Wednesday, April 20, 2011 trang chính || lưu trữ || liên lạc
SỨC MẠNH CỦA ĐÁM ĐÔNG CẦU NGUYỆN
Xă luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 121 (15-04-2011) Vậy là sau 9 ngày bị bắt giữ cách vô cớ gần nơi xử án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, cũng như lănh nhiều trận đ̣n thù và nghe nhiều lời hăm dọa, tối ngày 13-04-2011, hai nhà trí thức và dân chủ hàng đầu tại Hà Nội, luật sư Lê Quốc Quân và bác sĩ Phạm Hồng Sơn đă ra khỏi trại tạm giam số 1 của bộ công an Cộng sản. Việc đầu tiên là họ cùng hai phu nhân dũng cảm đến nhà thờ Thái Hà để tạ ơn Thiên Chúa (dù Bs Sơn c̣n là ngoại đạo) và cảm ơn cộng đoàn tụ họp tại đó lẫn nhiều nơi khác khắp Việt Nam đă liên tục cầu nguyện cho họ kể từ hôm 04-04. Xem ra đây là chiến thắng đầu tiên của chiến dịch đấu tranh bằng tụ tập cầu nguyện. Tổng cục an ninh đối nội thuộc Bộ công an CSVN, và đằng sau nó là Bộ Chính trị, đă không ngờ được làn sóng phản đối mạnh mẽ của giới Công giáo (và cả nhiều cảm t́nh viên ngoại đạo) qua các thánh lễ cầu nguyện cho hai chiến sĩ nhân quyền tại những cộng đoàn lớn ở Giáo phận Hà Nội (Thái Hà, Hàm Long…), Giáo phận Vinh (Yên Đại, Cầu Rầm, Đồng Tháp, Lập Thạch…), Giáo phận Thái B́nh (Thanh Minh…), Giáo phận Huế (An Bằng…), rồi qua các Tuyên cáo phản đối của Cộng đoàn Doanh nhân–Trí thức Công giáo Việt Nam và Cộng đoàn Tín hữu Vinh tại Hà Nội…. Chính thái độ đấu tranh quyết liệt nhưng ôn ḥa của tập thể tín đồ Công giáo trong hơn 9 ngày đó đă đẩy nhà cầm quyền CSVN vào thế lúng túng. Nếu tiếp tục bắt giữ Ls Quân và Bs Sơn về tội “gây rối trật tự” th́ họ sẽ phải đối đầu với làn sóng chống đối của lực lượng Công giáo tại Hà Nội, tại Nghệ An rồi trên toàn quốc và có thể lan sang nhiều giới dân chúng khác như nông dân, công nhân đang công phẫn v́ cuộc sống lâm khốn khổ và quyền lợi bị tước đoạt… Đây là điều mà CSVN rất lo sợ, v́ sự việc có thể sẽ biến thành ng̣i nổ cho một cuộc cách mạng Hoa Lài tại Việt Nam khi mà cơn phẫn nộ của người dân bị đẩy đến tột đỉnh. Ngoài ra, CS cũng không muốn những buổi hiệp thông cầu nguyện lan rộng trên toàn quốc gây khó khăn và cản trở việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân vào ngày 22 tháng 5 tới, nhất là sau khi Khối đấu tranh dân chủ quốc nội 8406 và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền đă ra văn thư kêu gọi tẩy chay tṛ hề định kỳ lố lăng ô nhục này của CS. Thế là Bộ công an bèn cử một phái đoàn đến gặp Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn (Hà Nội) và Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp (Vinh), đề nghị hai vị kêu gọi giáo dân ngừng tham gia các buổi cầu nguyện, để cho công an điều tra về những liên hệ của Luật sư Quân và Bác sĩ Sơn với các lực lượng phản động (một lư cớ lếu láo, thô bỉ, cũ mèm). ĐGM Nguyễn Thái Hợp bèn ra yêu cầu kiên quyết: “Nhà nước phải thả người, chấm dứt bắt giữ. Nếu điều này không được thực hiện, th́ ngay cả chúng tôi cũng không thể kiểm soát hoặc ngăn chặn việc cầu nguyện của giáo dân, vốn đúng Giáo lư, Giáo luật và Pháp luật, chẳng ai có quyền cấm cản”. Nỗi sợ hăi việc tín đồ tụ tập cầu nguyện nhằm đấu tranh bất bạo động cho công lư đă nằm trong “gen di truyền” của CS. Người ta nhớ lại trước đây tại VN, vào ngày 13-08-1981, khi bị vô cớ chặn đường (4 lần) trong cuộc hành hương đến La Vang (Quảng Trị), linh mục Nguyễn Văn Lư và giáo dân Huế đă quỳ xuống bên vệ đường cầu nguyện. Dân chúng ṭ ṃ kéo đến xem, vậy là công an đành phải để cho đoàn hành hương đi tiếp. Thế nhưng sau đó, vị khởi xướng lối đấu tranh này đă bị trả thù bằng 10 năm tù, rồi nhóm đại chủng sinh giáo xứ Phủ Cam, v́ diễn lại bài học đó trong một vở kịch vui 10 phút, đă phải trả giá bằng 13 năm “cải tạo”. Gần đây hơn, ngày 15-12-2007, khi viết thư kêu gọi linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà Nội “tích cực cầu nguyện để những nơi tôn nghiêm của tôn giáo được tôn trọng, nhu cầu chính đáng của Giáo phận và của Hội đồng Giám mục được đáp ứng”, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đă làm dấy lên những cuộc tập hợp cầu nguyện v́ công lư chưa từng có trước Ṭa Khâm sứ, với con số tín hữu lên tới cả chục ngàn. CS hết sức lo sợ, bèn ngấm ngầm vận động với Vatican, khiến ngày 30-1-2008, Hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone đă viết một bức thư yêu cầu vị TGM can trường phải buộc các linh mục và giáo dân Hà Nội chấm dứt tụ tập cầu nguyện, kẻo sinh hậu quả tai hại… Hậu quả tai hại đó không ai ngờ là Ṭa Khâm sứ của Giáo hội bị mất mà ghế Tổng Giám mục của Đức Cha Kiệt cũng bay! Gần hơn nữa, trong cuộc tập hợp vĩ đại lên đến cả nửa triệu tín đồ tại Trung tâm Thánh mẫu Toàn quốc La Vang nhân lễ Bế mạc Năm thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam ngày 05-01-2011, CS đă học được bài học cũ nên một đàng cho viên chức cao cấp của ḿnh (phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân) tới tuyên truyền và phủ dụ, đàng khác cho công an đến cả ngàn tên vừa len lỏi vào đám đông hành hương vừa cộng tác với ban điều hành đại lễ để dập tắt từ trong trứng nước mọi toan tính cầu nguyện cho những cộng đoàn Công giáo bị bách hại trong mấy năm rồi. Không những Công giáo, mà ngay cả các tôn giáo khác cũng bị CS nhiều lần cấm cản cầu nguyện. Chẳng hạn sáng ngày 14-12-2010, cả ngàn công an, dân pḥng, “quần chúng tự phát” đă đến tàn phá Vườn Cầu nguyện (và Văn pḥng trung ương) của Giáo hội Tin Lành Mennonite tại Quận 2 Sài G̣n. Ngày 19-12-2010, khoảng 500 tín đồ thuộc Giáo hội Phúc âm Toàn vẹn, Giáo hạt Thanh Hóa (dưới quyền của Mục sư Nguyễn Trung Tôn) đang khi sắp tổ chức lễ mừng Giáng sinh tại thôn Hoàng Lạp, xă Đông Phú, huyện Đông Sơn, th́ đă bị công an, dân quân ngăn cản, chửi bới, đánh đập tàn nhẫn. Chiều cùng ngày, hàng ngàn tín đồ Tin lành thuộc Hội thánh Lời Sự Sống (của Ms Nguyễn Hữu Bảo) cũng bị lực lượng công an với dùi cui, roi điện, ṿi rồng, đàn áp, đánh đập khi họ đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đ́nh Hà Nội đă thuê mướn, để tham gia buổi thờ phượng. Cuộc lễ của Giáo hội Ḥa Hảo Thuần túy hôm 29-03-2011 (kỷ niệm 64 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn) cũng bị đàn áp khốc liệt đến độ việc tập hợp cầu nguyện tại địa điểm chính đă không thành. Bài học về “nguy cơ của việc cầu nguyện tập thể” ấy, CSVN đă học từ bên Đông Âu vào cuối thế kỷ trước, nơi mà các cuộc xuống đường lật đổ chế độ đă bắt đầu từ các cuộc tập họp tại các nhà thờ Kitô giáo… Chẳng hạn tại Rumani, linh mục Chính thống giáo Laszo Tokes, đầu năm 1989, đă liên tục quy tụ giáo dân trong ngôi nhà thờ của ḿnh tại thành phố Timisoara để cầu nguyện cho công lư, đấu tranh cho nhân quyền. Thế là vào ngày 14-12-1989, cha bị chính quyền Ceaucescu trục xuất ra khỏi Romania. Chính vụ trục xuất này đă tạo ra cuộc chống đối của người dân tại thành phố ấy, kéo theo sự nổi dậy của toàn dân, dẫn đến chính biến chấm dứt chế độ độc tài Rumani ngày 25-12, và Ceaucescu bị xử tử. Tại Đức th́ cuộc đấu tranh làm sụp đổ chế độ lại bắt đầu từ một nhà thờ Tin Lành: nhà thờ Thánh Nikolai tại thành phố Leipzig, do Mục sư Christian Fuhrer cai quản. Đầu thập niên 1980s, Mục sư bắt đầu các buổi cầu nguyện hàng tuần cho ḥa b́nh. Đến nhà thờ này, phần đông là giới trẻ mang tinh thần sôi động, và họ tụ tập càng ngày càng đông. Công an khởi sự để ư theo dơi. Tháng 10-1989, nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập nước Cộng ḥa Dân chủ Đức, nhà cầm quyền ra tay bố ráp. Nhiều tín đồ đến cầu nguyện đă bị đánh đập, bắt giam, nhưng công an vẫn không ngăn cản được cuộc tụ tập. Hai ngày sau lễ kỷ niệm, từ nhà thờ Thánh Nikolai, hơn 70.000 người diễn hành xuyên qua thành phố, trong khi các chiến binh mang vũ khí đứng nh́n bất động. Và chỉ hơn tháng sau, ngày 09-11-1989, bức tường Berlin bị sụp đổ. Kể từ đó, nhà thờ Thánh Nicolas được mang danh là "Ngôi nhà thờ đă giúp phá sập Bức tường ô nhục". Bên Ba Lan th́ cuộc đấu tranh phía tôn giáo lại đến từ một linh mục Công giáo. Đó là cha Jerzy Popieluszko. Tháng 2-1982, sau khi Công đoàn Đoàn kết bị lệnh thiết quân luật đè bẹp, cha Popieluszko bắt đầu cử hành Thánh lễ mà cha gọi là "Thánh lễ cầu nguyện cho Tổ quốc". Không mấy chốc, nhiều linh mục khác trên toàn quốc cũng hưởng ứng nồng nhiệt. Tháng 6-1984, sau nhiều lần bị giam giữ và hỏi cung, cha Popieluszko đă chính thức bị kết tội “lạm dụng chức vụ linh mục để tuyên truyền chống nhà nước”. Nhưng chỉ 1 tháng sau, án lệnh được đ́nh hoăn, có lẽ v́ nhà cầm quyền sợ bàn tay hỗ trợ từ Rôma là Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, một đồng hương của vị linh mục. Song v́ tiếp tục can đảm bênh vực cho công lư và nhân quyền, cha Jerzy Popieluszko bị công an cộng sản bắt cóc và giết chết. Xác ngài được t́m thấy trên mặt hồ ở sông Vistula vào ngày 30-10-1984. Sau đó chuyện ǵ xảy ra tại Ba Lan th́ ai cũng rơ. Hôm nay, nhờ sự hợp lực cầu nguyện của các tín hữu Công giáo, Luật sư Quân và Bác sĩ Sơn đă được trả tự do. Và CS chắc chắn mong muốn hành vi đấu tranh rất đặc trưng tôn giáo này phải dừng lại. Nhưng đâu có được! Bất công vô tận vẫn c̣n đó. Thời sự nhất là vụ kết án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong phiên ṭa lưu manh, ô nhục hôm 04-04 mới rồi tại Hà Nội, với đủ tṛ vô liêm sỉ của một lũ côn đồ xă hội đỏ mà ngay cả giới côn đồ xă hội đen cũng lấy làm xấu hổ, không muốn được so sánh với, v́ ít nhất họ cũng c̣n có nghĩa khí giang hồ. Xa hơn chút nữa là phiên ṭa cũng rừng rú không kém tại Sài G̣n ngày 20-01-2010, kết án Ls Lê Công Định, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức cách bất công tàn bạo. Rồi hàng trăm tù nhân chính trị phải chịu án bất công, hàng ngàn tù nhân h́nh sự (phi cán bộ) phải chịu án oan nghiệt, hàng chục vạn công nhân bị bóc lột sức lao động, hàng triệu nông dân bị tước mất ruộng vườn, và cuối cùng là hơn 80 triệu người dân bị giam trong một nhà tù vĩ đại. Những bất công đó cần phải được tiếp tục cầu nguyện cho và cầu nguyện cách tập thể. Cho tới khi hết các nạn nhân của bất công và nhất là hết cái chế độ bất công này. Đây là nghĩa vụ cấp thiết nhất của các tín đồ, bằng không th́ họ chỉ có tôn giáo mà không có đức tin (Lm Nguyễn Ngọc Tỉnh). Đó càng là nghĩa vụ quan trọng của các lănh đạo tinh thần tại VN, theo gương bên Đông Âu, nơi những lănh đạo tinh thần được gọi là thánh nhân của Giáo hội th́ cũng mang danh anh hùng của Dân tộc! BAN BIÊN TẬP |