Friday, June 17, 2011                             trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Nguyễn Huệ

Nguyễn Huệ 1753 – 1792), c̣n được biết đến là Quang Trung Hoàng đế ,vua Quang Trung hay Bắc B́nh Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lănh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

 Hoàng đế Quang Trung là nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XVIII, nhưng ông không thể biến những ước vọng cá nhân thành hiện thực; bởi lịch sử chỉ sản sinh một "Quang Trung đại đế", mà không thể tạo nên "thời đại Quang Trung" đúng nghĩa. Âu đó cũng là định mệnh lịch sử đă an bài


Nguồn gốc ḍng Tây Sơn

 Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, ḍng dơi Hồ Quư Ly.Họ theo chân chúa Nguyễnvào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố (cụ nội) của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Châu, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái ḿnh từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ.Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đă đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.

 Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Ông c̣n có tên là Quang B́nh, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Sau này, người dân địa phương thường gọi ông là Đức ông B́nh hoặc Đức ông Tám.

 Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất:

§http://nhungtrangsuviet.intuitwebsites.com/tp.gifCác sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thuỷ mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn đă khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ".

§http://nhungtrangsuviet.intuitwebsites.com/tp.gifDân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ c̣n có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ.

§http://nhungtrangsuviet.intuitwebsites.com/tp.gifTheo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen th́ Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy c̣n Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám.

§http://nhungtrangsuviet.intuitwebsites.com/tp.gifLê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ".

 Lớn lên, ông và Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn vơ với thầy Trương Văn Hiến. Trương Văn Hiến là môn khách của Trương Văn Hạnh, c̣n Trương Văn Hạnh là thầy dạy của Nguyễn Phúc Luân - thân phụ của Nguyễn Ánh. Sau khi Trương Văn Hạnh bị quyền thần Trương Phúc Loan hăm hại, Trương Văn Hiến chạy vào B́nh Định. Chính người thầy này đă phát hiện được khả năng của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của Trương Văn Hiến. Tương truyền Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều là những người rất giỏi vơ nghệ và là những người khai sáng ra một số vơ phái B́nh Định. Nguyễn Huệ khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, và cả ba anh em Tây Sơn sáng tạo Độc lư thương. Tây Sơn tam kiệt có vai tṛ rất lớn cho sự h́nh thành, phát triển vơ phái Tây Sơn B́nh Định, là những đầu lĩnh sáng tạo, cải cách các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho ba quân trong giai đoạn đầu khởi nghĩa.


NHỮNG CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH

ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

 Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.

 Quân Tây Sơn do Đại tư mă Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Th́ Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra c̣n có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung c̣n tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ư chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Măn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

 Tôn Sĩ Nghị coi thường quân Tây Sơn, sau nghe lời các tướng của Chiêu Thống th́ có lo đôi phần, hẹn mồng 6 Tết ra quân đánh Tây Sơn.

 Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đă ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét t́nh h́nh, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.

 Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía Tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía Nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía Bắc sông Nhị Hàvà huyện Phượng Nhăn.

 Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 g̣ đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là g̣ Đống Đa.

 Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch pḥng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mănh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết. Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi th́ Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hăi đă bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm ḍng sông bị nghẽn ḍng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người. Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong ṿng 6 ngày, quân Tây Sơn đă đánh tan quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự chào đón của dân chúng Bắc Hà.

Khi vào trongThành Thăng Long bộ đồ trên người Vua Quang Trung vẫn c̣n vương đầy thuốc súng.

 NHỮNG CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH

TRẬN RẠCH GẦM - XOÀI MÚT

 Tháng 2 năm Giáp Th́n (1784), Nguyễn Ánh sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Vọng Các (Bangkok). Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiếc thuyền sang giúp. Ngoài ra c̣n có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, nhưng thực chất ư đồ nhằm tạo gọng ḱm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn. Quân Xiêm nhanh chóng lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc, ra tay cướp phá bừa băi. Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là pḥ mă Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đem binh vào chống giữ.

Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ đánh vài trận nhưng không thắng có ư rút binh nhưng gặp dịp một tướng của Nguyễn Ánh là Lê Xuân Giác về hàng bày mưu phục binh. Mưu hợp với Nguyễn Huệ nên ông nghe theo liền cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần Rạch Gầm và Xoài Mút (ở phía trên Mỹ Tho) để đánh một trận lớn tiêu diệt quân Xiêm.

 Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Th́n), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo ḍng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền pḥng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút. Quân Xiêm quen mùi thắng nên tiến vào trận mai phục của Tây Sơn, khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn sử dụng pháo bắn uy hiếp dữ dội ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Bên cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nă đạn tới tấp vào đội h́nh làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị ch́m, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đă bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện.

Một trận quyết chiến diễn ra trong không đầy một ngày đă tiêu diệt gần như hoàn toàn 2 vạn quân Xiêm, số c̣n sống sót chỉ được vài ngh́n người chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Cánh quân bộ nghe tin thất trận cũng tan ră và tháo chạy. Nhị vương Xiêm La Chiêu Tăng, Chiêu Sương chạy theo đường bộ về Xiêm; c̣n Nguyễn Ánh phải chạy ra đảo Thổ Chu rồi về Cổ Cốt được Cai cơ Trung đón sang Xiêm.

Sau trận đánh này, quân Xiêm khiếp đảm trước sức mạnh của Tây Sơn, “sợ Tây Sơn như sợ cọp”. Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn để đô đốc là Đặng Văn Trấn ở lại trấn đất Gia Định.