Saturday, March 30, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

  

 

Friday, 29 March 2013 10:40

· Phó Thống Đốc Texas bày tỏ sự ủng hộ

· Ủy Ban Bảo Vệ Tượng Đài Kêu Gọi Tiếp Tục Tranh Đấu

-          Tại góc đông bắc của khuôn viên toà nhà Quốc hội Texas, chưa tới 10 giờ sáng ngày thứ hai 25 tháng 3, 2013 nhưng đám đông đă tề tụ trên.  Số đông quan khách là các cựu quân nhân mặc quân phục thật mới nhưng những mái tóc đă hoa râm, nhiều người đến bằng xe lăn.

-            Tượng Đài đă được chờ đợi quá lâu!

Khoảng 300 ghế được kê trước một khán đài có đặt một chiếc hộp sắt đựng thẻ bài của 3,417 cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Texas đă tử nạn tại Việt Nam, những thẻ bài này sẽ được gắn trên bệ của Tượng đài, và mẫu tượng đài mới đă đổi người lính VNCH bằng người lính Mỹ gốc Á Châu lần đầu tiên được trưng bày nơi công cộng.

Trên hàng ghế danh dự chúng tôi ghi nhận có Phó Thống Đốc David Dewhurst, Thị Trửởng Austin Lee Leftingwell, ái nữ của cố TT. Lyndon Johnson, bà Luci Baines Johnson, Cựu Đại tá không quân Jim Lamar, người bị CSVN bắn rớt máy bay và cầm tù 7 năm trong nhà tù Hỏa Ḷ tại Hà Nội và nhiều yếu nhân khác,

Sau 7 phát súng chào mừng, các quan khách lần lượt phát biểu với những bài diễn văn đầy xúc động. Diễn giả danh dự, nhà báo, nhà văn quân đội Joe Galloway, người nhận huy chương ngôi sao đồng, là phần thưởng cao quư nhất dành cho dân sự trong cuộc chiến VN, đă gọi Tượng đài là “ một chờ đợi quá lâu.” Ông c̣n kêu gọi việc phục hồi danh dự cho cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại VN cần nhiều nỗ lực hơn nữa cho đến khi không c̣n một cựu chiến binh nào phải sống dưới gầm cầu, hay lang thang, không nhà, không cửa mới chấm dứt.

Họ đă từng bị nhổ vào mặt và gọi là “baby killers”

Hôm nay họ được “Welcome home brothers!”

Những bài diễn văn khác nói đến hoàn cảnh khốn khổ của cựu chiến binh Hoa Kỳ sau khi từ chiến trường VN trở về. Mặc dù hôm nay những tài liệu và nhân chứng đă chứng minh rằng những người chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN cùng với quân đội VNCH chưa hề thua một trận nào trong suốt cuộc chiến máu lửa dài 21 năm. Cả hai quân đội đă chiến đấu và hy sinh anh dũng. Họ đă thắng ngoài mặt trận. Nhưng hậu trường chính trị đă bán đứng họ. Và khi họ trở về, những cựu chiến binh Hoa Kỳ đă bị phỉ nhổ giữa nơi công cộng, bị gọi là kẻ giết người, những ông “quai bị” chuyên giết trẻ con (baby killers), những kẻ xâm lược làm nhục Hoa Kỳ,…Cấp trên của họ đă từng khuyên họ không nên mặc quân phục ra ngoài đường để tránh những cảnh lăng nhục này. Họ đă phải ngậm đắng, nuốt cay, câm nín, trong nhiều năm. Họ đă không được “welcome home” trong nhiều năm tháng. Diễn giả với giọng nghẹn ngào, quan khách mắt ướt sụt sùi. Không khí thật cảm động, mọi người như gần nhau hơn với những kư ức về những năm tháng đau buồn của đất nước Hoa Kỳ.

Hầu như tất cả những diễn giả đă nhiều lần nhắc đi, nhắc lại câu “Chào mừng các anh đă trở về!” (Welcome home brothers!” Phó Thống Đốc David Dewhurst, một cựu chiến binh VN, phát biểu: “Chúng ta phải nói câu chào mừng này bao nhiêu lần cho đủ để bù đắp sự thiết sót trong quá khứ!”

Buổi lễ gần như hoàn hảo nếu…

Buổi lễ gần như hoàn hảo cho đến khi ông Robert Floyd, chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, một luật sư tại Austin, không phải là cựu chiến binh VN, lên đọc diễn văn. Báo Austin American Statesman, nhật báo lớn nhất và duy nhất tại thủ đô Austin ra ngày 26 tháng 3, 2013, một ngày sau Lễ Động Thổ, đă tường thuật như sau:

“ Tượng đài này không là một tranh căi, ông Robert Floyd, chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài tuyên bố.

Tuy nhiên, nó thực đúng là một tranh căi. Một nhóm cựu quân nhân của Nam Việt Nam và những người ủng hộ họ đă nắm tay nhau biểu t́nh chống đối việc loại bỏ người lính VNCH ra khỏi tượng đài của mẫu nguyên thủy và thay vào bằng tượng người ĺnh Mỹ gốc Á Châu.

“Những người này (lính VNCH) đă chịu quá đủ những khổ đau!”

Bài Báo viết tiếp:

“Những người này đă phải chịu quá đủ những khổ đau.” Đó là lời tuyên bố của ông Patrick Reilly, cư dân Cedar Park. Ông Reilly cũng cho biết ông từng là thành viên của ban thiết kế tượng đài. Ông nói tiếp:” Vấn đề này sẽ khiến tiểu bang Texas phải tím mặt (black eye) nếu không giải quyết thỏa đáng”.

Độc giả có thể vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài báo.

http://www.statesman.com/news/news/state-regional/officials-break-ground-for-vietnam-veterans-monume/nW4Hg/

Ông Patrick Reilly, thương phế binh Thủy Quân Lục Chiến, cụt cả hai chân tại Huế năm 1968. Người có mặt tại buổi lễ cùng với trên 100 cựu chiến binh VN đến từ Houaton, San Antonio và Austin. Họ đứng hàng ngang ngay sau khán đài bên cạnh mẫu tượng đài nguyên thuỷ, với quân phục chỉnh tề cầm cờ Texas, Hoa Kỳ và cờ VNCH và những biểu ngữ kêu gọi Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài hăy trả người lính VNCH cho Tượng đài để tất cả những cựu chiến binh, những người từng sát cánh chiến đấu cùng được vinh danh. Ông Patrick hoan hỷ:

“Chúng ta đă thắng lớn! Cám ơn tất cả những người tham dự. (We hit a home run! Thanks to everyone!)”

Phó Thống Đốc Texas David Dewhurst đă dừng lại trước những người Việt đang biểu t́nh thầm lặng ông ôn tồn nói lời ủng hộ:

“Cám ơn quư vị đă đến dây để bày tỏ ư kiến của ḿnh. Tôi đồng ư với quư vị.”

Tâm t́nh của cựu quân nhân VNCH

Đại tá Nguyễn Văn Nam, cựu chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia đầu tiên tại Houston phát biểu:

“Chúng ta làm việc hôm nay rấr tốt. Tượng đài chiến tranh VN mà không có người VN th́ thật là vô lư. Tôi nghĩ vụ này có bàn tay của nhóm thân cộng. Họ không hiểu ǵ hết về chiến tranh VN”

Cựu Đại tá Trương Như Phùng, Tổng Hội Trưởng Tổng hội Cựu Chiến Sĩ VNCH cũng đến từ Houston góp tiếng:

“Đến đây để thấy tượng người lính VNCH bị loại bỏ, tôi rất xúc động. Ḿnh phải tranh đấu cho tới cùng.”

Ông Thiện Nguyễn, hội trưởng của Gia Đ́nh Mũ Đỏ Austin chia sẻ:

“ Quan niệm của riêng tôi th́ chúng tôi đến đây vừa để cám ơn những người lính Hoa Kỳ ở Texas đă chiến đấu và hy sinh cho quê hương Việt Nam và đề đạt nguyện vọng một cách ôn hoà là yêu cầu những người có thẩm quyền giữ lại người lính VNCH như nguyên thủy.”

Sự hỗ trợ của các chị em phụ nữ

Và ngay cả những người không tham dự được cũng đóng góp. Dược sĩ Dr. Nguyễn Khoa Diệu Thảo đă gửi tặng nước uống và tiền in ấn “flyers” cho cuộc biểu t́nh.

Các chị trong hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) Bùi Kim Hoàn, Trần thị Tuyết, Mai Long, Hoàng Dung,…đă có sáng kiến là đi gặp từng người để trao “flyer” giải thích về nguyện vọng của người Việt Texas. Họ đặc biệt nhắm vào quan khách, truyền thông Hoa Kỳ và cựu quân nhân. Riêng chị Bùi Kim Hoàn đă đan một khăn quàng cổ theo mẫu lá cờ VNCH, Chị đă cùng với bà Nancy Bùi hội trưởng hội VAHF trao tặng chiếc khăn cho ái nữ Luci Baines Johnson của cố TT Lyndon Johnson. Bà Luci rất cảm động. Bà đă đeo khăn quàng cổ này khi bà cùng với trên 10 quan khách cầm xẻng lật ụ đất là nghi thức chính của lễ động thổ.

Buổi lễ đă bế mạc khỏang 12 giờ cùng ngày.

Lời kêu gọi tiếp tục đấu tranh

Nha sĩ Alvin Diệu, chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Tượng Đài không dấu được sự vui mừng khi chia sẻ với người viết:

“Mệt quá chị! Nhưng cũng đáng công. Sự tham dự đông đủ của các hội đoàn quân nhân với quân phục đẹp, cầm cờ, biểu ngữ nghiêm trang và khí thế. Xin đặc biệt cám ơn sự hỗ trợ của 3 đài truyền h́nh đến từ Houston đài SGN, ViệtFace, BYN, và đài VOA, đài RFA, cùng nhiều đại diện báo chí, website khác. Cũng xin cám ơn các chị đă có mặt và sát cánh với chúng tôi. Gần 8 tháng qua, chúng ta tranh đấu quyết liệt nhưng trong ôn hoà và thầm lặng, nhưng khí thế của chúng ta hôm nay, đă chuyển sang thế công dù vẫn rất ôn hoà. Chúng ta đang có đà, chúng ta cần phải tiếp tục đánh tới để có kết quả cuối cùng là trả lại người lính VNCH về vị trí nguyên thủy.”

Và Nha sĩ Alvin Diệu thay mặt Ủy Ban vừa đưa ra thông báo thứ hai, kêu gọi đồng hương Texas tham gia Ngày Vinh Danh Người Việt Texas vào ngày 17 tháng 4, 2013 sắp tới. Chúng tôi xin cho đăng nguyên văn vào cuối bài viết này để kính tường.

Tiếng nói của Dân Biểu Việt Texas duy nhất

Người viết nhận thấy không có sự có mặt của Dân biểu Hubert Vơ trong buổi lễ nên đă liên lạc với văn pḥng của ông để hỏi lỳ do. Dân biểu Vơ chia sẻ:

“ Một phần v́ bận theo dơi mấy dự luật quan trọng trong nghị trường, phần khác tôi muốn bày tỏ sự phản đối của tôi trong việc thay đổi này”.

Ông c̣n cho biết, công việc vận động trong nghị trường vẫn c̣n tiếp tục và những ngày tới ông sẽ có buổi gặp gỡ với Thống Đốc Rick Perry để nói lên nguyện vọng của người Việt Texas. Ông c̣n cho biết, việc vận động cho nghị quyết Ngày Vinh Danh Người Việt Texas được thông qua vào ngày 17 tháng 4, 2013 sắp tới cũng nằm trong nỗ lực vận động sự công nhận của quốc hội và chính quyền về sự có mặt cũng như đóng góp tích cực của trên 210,000 người Việt vào tiểu bang Texas này. Dân biểu Vơ mong mỏi mọi đồng hương tham gia đông đảo để tạo khí thế cũng như cảm t́nh với người bản xứ. Văn pḥng của ông cũng cho biết Thống đốc Rick Perry đă nhận lời gặp cộng đồng người Việt Texas trong dịp này. Đây là một dịp hiếm có để đồng hương có thể trực tiếp đưa nguyện vọng tới vị nguyên thủ của tiểu bang.

Vài nhận xét của người viết

Hơn hai tiếng đồng hồ có mặt tại buổi lễ, người viết hiểu được nỗi khổ đau và uất ức của những người lính Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN và gia đ́nh họ. Họ đă không có chọn lựa. Dù muốn, dù không, họ đă đi v́ tiếng gọi của trách nhiệm, của quê hương. Họ đă chiến đấu trong gian khổ. Nhưng họ đă phải hy sinh trong nhục nhằn chỉ v́ thế lực chống chiến tranh tại đất nước này vào thời điểm đó quá mạnh.

Những người trong nhóm phản chiến này là ai? Họ là những thành phần không hiểu nhiều về cuộc chiến, là những người sợ hăi chiến tranh, dù là chiến tranh tự vệ. Lúc đó chính phủ Hoa Kỳ dùng h́nh thức quay sổ số để bắt quân dịch. Đă có rất nhiều người khi tên của họ được đưa vào danh sách để quay số, họ đă bỏ trốn. Trong đó có rất nhiều người sau này trở thành chính trị gia nắm quyền điều hành đất nước Hoa Kỳ như cựu TT. Bill Clinton. Vị cựu Tổng Thống Hoa Kỳ này đă chạy sang Anh theo học tại đại học Oxford để trốn quân dịch. Những người lính Mỹ theo lệnh ṭng quân ra chiến trường để hy sinh mạng sống và tương lai của họ. Những kẻ trốn quân dịch được ở nhà, đi học và đi biểu t́nh để chống chiến tranh và chống chính anh em, bạn bè. Tệ hại hơn nữa là họ đă bắt tay với kẻ thù CSVN, như Jane Fonda. Bà ta đă đến Hà Nội phát thanh kêu gọi phi công Hoa Kỳ ngừng bỏ bom và chỉa súng pḥng không như thể đang bắn những phi công Hoa Kỳ. Chồng của bà ta lúc bấy giờ là Roger Vadim được Jane Fonda chu cấp và không phải làm ǵ ngoài việc vận động phong trào biểu t́nh chống chiến tranh Việt Nam không chỉ tại các Đại học Hoa Kỳ mà ngay cả trên trên toàn thế giới kêu gào chấm dứt chiến tranh. Truyền thông Hoa Kỳ và thế giới đă nhập cuộc. Và họ đă thành công trong việc đánh gục những chiến binh Hoa Kỳ tại chính trường. Chính quyền Hoa Kỳ không c̣n con đường nào khác là chấm dứt chiến tranh “trong danh dự” và hy sinh miền nam Việt Nam bằng mọi giá.

Ảnh hưởng của những kẻ phản chiến này nhiều năm sau vẫn c̣n đậm nét. V́ họ không phải ra chiến trường. Họ ở tại hậu phương yên lành để học, tốt nghiệp trở thành những giáo sư, sử gia. Họ tiếp tục chạy tội và bênh vực cho chính kiến của họ qua những bài viết, sách vở, phim ảnh và cả sách giáo khoa. Họ gọi chính anh em họ là “kẻ xâm lăng” và v́ thế họ đă không ngần ngại gọi người Nam Việt Nam chúng ta là “tay sai của kẻ xâm lược”.

Một điều khiến người viết suy nghĩ là những cựu quân nhân Hoa Kỳ dù trở về trong nghịch cảnh, nhưng họ vẫn vươn lên. Có nhiều người trở lại trường đi học và trở thành những người quan trọng trong chính trường như Thượng Nghị Sĩ John McCain hay chính vị Phó Thống đốc David Dewhurst của tiểu bang này,… và trong mọi lĩnh vực kh ác. Dần dần, họ đă thay đổi được cái nh́n lệch lạc của xă hội về một cuộc chiến tranh đầy ư nghĩa đă bị những người v́ quyền lợi cá nhân và bè phái bôi nhọ và làm méo mó trong hơn nửa thế kỷ qua. Hôm nay đây, tượng đài vinh danh những chiến sĩ Hoa Kỳ được dựng lên, th́ lại có cảnh hạ bệ người lính VNCH, đồng minh của họ. Những người đă bị nhà cầm quyền CSVN trả thù, trù đập thẳng tay. Họ đă bị cầm tù, đánh đập, chết trong tủi nhục trong những trại tù tăm tối và hơn tất cả, họ đă mất quê hương, dù đất nước c̣n đó nhưng chỗ dung thân của họ và gia đ́nh họ không c̣n nữa. Những câu chuyện đau thư ng, nhục nhằn của họ mấy ai đă đem ra trước công luận Hoa Kỳ hay thế giới? Trong khi ảnh hưởng của phe phản chiến vẫn c̣n đây và đang tự tung, tự tác ngay trên khuôn viên quốc hội Texas này.

Liệu hững người cựu quân nhân Hoa Kỳ có cảm thấy vinh dự với tượng đài này không, khi đồng minh của họ bị sỉ nhục? Và những người lính VNCH đang ở đâu? Đến bao giờ họ mới được vinh danh là những anh hùng bảo vệ tự do trên chính quê hương của họ?

TG/03/2013

Thông Báo Số 2 của Ủy Ban Bảo Vệ Tượng Đài Texas

Ủy Ban Bảo Vệ tượng Đài Texas trân trọng thông báo:

Cuộc biểu t́nh thầm lặng của trên một trăm người Việt Texas tại buổi Lễ Động thổ sáng ngày thứ hai 25 tháng 3, 2013 vừa qua đă đạt được kết quả đáng khích lệ. Trên 700 quan khách đă biết đến mẫu tượng đài bị thay đổi và h́nh người lính Việt Nam Cộng Hoà đă bị loại. Hầu hết báo chí, đài truyền h́nh của thủ đô Austin đă nói đến sự có mặt và nỗi bất b́nh của người Việt Texas.

Ủy Ban xin chân thành gửi lời cám ơn tới từng cá nhân của quư vị đă hy sinh một ngày làm việc, các vị ở xa đă không quản ngại đường xá xa xôi, các vị cao niên không ngại gió lạnh đă đứng ngoài trời vác cờ và biểu ngữ. Quư bà, quư cô đă đến gặp từng quan khách, trao tài liệu và giải thích lư do của cuộc biểu t́nh.

Để khai triển những thành quả tốt đẹp này và để hỗ trợ cho những vận động bên trong của Dân biểu Hubert Vơ, Ủy Ban Bảo Vệ Tượng Đài kêu gọi quư đồng hương tham gia Ngày Vinh Danh Người Việt Texas vào ngày 17 tháng 4, 2013 tại toà nhà Quốc Hội Texas tại số 112 E 11th St, Austin, trung tâm thủ đô Texas. Trong ngày vinh danh này, người Việt Texas sẽ được gặp gỡ chủ tịch Thượng và Hạ Viện Texas, đông đảo các thượng nghị sĩ và dân biểu. Đặc biệt, theo thông báo của văn pḥng của Dân biểu Hubert Vơ, Thống Đốc Perry sẽ đến để gặp gỡ người Việt Texas trong dịp này. Đây là dịp mỗi người chúng ta có thể tiếp xúc trực tiếp với chính quyền và Quốc hội Texas để đề đạt nguyện vọng của chúng ta.

Ủy Ban Bảo Vệ Tượng Đài tha thhiết kêu gọi đồng hương một lần nữa hăy tham gia Ngày Vinh Danh Người Việt Texas để được chứng kiến chính quyền và quốc hội Texas công nhận sự lớn mạnh của cộng đồng chúng ta và để cám ơn tiểu bang Texas đă cưu mang chúng ta. Đặc biệt là để tiếp tục tranh đấu cho người lính VNCH được trờ về vị trí trên tượng đài Texas. Chúng ta cương quyết tranh đầu tới cùng.

Tại Houston xin quí vị ghi danh để giử chỗ xe bus và tập hợp trong khuôn viên Hong Kong 4 lúc 5:00AM ngày thứ tư 17 tháng 4, 2013 và xe bus sẽ khởi hành lúc 5:30AM để đến Austin kịp giờ. Các cựu quân nhân xin mặc thường phục và nón cựu chiến binh (kiểu Mỹ). Các cư dân việt Texas xin trang phục kiểu người Texas.

Một lần nữa, xin chân thành cám ơn và kính chúc quư người Việt Texas một ngày Vietnamese American Texans Day Không quên.

Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Tượng Đài Texas: Nha sĩ Dr.Alvin Diệu Nguyễn, DDS # (281) 498-3117

http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=13041:vit-biu-tinh-ti-l-ng-th-thng-ln-truyn-thong-m-loan-tin-rng-rai&catid=1:cng-ng&Itemid=49