Khủng
bố
Có những điều khủng bố làm chúng ta khó quên.
Tôi c̣n nhớ măi lần đầu tiên tôi chứng kiến hậu quả của
một cuộc tấn công khủng bố là ở Sàig̣n hồi đầu thập niên
1970, và đó là vụ Việt Cộng tấn công nổ bom vũ trường Tự
Do. Khi tôi đến nơi th́ vụ nổ đă xảy ra.
Quang cảnh đẫm máu mà lần đầu tiên tôi được chứng kiến
đó quả thật kinh hoàng. Nhưng điều đă ám ảnh tôi suốt từ
thời đó cho đến ngày nay không phải là quang cảnh chung.
Điều đập vào mắt tôi, nằm giữa con đường, là một chiếc
giày cao gót thật đẹp, đỏ chói lọi. Nhưng vẫn c̣n nằm
trong chiếc giày là cái chân của một người đàn bà. Phản
ứng của con người trước một cú shock nhiều khi thật kỳ
lạ. Tôi c̣n nhớ tự nhủ hẳn nàng đẹp lắm, kiêu sang như
đôi giày cao gót stiletto đỏ chót lấp lánh như đôi giày
của cô bé lọ lem vậy.
Cho đến bây giờ, trong những cơn ác mộng tôi vẫn c̣n
thấy chiếc giày đó.
Sau
này tôi đă trải qua nhiều cuộc khủng bố khác. Tôi không
có mặt ở New York vào ngày 9 Tháng Mười Một năm 2001.
Nhưng tôi chưa quên cảm tưởng khó tin khi vừa ăn trưa
trở về pḥng làm việc ở đài BBC và đứng nh́n vào màn
h́nh, thấy cái phi cơ đâm vào World Trade Center mà vẫn
cứ tự nhủ hẳn là ai đó làm phim kinh dị!
Chẳng mấy lâu sau khủng bố đă đến với Luân Đôn. Đứng
nh́n cái xe bus hai tầng mà b́nh thường cũng có lúc tôi
dùng, nằm trơ trọi, tung mất mái, để lộ tầng thứ hai với
những dấu vết c̣n lại của những hành khách đă bị thương
hay không c̣n nữa. Một cái back-pack nằm ở một góc, cái
ví góc kia, cây dù cố hữu của người dân Anh...
Nhưng cái điều làm tôi nhớ nhất về ngày 7 Tháng Bảy năm
2005 là âm thanh. Đầu tiên là tiếng c̣i hụ xe cứu thương
và xe cảnh sát. Luân Đôn là một thành phố không bao giờ
thiếu tiếng c̣i hụ xe cấp cứu nhưng tôi đă giật ḿnh khi
tiếng c̣i đó trở thành liên tục và rất nhiều. Buổi sáng
trong bữa họp tin tức của toàn Thế Giới Vụ, anh chủ bút
hôm đó có nói đến nổ ống gas ở một trạm xe điện ngầm.
Nhưng không thể nào cần nhiều xe cứu thương, cứu hỏa đến
thế. Bush House nằm chính giữa Luân Đôn. Ló đầu qua cửa
sổ chỉ trong ṿng 10 phút tôi đếm được gần mười cái xe
cấp cứu.
Và rồi tiếng loa của từ pḥng tin loan báo “Luân Đôn bị
tấn công!”
V́ Tavistok Square gần Bush House nhất và lúc đó chỉ có
mỗi một phương tiện di chuyển duy nhất là đi bộ, tôi t́m
đến để tường thuật. Cái điều làm tôi nhớ nhất là sự yên
lặng hiếm có của thành phố Luân Đôn và thái độ thân
thiện của mọi người với nhau. Thấy tôi đeo bảng BBC, một
ông tới hỏi thăm tin tức. Đi đường mọi người nói chuyện,
chia nhau chai nước, hỏi thăm nhau về đường về nhà.
Và đó có lẽ là điều mà ai cũng nhận xét thấy sau một
cuộc tấn công khủng bố hay một thiên tai đại họa. Bản
chất tập thể của con người trong những lúc đó thường thể
hiện cái đẹp nhiều hơn cái xấu.
Thế giới của chúng ta có vẻ ngày càng thêm bạo động. Sau
11 Tháng Chín, sau 7 Tháng Bảy, đă có những lúc ai trong
chúng ta cũng thầm hy vọng là chuyện đó sẽ không xảy ra
nữa. Nhưng rồi nó lại xảy ra. Boston 2013 đă làm cho
chúng ta nhớ là khủng bố không chừa nơi nào và hoàn cảnh
nào cả. Có ai nghĩ được một cuộc chạy đua việt dă đă trở
thành một “soft target” không? Nhưng những người tổ chức
khủng bố hiểu chính v́ cái sự bất ngờ đó nên ảnh hưởng
của nó c̣n kinh hoàng hơn.
Mặc dầu biết một cách lư thuyết là có những đe dọa khủng
bố, ban tổ chức Boston Marathon cũng như lực lượng cảnh
sát Boston làm sao có thể tưởng tượng được là cuộc chạy
đua đă kéo dài 117 năm lại là một mục tiêu. Và có lẽ v́
vậy họ đă có những sơ suất. Nhưng đó chính là điều mà
những kẻ khủng bố, dầu là một cá nhân cuồng điên hay một
tổ chức hận thù, đă có thể lợi dụng. Đối với họ, khi
mạng người không c̣n quan trọng v́ chủ nghĩa, v́ lư
tưởng, hay v́ niềm tin cuồng tín, th́ bất cứ nơi nào
cũng có thể là mục tiêu.
Ở Việt Nam trước năm 1975, đó là một rạp chiếu bóng, một
vũ trường, hay một sân vận động. Khủng bố c̣n độc địa
hơn khi mục tiêu là những nhóm người lănh đạo cộng đồng.
Chính sách thủ tiêu của những người Cộng sản Việt Nam
cũng là một khí cụ khủng bố. Đă có biết bao viên chức,
ông bà giáo làng là nạn nhân của cuộc chiến để dành
thống nhất đất nước bằng mọi giá dưới sự cai trị của họ.
Khi những người cộng sản thủ tiêu nhà văn Khái Hưng
trong giai đoạn họ mới lên hay Giáo Sư Nguyễn Văn Bông
sau này th́ mục đích của họ cũng là “khủng bố.” Bởi nó
có nghĩa là đe dọa, là làm cho chúng ta sợ sệt. Sợ không
dám chống lại họ. Sợ không dám về theo phe chống lại họ.
Ngày nay những nhóm như al-Qaeda tin là khủng bố sẽ giúp
họ tấn công được vào kẻ thù quá xa xôi và quá hùng mạnh.
Chính v́ khủng bố muốn làm cho chúng ta sợ, phản ứng của
chúng ta phải là đừng sợ. Một kư mục gia trên tờ New
York Times kể lại là có lần ông chứng kiến một vụ tấn
công khủng bố ở Israel, một vụ nổ bom ở một trạm xe bus.
Trong khi ông đang c̣n ngỡ ngàng, sau khi đưa nạn nhân
đi bệnh viện, đi chôn cất, kéo cái xe bus bị hư hại đi,
các nhân viên vệ sinh của thành phố kéo tới bắt đầu dọn
dẹp. Một người Israel bảo với ông, “Ngày mai ông đi qua
đây ông sẽ không biết đă có một cuộc nổ bom ở đây.” Bởi
đó là cách duy nhất để cho “khủng bố” đừng chế ngự cuộc
sống của chúng ta.
Chúng ta không thể nào ngăn ngừa hết các cuộc tấn công
khủng bố được. Với thời đại Internet ngày nay, chúng ta
c̣n phải đối phó với hiện tượng khủng bố cá nhân. Chỉ
cần kiên nhẫn và bất chấp tinh thần đồng loại, một
Anders Breivik có thể làm được một xe bom và dùng súng
bắn chết nhiều chục thiếu niên, ở một quốc gia hiền lành
là Na Uy. Ở Hoa Kỳ, một tay Hồi giáo quá khích, không
liên hệ với ai cả, Thiếu Tá Nidal Maljik Hasan, đă chĩa
súng bắn vào các bạn đồng đội của ḿnh. Trên Internet,
al-Qaeda chỉ dẫn làm bom bằng nồi áp suất, chế tạo chất
nổ từ phân bón, rồi làm bom bằng b́nh gas. Đa số những
kẻ khủng bố cá nhân này vụng về và thất bại. Nhưng cũng
có những kẻ như Breivik, kiên nhẫn giă phân bón bằng tay
để làm bom và thành công.
Dân Ăng-lê có một khẩu hiệu “Keep calm and carry on.” Và
đó là khẩu hiệu tốt nhất đối với khủng bố. Ngay ngày hôm
sau cuộc tấn công 7 Tháng Bảy, tôi đi làm leo lên xe
bus. Xe chật ních như b́nh thường. Ông tài xế đùa bảo,
“Thế mà tôi nghĩ là hôm nay xe tôi sẽ vắng.” Một ông mặc
đồ tây lớn, trông có vẻ dân làm trong ngành ngân hàng
trả lời, “Ông bạn giỡn à. Nếu chúng ḿnh ở nhà cả th́ họ
đă thắng!” Ông hàng xóm của tôi, một người gốc Nam Á,
phụ họa, “Đúng vậy! Tại sao lại để họ thắng!” Toàn xe
bus gật gù tự hào, coi sự việc ḿnh tiếp tục đi làm,
tiếp tục sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng là
một hành động để chứng tỏ là kẻ khủng bố đă không thể
nào chiến thắng.
Internet, ḷ đào tạo thế hệ khủng bố mới
Thanh Phương
(RFI 20.4.2012)
Hai
nghi phạm vụ khủng bố ở Boston, hai thanh niên Tchechnia
lớn lên ở Hoa Kỳ, có thể là tiêu biểu cho một thế hệ mới
những người tham gia thánh chiến qua Internet và tiến
hành tấn công ngay tại nơi ḿnh sinh sống. Đó là nhận
định của các chuyên gia được hăng tin AFP trích dẫn hôm
nay.
Hiện giờ chưa ai biết rơ động cơ đă thúc đẩy Tamerlan
Tsarnaev, 26 tuổi, bị bắn chết tối thứ năm và người em
Dzhokhar, 19 tuổi, bị thương và bị bắt hôm qua, hành
động như vậy. Ngay chính tổng thống Obama hôm qua thừa
nhận rằng, « c̣n có rất nhiều câu hỏi chưa cho lời giải
đáp ».
Tổng thống Mỹ đặt một loạt câu hỏi : « Tại sao những
thanh niên đă lớn lên và học tập ở đây cùng với chúng
ta, tại đất nước chúng ta, lại sử dụng bạo lực như thế ?
Họ đă hoạch định và tiến hành những vụ khủng bố này như
thế nào ? Họ có được ai trợ giúp không ? »
Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI cho hăng tin AFP biết là
họ đă từng thẩm vấn Tamerlan Tsarnaev, theo yêu cầu của
một chính phủ ngoại quốc, nhưng lúc ấy họ không thấy có
điều ǵ khả nghi.
Đối với ông Frank Cilluffo, giám đốc viện an ninh nội
địa thuộc Đại học George Washington, những hành động và
phương pháp của hai anh em Tsarnaev cho thấy rơ ràng có
một sự cực đoan hóa mang âm hưởng quốc tế.
Là người Tchechnia theo Hồi giáo, hai anh em Tsarnaev đă
cùng với gia đ́nh đến Cambridge như là những người tỵ
nạn vào khoảng năm 2003. Chính t́nh trạng bị mất gốc rễ
như vậy khiến những người trẻ dễ bị những lời lẽ cực
đoan lôi kéo. Điều quan trọng không phải là họ có đă
được huấn luyện ở các trại ở Tchechnia hay không, mà
chính là tiến tŕnh cực đoan hóa của những thanh niên
này trên các mạng xă hội.
Bản thân người anh Tamerlan đă mở một trang Youtube vào
tháng 08/2012, trên đó liệt kê nhiều clip video Hồi giáo
cực đoan, đặc biệt là trong hạng mục « khủng bố ». Người
em Dzhokhar cũng có một tài khoản trên mạng xă hội
Twitter và cũng thường lên mạng xă hội Vkontakte, một
loại Youtube của Nga.
Theo lời bà Fiona Hill, chuyên gia về vùng Kavkaz của
Viện Brookings, Al Qaida đă sử dụng cuộc xung đột tại
Tchechnia như là một công cụ để tuyển mộ các thành phần
khủng bố mới. C̣n theo bà Mary Habeck, chuyên gia về Hồi
giáo cực đoan ở Đại học John Hopkins, các yếu tố đầu
tiên dường như cho thấy là người anh Tarnaev quan tâm
đến một hệ phái Hồi giáo rất cực đoan, có liên hệ chặt
chẽ với Al Qaida và các tổ chức ngoại vi của mạng lưới
khủng bố này.
Vụ khủng bố ở Boston có thể được xem là một hành động
mang tính chất nội địa, nhưng cũng có thể là một hành
động mang tính quốc tế, tùy theo là anh em Tarnaev có
liên hệ hay không với các lănh đạo thánh chiến Hồi
giáo.
Như vụ tấn công ở căn cứ quân sự Fort Hood vào năm 2009,
Nidal Malek Hasan, một bác sĩ tâm thần của quân đội Mỹ,
đă bắn chết 13 người. Người ta được biết là trước đó,
viên bác sĩ này đă trao đổi thư từ với một giáo sĩ Hồi
giáo cực đoan.
Chuyên gia Frank Cilluffo, giám đốc Viện An ninh Nội địa
thuộc Đại học George Washington, nhắc lại rằng có rất
nhiều người muốn ra nước ngoài chiến đấu, nhưng Al Qaida
khuyến khích họ tiến hành khủng bố ngay ở nước sở tại.
Đây cũng chính là điều mà Inspire, tạp chí trên mạng của
chi nhánh Al Qaida ở Yemen, vẫn rao giảng. Những quả bom
làm từ nồi áp suất được sử dụng trong vụ khủng bố Boston
cũng chính là làm theo chỉ dẫn của tạp chí Inspire.
Các chuyên gia đă thống kê được là kể từ các vụ tấn công
khủng bố 11/09/2001 đến nay, ở Hoa Kỳ đă xảy ra 104 vụ
tấn công khủng bố hoặc mưu toan khủng bố, trong đó 3/4
những người có liên quan là công dân Mỹ, gồm phân nửa là
sinh ra trên lănh thổ Hoa Kỳ và 29% mới được nhập quốc
tịch Mỹ, giống như anh em Tsarnaev.
Nhiều người trong số họ đă khởi đầu thánh chiến từ
Internet và trải qua một quá tŕnh cực đoan hóa trên
mạng. Đối với những người này, thánh chiến không hẳn là
biểu hiện của niềm tin tôn giáo, mà đúng hơn là nhằm bày
tỏ những bức xúc của cá nhân.
Lê Phan:
Saturday, April 20, 2013 3:06:01 PM
Khủng bố
http://www.voatiengviet.com/content/khung-bo/1646548.html
Chiều Thứ Hai 15 tháng Tư, hai quả bom tự chế nổ ngay ở
mức đến của cuộc thi marathon tại thành phố Boston thuộc
tiểu bang Massachusetts, Mỹ. Đây là cuộc thi marathon có
truyền thống lâu đời (bắt đầu từ năm 1897) và là một
trong những cuộc thi marathon nổi tiếng nhất thế giới.
Năm nay có đến trên 23.000 người tham dự và cả hàng trăm
ngàn người dự khán đứng chật trên các ngả đường. Hai
tiếng đồng hồ sau khi những người chạy đua đầu tiên cán
đích, lúc cả hàng ngàn người khác đang hổn hển cố hết
sức hoàn tất cuộc thi, bỗng nghe “ầm ầm”, hai quả bom nổ
liên tiếp. Tiếng nổ chát chúa. Mọi người hốt hoảng chạy
tán loạn. Ba người chết và trên 170 người khác bị
thương.
Tin tức về cuộc nổ bom hầu như ngay tức khắc lan đi khắp
thế giới.
Lúc ấy ở Úc là sáng sớm ngày Thứ Ba. Tôi thức dậy lúc
năm giờ rưỡi, và, như thói quen, mở computer, liếc qua
các tờ báo mạng ở Úc và ở Mỹ, ở đâu tôi cũng thấy tin
tức về vụ nổ bom nằm trên cùng. Tôi liếc qua, vừa nghĩ
đến cuộc khủng bố vừa nghĩ đến thành phố Boston, nơi tôi
ghé thăm cách đây không lâu. Rồi tôi đi bơi ở một hồ tắm
trong thành phố. Trên đường từ băi đậu xe vào hồ bơi,
gặp một người bạn già người Úc, ông ấy vồ ngay tôi hỏi
về vụ nổ bom ở Boston mà ông ấy mới nghe loáng thoáng từ
radio trên xe. Vừa nhảy xuống hồ bơi, một người bạn
khác, cũng người Úc và cũng khá già, nhào đến nói chuyện
về vụ nổ bom ấy. Mấy phút sau, một người bạn Việt Nam
đến, lại nói về vụ nổ bom. Một tiếng đồng hồ ở hồ bơi,
có bốn năm người đến nói chuyện về biến cố ấy. Ra khỏi
hồ bơi, đi ngang qua pḥng soát vé, tôi thấy cả hàng
chục người đứng trước màn ảnh ti vi trên tường theo dơi
tin tức ở Boston. Đến trường, các đồng nghiệp của tôi
lại cũng xôn xao bàn tán về cùng một đề tài. Sau đó, một
người bạn của tôi, nói chuyện qua điện thoại, cũng đề
cập đến chuyện ấy. Rồi xuưt xoa: “May mà ḿnh không ở
Boston lúc này!” Rồi dặn ḍ: “Sắp tới, anh đi Mỹ, nhớ
cẩn thận!” Tôi cười hỏi lại: “Cẩn thận là sao?” Bạn tôi
cười, không biết trả lời ra sao cả.
Tôi kể dông dài những chuyện trong ngày ở Úc để cho thấy
tác động của vụ nổ bom ở Boston, cách thành phố nơi tôi
đang ở đến 17.000 cây số. Mà, nghĩ xem, vụ nổ bom ấy,
thật ra, không quá lớn. Với ba người chết, tác hại của
vụ nổ bom ấy chỉ bằng một tai nạn nho nhỏ vẫn thường xảy
ra đây đó, hằng ngày. Vậy mà, khác hẳn các tai nạn khác
vốn phần lớn chỉ được đề cập trên báo chí địa phương rồi
nhanh chóng bị ch́m hút vào quên lăng, vụ nổ bom ở
Boston lại gây chấn động khắp thế giới. Và khiến mọi
người lo sợ.
Đó là sự khác nhau giữa khủng bố và các loại bạo động
khác.
Bạo động th́ ở đâu và thời nào cũng có. Việc giết người
hầu như xảy ra hằng ngày. Dư luận thường chỉ chú ư đến
những vụ giết người tập thể: Một người nào đó, v́ lư do
nào đó, cầm dao hay cầm súng nhào đến các trường học
hoặc các trung tâm thương mại / trung tâm du lịch, giết
hết người này đến người khác. Ở Úc, vụ giết người tập
thể gây sôi nổi trong dư luận nhất là vụ Martin Bryant,
một thanh niên 28 tuổi, cầm súng bắn xối xả vào các du
khách ở Port Arthur, Tasmania, giết chết 35 người và làm
bị thương 23 người vào ngày 28 tháng Tư năm 1996. Ở Mỹ,
gần đây nhất, vụ Adam Lanza, một thanh niên 20 tuổi,
mang súng vào một trường tiểu học ở Newtown,
Connecticut, giết chết 27 người, bao gồm 21 trẻ em và
sáu thầy cô giáo, vào ngày 14/12/2012 rồi sau đó tự tử.
Tất cả các vụ giết người ấy đều là bạo động. Là tàn sát.
Nhưng không phải khủng bố.
Một thời gian ngắn ngay sau vụ nổ bom ở Boston, Tổng
thống Mỹ Barack Obama xuất hiện trước ống kính bày tỏ sự
quan tâm của ông đối với thảm kịch nhiều người đang chịu
và thể hiện quyết tâm trong việc truy t́m thủ phạm.
Nhưng ông không dùng chữ khủng bố (terrorism). Ngày hôm
sau, xuất hiện trước báo chí, nói về cùng một đề tài,
ông tuyến bố đó là một hành động “khủng bố”. Và định
nghĩa: “Bất cứ khi nào bom được dùng để nhắm vào dân
thường, nó đều là một hành động khủng bố.” (Any
time bombs are used to target civilians,
it is an act of terrorism.)
Đó là một cách nói đơn giản của người lănh đạo nhằm nhấn
mạnh vào tầm quan trọng của biến cố và nhằm thể hiện sự
quan tâm đối với sự an toàn của dân chúng. Đó cũng đồng
thời là một mệnh lệnh để các lực lượng an ninh, từ cảnh
sát đến t́nh báo, cũng như cả guồng máy chính phủ nói
chung, phải dốc sức đối phó và giải quyết.
Nhưng đó không phải là một định nghĩa hoàn hảo. Rất dễ
thấy: Không phải vụ sử dụng vũ khí (bất kể là súng hay
bom) nhắm vào dân thường nào cũng đều là khủng bố. Hai
vụ tàn sát ở Port Arthur và Newtown kể ở trên đều không
phải là khủng bố.
Vậy khủng bố là ǵ?
Trước hết, cần lưu ư là khủng bố không phải là hiện
tượng mới. Có lẽ từ khi xuất hiện loài người, đặc biệt
từ khi xuất hiện các tranh chấp giữa người và người,
khủng bố đă xuất hiện. Đó là h́nh thức đấu tranh của
những người yếu thế, trong các tổ chức nhỏ và hoạt động
một cách bí mật. Có điều, càng ngày khủng bố càng phát
triển. Từ biến cố 11/9/2001, nó trở thành một hiện tượng
mang tầm quốc tế, thu hút sự chú ư của mọi người trên
khắp thế giới. Càng phát triển, định nghĩa về khủng bố
lại càng phức tạp. Ở Mỹ, các định nghĩa do Bộ Quốc
pḥng, Bộ Ngoại giao và cơ quan FBI đưa ra đều nhấn mạnh
vào mấy đặc điểm chính: Đó là việc sử dụng bạo lực (a)
một cách bất hợp pháp (b) nhắm vào thường dân, (c) nhằm
gây sợ hăi, và (d) gây ảnh hưởng lên chính phủ để đạt
được một số mục tiêu chính trị nào đó. Các
định nghĩa khác của Liên Hiệp Quốc
năm 1992 cũng mang nội dung tương tự.
Hai đặc điểm đầu chỉ có tính chất mô tả, không có ǵ
đáng kể. Hai đặc điểm sau mới quan trọng.
Thứ nhất,
khủng bố nào cũng có mục tiêu chính trị. Các cuộc
khủng bố của các phong trào quốc gia giành độc lập dưới
chế độ thực dân, của các phong trào Cộng sản và của các
lực lượng Hồi giáo cực đoan sau này đều nhắm đến mục
tiêu chính trị. Tuy nhiên, không có cuộc khủng bố nào có
thể thay đổi t́nh h́nh chính trị ngay tức khắc. Khủng bố
không phải đảo chính. Đảo chính là nỗ lực cướp chính
quyền. Khủng bố hiếm khi có tác động trực tiếp lên chính
quyền. Khủng bố tác động lên chính quyền và chính trị
qua một đường ṿng: nó nhắm đến quần chúng, gây tác động
lên quần chúng, từ đó, quần chúng lại tác động lên chính
quyền và chính quyền sẽ thay đổi chính sách; khi chính
sách thay đổi, chính trị cũng thay đổi theo.
Ở đây, chúng ta sẽ đối diện với đặc điểm thứ hai
của khủng bố:
Gây
sợ hăi. Hiệu quả của khủng bố không nằm ở mức độ
tác hại cụ thể và trực tiếp nó gây ra mà chủ yếu ở mức
độ hoang mang sợ hăi của quần chúng. Với đặc điểm này,
khủng bố, một mặt, bao giờ cũng được tiến hành một cách
bí mật, nhưng mặt khác, hậu quả của nó phải được phơi
bày một cách công khai trước mắt càng nhiều người càng
tốt. V́ bất cứ động cơ ǵ, dù là v́ chính trị, mang một
người vào một góc rừng bắn chết rồi vùi xác đâu đó,
không ai hay biết ǵ cả, không phải là khủng bố. Nó chỉ
đơn giản là một hành động giết người. Vậy thôi. Trong
bài “The nature of modern terrorism”, Jonathan R. White
nêu lên ba khía cạnh của khủng bố hiện đại, trong đó,
khía cạnh đầu tiên và cũng là khía cạnh quan trọng nhất
là: “Để hiệu quả, khủng bố phải phải được thấy và được
nghe. Như một thủ lănh khủng bố đă tóm tắt, giết một
người trước một ống kính tốt hơn là giết một trăm người
ở một chỗ bí mật.
Những tên
khủng bố cần có khán giả.”
Tính chất “hoàn hảo” của cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9
năm 2001 ở Mỹ không phải chỉ ở chỗ nó giết chết gần
3.000 người mà c̣n, quan trọng hơn, nó diễn ra ngay ở
Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Centre) tại
New York, một biểu tượng không phải của Mỹ mà c̣n của
chủ nghĩa tư bản nói chung. Nếu các mục tiêu tấn công
nằm ở một nơi nào khác, ví dụ một làng quê hay một thị
trấn nhỏ nào đó, ư nghĩa của nó sẽ khác hẳn: Nó không có
hoặc có rất ít “khán giả”.
Vụ nổ bom ở Boston ngày 15/4 vừa rồi cũng mang tính chất
tinh vi của một cuộc khủng bố.
Các quả bom được gài ngay ở đích đến, trung tâm chú ư
của mọi người tham dự tại chỗ cũng như của hàng chục ống
kính truyền h́nh và hàng trăm, thậm chí, hàng ngàn ống
kính máy chụp h́nh cũng như máy quay phim cá nhân. Nhờ
thế, nó sẽ có “khán giả” ở khắp nơi trên thế giới. Cho
đến lúc tôi viết bài này, chiều Thứ Bảy 20/4 tại Úc,
Dzhokhar Tsarnaev, một trong hai nghi phạm của vụ đặt
bom đă bị bắt (tên kia, Tamerlan Tsarnaev, đă bị bắn
chết trước đó). Chỉ có hai chi tiết quan trọng được công
bố: Một, cả hai anh em là người Nga (gốc Chechnya), qua
Mỹ từ năm 2002; và hai, cả hai đều là tín đồ Hồi giáo
nhiệt thành. Chưa có tiết lộ nào về, một, hai anh em
Tsarnaev làm việc một ḿnh hay có một tổ chức nào đứng
sau họ; và hai, động cơ thực sự của họ đằng sau vụ đặt
bom ấy là ǵ. Nhưng về tính hiệu quả, quả thực họ đă
thành công trong việc khiến mọi người, không những chỉ ở
Boston mà c̣n ở nhiều nơi khác rất xa Boston, sợ hăi.
Sự sợ hăi ấy dễ làm cho người ta có cái nh́n lệch lạc về
nạn khủng bố.
Theo công tŕnh nghiên cứu của trường University of
Maryland, từ năm 1970 đến 2011, trên thế giới có khoảng
104.000 vụ tấn công khủng bố. Theo Viện Kinh tế học và
Ḥa b́nh (Institute of Economics and Peace), trong suốt
10 năm qua, đặc biệt những năm gần đây, nạn khủng bố
tăng vọt trên 158 quốc gia. Mười phần trăm các quốc gia
trên thế giới hứng chịu đến 75% trên tổng số các vụ
khủng bố. Năm 2011, có đến 4.564 vụ khủng bố, giết hại
7.473 người và làm bị thương 13.961 người. Cũng trong
năm 2011, đứng đầu danh sách khủng bố là Iraq, sau đó là
Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ, Yemen, Somalia, Niegeria,
Thái Lan, Nga và Philippines.
Số nạn nhân chết v́ khủng bố ở Iraq chiếm một phần ba
tổng số nạn nhân trên thế giới trong suốt thập niên vừa
qua. Năm 2011, số các cuộc khủng bố thành công lên đến
90%, hầu hết đều bằng các loại vũ khí thô sơ. Khác với
ấn tượng chung của mọi người, từ năm 2002 đến 2011, Bắc
Mỹ là nơi tương đối ít xảy ra khủng bố: Tỉ lệ khủng bố ở
Bắc Mỹ thấp hơn ở Tây Âu đến 19 lần. Theo bảng xếp hạng
của Global Terrorism Index, Mỹ chỉ đứng hạng 41, sau
Indonesia (hạng 29), Anh (hạng 28), Ai Cập (hạng 27), Hy
Lạp (hạng 26), Trung Quốc (hạng 23), Na Uy (hạng 21).
Điều thú vị là trong số
31 quốc gia không hề xảy ra một cuộc khủng bố
nào từ năm 2002 đến 2011, có Cuba, Lào, Bắc Triều Tiên,
Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore và… Việt Nam.
Nhắc đến Việt Nam, tôi sực nhớ đến hai chuyện:
Thứ nhất, trước năm 1975, Cộng sản Việt Nam vốn rất nổi
tiếng về các “thành tích” khủng bố.Theo
Anthony James Joes, trong các phong trào gọi là “trừ
gian” ở Việt Nam, đối tượng chính của các cuộc giết
người phần lớn là các công chức cấp thấp hoặc là các
giáo viên, những người, một, có tinh thần quốc gia và
hai, tương đối có ảnh hưởng trong làng xă (1). Mục đích
của các cuộc khủng bố ấy không phải là trừng phạt bản
thân những người ấy mà chủ yếu là để lôi kéo dư luận, để
tạo nên không khí bất an trong xă hội, để đe dọa dân
chúng và để mọi người không thể tin tưởng là chính quyền
miền Nam có thể bảo vệ được họ. Theo Walter Laqueur, một
chuyên gia về chiến tranh Việt Nam, các cuộc khủng bố
của Cộng sản Việt Nam c̣n tàn khốc hơn cả các cuộc khủng
bố ở Trung Quốc trước năm 1949 (2).
Anthony James Joes tổng
kết: cho đến cuối năm 1958, cộng sản giết chết
20% xă trưởng ở miền Nam. Riêng trong năm 1960, giết
1.400 viên chức địa phương và dân thường. Khoảng 1965,
tổng cộng dân thường bị giết chết trong các cuộc khủng
bố ấy là 25.000 người (3).
Thứ hai, ở Việt Nam cũng như ở Cuba và Bắc Triều Tiên,
tuy không có các vụ khủng bố nhắm đến nhà nước, nhưng
lại có vô số các cuộc khủng bố của nhà nước nhắm vào dân
chúng.Th́
việc trấn áp dă man những người biểu t́nh chống Trung
Quốc, những blogger đ̣i tự do và dân chủ cũng như những
người chống lại việc cưỡng đất đai rải rác trên cả nước
trong những năm qua là khủng bố chứ c̣n ǵ nữa? Chúng
không phải là những hành động trấn áp hay trả thù nhắm
vào một số cá nhân mà c̣n là những nỗ lực gây sợ hăi
trong dân chúng nói chung. Với các nạn nhân, đó là khủng
bố cụ thể; với dân chúng, đó là khủng bố tinh thần.
Bởi vậy, mới có khái niệm “khủng bố (của/do) nhà nước”
(state terrorism) hay khái niệm “nhà nước kinh hoàng”
(state of terror) tồn tại cũng như duy tŕ sự tồn tại
bằng các biện pháp khủng bố nhắm vào dân chúng.
Nhưng đó là chuyện dài. Từ từ tính sau.
Nguyễn Hưng Quốc
-
22.04.2013
***
Chú thích:
Anthony James Joes (1989), The War For South Viet Nam
1954-1975, New York: Fraeger, tr. 46.
Walter Laqueur (1977), Guerrilla, a Historical and
Critical Study, London: Weidenfeld and Nicolson, tr.
262 & 271.
Anthony James Joes (1989), sđd., tr. 46.
|