hảo con người của ḿnh”.

Các môi trường đó là những tổ chức xă hội trung gian,

- gia đ́nh là h́nh thức xă hội tự nhiên đầu tiên,

- rồi đến các tổ chức khác được con người suy nghĩ ra, để đáp ứng lại các nhu cầu sống của ḿnh, học đường, tổ chức văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, cộng đồng khu phố, làng xă, thôn ấp, tỉnh, quận, vùng, công đồng sắc tộc, các tổ chức và hiệp hội nghề nghiệp, lao động và chính đảng…

Tất cả những tổ chức xă hội trung gian đó,

 

   - “ nơi con người sinh sống và hoạt động để phát triển hoàn hảo con người của ḿnh”,

 

tổ chức Quốc Gia có bổn phận “nhận biết và bảo vệ ” như đă có bổn phận “ nhận biết và bảo vệ ” cá nhân con người, v́ là nơi và phương tiện để con người thực thi chiều hướng xă hội của ḿnh.

 

Nói cách khác, nếu mỗi con người là một chủ thể pháp nhân với các quyền và tự do bất khả xâm phạm của ḿnh, phải được tổ chức Quốc Gia “ nhận biết và bảo vệ ”, th́ tổ chức Quốc Gia cũng có bổn phận đứng ra bảo vệ con người trong môi trường các tổ chức xă hội trung gian.

Con người được bảo đảm bất cứ ở đâu, như là cá nhân riêng rẻ hay như là thành viên của những tổ chức xă hội trung gian.

Quốc Gia " nhận biết và bảo vệ " cho xă hội trung gian cũng có tính cách pháp nhân, có quyền được luật pháp " nhận biết và bảo vệ " như cá nhân con người và cũng bảo vệ con người khỏi bị những tổ chức xă hội trung gian cưỡng ép, đàn áp, qua câu nói tiêu biểu của quyền gia nhập chính đảng:

 

   - " Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng, để cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ thiết định đường lối chính trị Quốc Gia" ( Điều 49, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

 

Chính đảng phải được tổ chức và hành xử " theo phương thức dân chủ". Đó là những ǵ Hiến Pháp đ̣i buộc để thực thi trách nhiệm " nhận biết và bảo vệ" " phẩm giá con người bất khả xâm phạm".

Các tổ chức xă hội trung gian là những h́nh thái biểu thị và thực thi xă hội tính của con người.

Với một tư tưởng khác, mỗi con người có cuộc sống cá nhân và cuộc sống xă hội chung sống với người khác.

Dù ở môi trường nào đi nữa, trong cuộc sống riêng tư hay cuộc sống cộng đồng, con người cũng có địa vị và các quyền bất khả xâm phạm của ḿnh được Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ bảo vệ.

 

4 - Quy trách cho cơ chế Quốc Gia.

 

   - “ Các quyền căn bản được kể sau đây có giá trị bắt cuộc đối với các cơ chế Quốc Gia, lập pháp, hành pháp và tư pháp như là những quyền đ̣i buộc trực tiếp ” ( Điều 1, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức ) .

 

Một số văn bản Tuyên Ngôn và Hiến Pháp trong quá khứ

 

-  Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp 1789,

 

- Hiến Pháp 1946 và 1958 Pháp Quốc

 tuyên bố nhân phẩm và các  quyền căn bản của con người ngay phần Tiền Đề để nói lên tính cách long trọng của lời tuyên bố như là những xác tín và nền tảng của Quốc Gia.

 

Nhưng một số văn bản Hiến Pháp khác, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc và Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, với những kinh nghiệm hăi hùng của hai chế  độ độc tài Benito Mussolini và Rudolf Hitler, nhận thấy rằng tính cách long trọng của lời tuyên bố ở phần Tiền Đề không quan trọng bằng hiệu lực bắt buộc phải thực thi của những điều khoản luật quy trách.

Do đó, thay v́ tuyên bố nhân phẩm và các quyền căn bản liên hệ của con người ở phần Tiền Đề, hai Hiến Pháp Ư và Đức trên đă đưa quan niệm về con người của ḿnh vào thẳng thân bài, vào phần đầu của Hiến Pháp, nói lên tính cách nổi bậc của những giá trị quan trọng phải được tôn trọng:

 

-  điều 1-19 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức;

- điều 1-54 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc,

 

 và tuyên bố thành các điều khoản như là những nguyên  tắc " mệnh lệnh bắt buộc "  ( préceptives) phải thi hành và thành " các đạo luật thực định" ( lois positives),  có tính cách bắt buộc và quy trách  ai là chủ thể chịu trách nhiệm sẽ bị quy trách, nếu các điều khoản luật trên không được áp dụng:

 

   - "...là những quyền có giá tri bắt buộc trực tiếp đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp" ( Điều 1, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức)

 

Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ mà chúng ta, muốn bảo chứng được cho người dân của ḿnh một cách hữu hiệu, cũng theo gương hiệu năng của hai Hiến Pháp Ư và Đức.

Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ  tuyên bố các quyền và tự do của con người sẽ được liệt kê kế tiếp, (v́ được đăt vào những nguyên tắc  đầu tiên của Thể Chế ),   là những quyền được tuyên bố như là những qui tắc " mệnh lệnh bắt buộc " và như những  " điều khoản luật thực định " , có tính cách bắt buộc và quy trách trực tiếp cho các cơ chế Quốc Gia chịu trách nhiệm.

Từ nay, nếu con người trong Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ  không được “ nhận biết và bảo đảm ” trong các quyền và tự do căn bản của ḿnh, chính các cơ chế Quốc Gia, những người đương quyền cũng như những ai có liên hệ trong quá khứ, nếu có liên hệ, sẽ chịu trách nhiệm trước Hiến Pháp và kế đến là trước luật pháp.

 

Nếu con người bị vi phạm các quyền căn bản của ḿnh, hoặc riêng rẻ như cá nhân hoặc liên kết với người khác, các tổ chức trung gian xă hội, con người riêng rẻ hay cùng chung với người khác, các chính đảng có khả năng đ̣i buộc ( actionable),  có thể đệ đơn tố cáo hành động vi phạm những nguyên tắc căn bản của Thể Chế,  tố cáo  Chính Quyền cũng như của bất cứ ai khác, trước  các cơ quan có quyền xét xử, mà Thể Chế  sẽ tiền liệu ở những điều khoản sắp tới,

   * trước Quốc Hội,

   *cơ quan tư pháp thường nhiệm,

   *Tối Cao Pháp Viện,

   *Viện Bảo Hiến

   *và cả trước Tổng Thống, bởi v́ Tổng Thống trong Đại Nghị Chế cũng là cơ chế bảo vệ Hiến Pháp:

 

   - “Các quyền căn bản được kể sau đây có giá trị bắt buộc trực tiếp đối với các cơ chế Quốc Gia, lập pháp, hành pháp và tư pháp như là những quyền đ̣i buộc trực tiếp ”.

 

- hay:” Các quyền được kể trong các điều khoản nầy sẽ được giao cho các cơ quan sẽ được thiết lập để thực thi và bổ khuyết ” ( Điều 17, đoạn 4).

 

- “Ai bị cơ quan công quyền vi phạm đến các quyền hạn của ḿnh đều có thể đệ đơn đến cơ quan tư pháp ” ( Điều 19, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

 

Những ǵ vừa kể nói lên xác tín về tinh thần Nhân Bản và Dân Chủ thực hữu  (démocratie substantielle) phải có của Thể Chế, chúng ta mơ ước cho dân tộc Việt Nam .

Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ của một Quốc Gia không có ư chỉ cổ động Nhân Bản và Dân Chủ thuyết lư (démocratie  formelle), tuyên bố các quyền và tự do của người dân để mà tuyên bố.

Hiến Pháp 1992  Cộng Sản Việt Nam cũng đă tuyên bố không thiếu, nhưng đến nay, người dân Việt Nam có được hưởng các quyền bất khả xâm phạm của ḿnh chưa?

Có những điều khoản nào để bảo đảm để thực thi, và để " xách lỗ tai Đảng và Nhà Nước ḿnh ", nếu không thực thi hay thực thi thiếu hiệu năng và thiên vị, bé đảng?

Nhân Bản và Dân Chủ thực hữu ( démocratie substantielle) khác với dân chủ thuyết lư (démocratie formelle ) là vậy.

 

Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ khác với Thể Chế Cộng Sản  là vậy !