Wednesday, May 23, 2012 trang chính || lưu trữ || liên lạc
Tệ hơn là điếm bút. Những kẻ đáng thương hại! Lê Diễn Đức, 20-5 -2012 Tôi luôn bảo lưu ư kiến của ḿnh, rằng trong hàng chục ngàn nhà báo ăn lương của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), được gọi là lề đảng, vẫn có nhiều người cầm bút tử tế. Thậm chí có những nhà báo dũng cảm, mạo hiểm xông vào các ngóc ngách của xă hội để đưa tiêu cực từ bóng tối ra ánh sáng và sau đó nhận những bản án tù oan trái, bất công. Những người cầm bút tử tế thầm lặng Nhà báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên trong vụ tham nhũng PMU 18, nhà báo Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ trong vụ nhận hối lộ của cảnh sát giao thông, hay một số ít nhà báo khác đă đi t́m hiểu và viết về vụ cưỡng chế thu đất tại Văn Giang gần đây, là những khuôn mặt nổi bật. Những người này, trong bối cảnh khó khăn khi chuyển tải thông tin tới dư luận, họ đă phải khôn khéo để không vượt quá giới hạn cho phép của hệ thống kiểm duyệt và hệ lụy khó chịu sau đó. Nhưng họ không v́ bị nhốt trong cái cũi độc quyền định hướng thông tin mà bước qua lằn ranh của đạo đức báo chí. Tức là họ không viết sai sự thật. Cho đến giờ, tôi chưa thấy tâm t́nh và sự chia sẻ nào từ giới báo chí lề đảng lại hợp t́nh, hợp lư và thuyết phục hơn bài "Giọt nước mắt lề phải" của nhà báo Đoan Trang. Đoan Trang viết: "Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận? Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau ḷng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đă được đưa ra công luận. Không có họ, ai viết về măi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc - cho thấy một xă hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân/năm rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ “trên thiên đ́nh”, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao th́ lũ tốt đen ấy cũng đă làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng. Cũng có những lúc lề trái và lề phải “phối hợp tác chiến” một cách rất hoàn hảo. H́nh ảnh những người dân đi đầu trong đoàn biểu t́nh mùa hè năm 2011, giương cao tờ báo Thanh Niên với hàng chữ nổi bật trên trang nhất: “Không chủ trương trấn áp người biểu t́nh yêu nước”, có đủ nói lên sự ủng hộ ngấm ngầm của lề phải cho lề trái chăng? Tôi nhớ ở đâu đó, một độc giả b́nh luận: “Báo Thanh Niên đă góp sức để người dân thể hiện ḷng yêu nước một cách an toàn – và quư báo cũng… an toàn!”. Tôi tin chắc những "giọt nước mắt lề phải" này nhiều khi không chảy từ khoé mắt của những người đồng nghiệp, mà chảy trong con tim của họ hoặc lắng đọng đâu đó trong sâu thẳm của lương tri. Tệ hơn là điếm bút Trong khi đó, có rất nhiều những tay cầm bút, nếu không nói là đa số, của lề đảng, hoặc hèn quá hoá ngu, hoặc là sợ quá hoá hèn, hoặc cả hai cộng lại. Đă qua rồi thời kỳ dân chúng chỉ biết nghe, xem và đọc thông tin trên lề đảng. Những người làm công tác tuyên truyền của ĐCSVN hẳn không ngu xuẩn đến mức không hiểu rằng, trong thế giới thông tin điện tử hôm nay, mọi mưu toan lừa bịp dư luận đều có thể bị bóc trần nhanh chóng. Thế nhưng, xem ra vẫn c̣n khối người ngu, trên cả mức ngu. Người ta hay dùng các từ ngữ "văn nô", "bồi bút" để chỉ những con người cắm mặt tận trung phụng sự ông chủ đảng và sẵn sàng dối trá, bịa đặt v́ miếng ăn và danh lợi. C̣n tôi, có lúc gọi họ là "điếm bút". Nhưng nghĩ lại, gọi họ là "điếm bút" có thể tôi xúc phạm tới những người sống bằng cái nghề thuộc loại lâu đời nhất của nhân loại. Bởi v́ trong di sản văn hoá thế giới, chưa thấy văn nô, bồi bút nào được ca ngợi. Nhưng nhiều khuôn mặt v́ số phận, v́ cơ nhỡ nên bị đưa đẩy vào lầu xanh, đă trở thành biểu tượng của ḷng vị tha, biết hy sinh ḿnh cho người khác. Đó là kỹ nữ yêu hoa trà Marguerite Gautier trong tiểu thuyết nổi tiếng qua mọi thời gian "La Dame aux camélias" (Trà Hoa Nữ) của Alexandre Dumas con. Là nàng Kiều trong tác phẩm bất hủ của thi hào Nguyễn Du. Là h́nh ảnh đẹp và lăng mạn của nghệ sĩ Trần Tiến trong nhạc phẩm "Nhố nhăng":
"Rồi mai em lấy một anh chồng hiền Tận cùng của sự bỉ ổi Câu chuyện những người "thương binh" có hành động côn đồ, gây rối trật tự, khủng bố nhân viên của Thư Viện Hán-Nôm tại Hà Nội hôm 18/5 đă được nhiều trang web và các cơ quan truyền thông Việt ngữ quốc tế BBC, RFI, RFA đưa tin chi tiết, cụ thể bằng clipvideo quay tại hiện trường, các bài viết và phỏng vấn những người trong cuộc. Về sự kiện này tôi cũng có b́nh luận ngắn trên trang Facebook của ḿnh: "Đảng tặc sinh đạo tặc. Một đám chẳng biết là ai, tự xưng "thương binh" vào Thư viện Hán-Nôm nơi TS Nguyễn Xuân Diện làm việc, một cơ quan nhà nước đàng hoàng, quấy rối đe doạ nhân viên của Thư viện, nhưng gọi công an cơ động, công an phường can thiệp th́ được trả lời... bận họp! Đây không phải là lần đầu tiên đám kiêu binh, côn đồ này hành sự. Chúng đă làm nhiều lần với người khác và mỗi lần như vậy, nạn nhân gọi công an th́ hoặc là công an bận, hoặc là tới khi chúng đă rút hết. Đúng là một nhà nước-xă hội củ chuối, lưu manh! Kể cả chúng là thương binh thật đi nữa th́ với thái độ hung hăng, ăn nói tục tĩu đă chứng tỏ chúng chỉ là cái đám du côn, bám đít voi hít bă mía. "Đổ xướng máu để có hôm nay" à? Mẹ kiếp, tay nào thấy cũng phây phây mặt thịt. Mười ngàn chiến sĩ đă đổ máu hy sinh thật sự trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc năm 1979, mà đến ngày tưởng niệm 17/2 vừa rồi, cái nhà nước "hôm nay" của chúng chẳng thèm đoái hoài một câu, một chữ! Tôi cũng chẳng hiểu sao anh Diện sợ mà đi gỡ trên blog của ḿnh Thư phản đối Chính phủ Nhật viện trợ cho VN xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Bị đe doạ à? Sao không mắng thẳng vào mặt chúng, đây là quyền và trách nhiệm của công dân, các ông không thích là việc của các ông. Nếu các ông giỏi, ngon th́ hăy mang cái danh "thương binh", "dân ḿnh bức xúc" ra mà làm một cái Thư ủng hộ xây nhà máy điện hạt nhân hoặc ra một cái Thư phản đối lại Thư phản đối của ông Diện. Sao đến đây làm càn? Chỉ loại người đê tiện, trí lùn, điên rồ, hèn hạ th́ mới hành xử như thế". Sự việc xảy ra dưới sự chứng kiến của rất nhiều người và sự bất b́nh của dư luận tưởng quá đủ và Viện Hán Nôm sẽ có trách nhiệm làm việc với nhà chức trách, nhằm chấm dứt những cảnh tượng lố bịch, làm mất thể diện quốc gia này. Ngờ đâu, như đă nói, nếu mấy tay văn nô sợ quá hoá hèn, hèn quá hoá ngu, th́ tác giả của toàn bộ kịch bản này là ngu thật. Không hiểu sao ĐCSVN lại có thể cho những kẻ như thế tác nghiệp trong một tờ báo quan trọng vào bậc nhất của bộ máy tuyên truyền: tờ Quân Đội Nhân Dân. Hăy xem Hoàng Linh dựng vở trong bài "Ủng hộ chính sách của Nhà nước, một thương binh nặng bị hành hung" của tờ "Cựu Chiến Binh": "Các thương binh này đă đến Viện Hán nôm để gặp và thuyết phục ông Diện v́ lợi ích của nhân dân mà ngừng những hành động đó lại. Tuy nhiên khi mọi người đang nói chuyện trong pḥng ông Diện th́ thấy nhiều người tụ tập ngoài cửa pḥng, rất ồn ào. Lúc đó ông Chu Vinh Quang đi ra ngoài xem có chuyện ǵ th́ bị một số người phía bên ngoài hành hung". “Tôi vừa đi ra ngoài th́ có 2 người đàn ông giữ 2 tay tôi lại để một cô gái tát và đánh vào đầu tôi”, ông Quang nói. Vốn là một thương binh nặng, đă từng bị chấn thương sọ năo nên sau khi bị hành hung ông Quang đă bị choáng và ngă lăn ra đất. Lúc này mọi người ở trong pḥng mới chạy ra và ngăn không cho nhóm đối tượng kia tiếp tục hành hung ông Quang". Trong khi đó, cùng ngày 19/5, Quốc An của tờ Quân đội Nhân Dân, trong bài "Khẩn trương điều tra, làm rơ vụ việc tại Viện Hán Nôm" viết: "Cuộc gặp đang diễn ra th́ có hai người (một nam và một nữ tên là Thư) xông vào hành hung các thương binh làm ông Quang một thương binh bị thương ở năo, ngất xỉu". Một đang tại ngũ (tờ QĐND) một đang nghỉ hưu (tờ Cựu Chiến Binh), dẫu ǵ cũng là đồng đội, mà sao hiệp đồng tác chiến quá dở, văi hài! Chỉ riêng một bối cảnh "thương binh" bị đánh mà ông nói gà, bà nói vịt! Tệ hơn, bài trên tờ QĐND đă bị gỡ xuống nhanh chóng và im như thóc. Tuy nhiên, các nhà báo ngoài lề đảng đă kịp chụp lại làm bằng chứng và công bố lan tràn trên mạng trong ngày 19/5.
|