Chính phủ lưu vong Tây Tạng có thủ tướng mới
Kurt Achin | New Delhi Thứ Tư, 27 tháng 4 2011
Cộng
đồng Tây Tạng lưu vong toàn cầu đă bầu một học giả về pháp luật tốt
nghiệp trường Harvard làm tân Thủ tướng. Một trong ưu tiên đầu tiên của
ông là tổ chức lại chính phủ lưu vong để phụ thuộc ít vào Đức Đạt Lai
Lạt Ma nhưng nhiều vào những định chế dân chủ.
Ông Lobsang Sangay, một nghiên cứu sinh lâu năm của
trường Luật Harvard, chiếm được 55% số phiếu bầu của hơn 50.000 người
Tây Tạng lưu vong
Các giới chức Tây Tạng lưu vong hôm thứ Tư công bố
chính thức ông Lobsang Sangay, 42 tuổi, sẽ là nhà lănh đạo mới của cộng
đồng.
Ông Sangay, một nghiên cứu sinh lâu năm của trường Luật Harvard, chiếm
được 55% số phiếu bầu vào tháng 3 năm nay của hơn 50.000 người Tây Tạng
lưu vong sống tại hơn chục quốc gia. Ông vẫn c̣n cư ngụ tại Mỹ nhưng sẽ
đến Dharamsala phía bắc Ấn Độ, thủ đô thực tế của người Tây Tạng lưu
vong, trong vài tháng tới.
Ấn Độ là nước chủ nhà của cộng đồng Tây Tạng lưu vong kể từ năm 1959,
khi hàng chục ngàn người Tây Tạng đi theo nhà lănh đạo tinh thần Đức Đạt
Lai Lạt Ma xuyên qua biên giới Himalaya miền bắc Ấn Độ để tránh sự chiếm
đóng của quân đội Trung Quốc.
Nhiều thập niên sau đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă đóng một vai tṛ nhiều
người Tây Tạng cho là bất khả thay thế trong nhiệm vụ ḥa giải về tinh
thần, nguyên thủ quốc gia và nhà hoạt động nổi tiếng. Tuy nhiên vào
tháng 3 năm nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma loan báo sẽ từ bỏ chức vụ chính trị
– ủy nhiệm những quyết định hành chánh cho các viên chức dân cử.
Ông Tenzin Tsundue, một nhà văn và nhà hoạt động Tây Tạng nói quyết định
rời bỏ chính trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho thấy tại sao việc bầu ông
Sangay là rất quan trọng.
Ông Tsundue nói: “Ông Sangay không phải chỉ là tân Thủ tướng. Đây là một
kỷ nguyên mới trong chính trường Tây Tạng, bước ra khỏi h́nh bóng rộng
lớn bao trùm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và đây là đại diện dân cử sẽ lănh
đạo người dân Tây Tạng.”
Ông Sangay kém hơn Đức Đạt Lai Lạt Ma 34 tuổi và thế tục hơn vị cao tăng
mà ông thay thế. Ông Sangay chào đời trong một trại tị nạn của người Tây
Tạng tại Ấn Độ và chưa bao giờ đặt chân lên vùng đất mà bản đồ Trung
Quốc gọi là Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn Tây Tạng được tự trị dù rằng một số nhà hoạt
động Tây Tạng thích hoàn toàn độc lập đối với Trung Quốc.
Trong khi đó, tại New Delhi, 3 viên chức của một tổ chức hoạt động có
tên Nghị Hội Trẻ Tây Tạng đang tuyệt thực để phản đối Trung Quốc đàn áp
một tu viện Tây Tạng. Họ cảnh báo nếu t́nh h́nh không được sớm giải
quyết sẽ có một cuộc biểu t́nh đông đảo tại Tây Tạng như đă xảy ra vào
năm 2008
|