Thursday, May 09, 2013 trang chính || lưu trữ || liên lạc
Không ai có thể thay đổi được quá khứ. Những ngày tháng Tư năm nay, có thể nhận ra một điều, ngày càng nhiều người Việt trong và ngoài nước, sinh ra và lớn lên ở miền Nam hay miền Bắc, trước hay sau khi cuộc chiến tranh VN kết thúc... nhận ra sự thật về cái ngày 30 tháng Tư 1975, mục đích, tên gọi của cuộc chiến cũng như cái bi kịch mà cả dân tộc đang phải tiếp tục gánh chịu suốt 38 năm qua.
Rất nhiều người đă viết, nói lên những suy nghĩ sâu sắc, chân thành của ḿnh trước số phận đau thương của đất nước tưởng chừng đă kết thúc vào cái ngày 30 tháng Tư ấy, nhưng hóa ra bi kịch chỉ mới thật sự bắt đầu kể từ đó, đối với toàn bộ dân tộc VN. Trong số những bài viết, những câu phát biểu ấy không hiếm người từng một thời ở bên thắng cuộc, bên phản chiến hay những người hoàn toàn lớn lên dưới chế độ cộng sản. Đó là nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Đào Hiếu, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo Huy Đức, nhà báo Nguyễn Thông, nhà văn Thùy Linh, luật sư Nguyễn Văn Đài, tác giả Ngô Minh, blogger Người Buôn Gió tức Bùi Thanh Hiếu, blogger Phương Bích, blogger Huỳnh Thục Vy…v.v…và v.v… Cho đến bây giờ, đối với những người đă nh́n ra sự thật, không ai c̣n cảm thấy vui mừng v́ đảng cộng sản đă chiến thắng vào cái ngày cách đây 38 năm, ngược lại đều hiểu rằng nếu cái kết thúc của cuộc chiến khác đi th́ số phận của đất nước và dân tộc bây giờ đă khác xa. Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài, người đă từng bị nhà nước cộng sản kết án 5 năm tù, viết trong bài “Nếu VNCH chiến thắng?” gửi đến BBC từ Hà Nội: “Một chế độ dân chủ và văn minh đă thua một chế độ độc đảng toàn trị và lạc hậu. Cái ác đă chiến thắng. C̣n cảm xúc th́ buồn và nuối tiếc cho chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, bởi tôi và rất nhiều người đều cho rằng nếu ngày 30-4-1975, bên chiến thắng là Việt Nam Cộng Ḥa th́ giờ đây trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể chỉ thua duy nhất Nhật Bản về kinh tế, c̣n chắc chắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Hàn Quốc về cả kinh tế và quân sự.” Trong một bài báo đăng trên tờ New York Times ngày 24.4 dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’ ("In Hard Times, Open Dissent and Repression Rise in Vietnam") của tác giả Thomas Fuller, được BBC dẫn lại trong bài “Bất măn chưa từng thấy?” đề cập đến sự bất măn, mất ḷng tin, sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của người dân VN đối với nhà cầm quyền. Bài báo cũng đăng một số ư kiến phản hồi của độc giả, trong đó đáng nói có ư kiến của “Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết: “Những người chúng ta đă từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên cúi đầu xấu hổ trước người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam th́ chúng ta đă góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta. Lại nữa, hăy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này th́ ngày nay Việt Nam đă tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lănh đạo. Hăy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.” ("Bất măn chưa từng thấy?", BBC) Người ngoài cuộc cũng c̣n nh́n ra, nói ǵ chúng ta. Chiến thắng của đảng cộng sản cách đây 38 năm có thể sẽ không là một sai lầm, một nỗi oan trái của lịch sử nếu sau đó, ứng xử của những người chiến thắng với phe chiến bại và đồng bào miền Nam khác đi, nếu nhà cầm quyền không đi từ sai lầm này đến sai lầm khác trong điều hành quản lư đất nước để đến ngày hôm nay, đất nước lạc hậu thua kém các nước láng giềng hàng chục, hàng trăm năm, người dân hoàn toàn không có tự do dân chủ, đời sống của đại đa số vẫn phải chạy ăn từng bữa… Và rồi dân VN lại tiếp tục bỏ nước ra đi, như đă từng lũ lượt ra đi làm nên cơn sóng thuyền nhân khiến cả thế giới bàng hoàng vào thập niên 70-80-90. Chỉ có điều, bây giờ người Việt ra đi bằng muôn vàn cách khác nhau, đi lao động xuất khẩu, đi lấy chồng xa xứ, đi du học rồi ở lại, đi du lịch trốn ở lại, và cũng đâu đă hết, hiện tượng thuyền nhân Việt tiếp tục vượt biển, lần này là t́m cách cập bến vào nước Úc! ("Return of Vietnamese boat people", ("Sự trở lại củ thuyền nhân Việt Nam"), The World Today) Chiến thắng của đảng cộng sản cách đây 38 năm có thể cuối cùng sẽ được thừa nhận ở cả hai phía, nếu đảng cộng sản làm được những điều mà mọi chính quyền đều phải làm nếu thật sự v́ dân v́ nước: giữ được toàn vẹn lănh thổ lănh hải và độc lập chủ quyền, đưa VN trở thành một nước giàu mạnh, người dân được sống trong tự do, no ấm. Nhưng họ đă không làm được điều đó, trái lại, c̣n đem đến cho người VN một hiện tại luôn bị dằn vặt bởi sự nuối tiếc đă góp phần vào sự tồn tại của chế độ này và một tương lai đen tối hơn bao giờ hết trong lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc, khi tài nguyên thiên nhiên của đất nước đă bị đào bới bán sạch, những món nợ khổng lồ đè nặng lên vai, một phần lănh thổ lănh hải bị mất đồng thời có nguy cơ bị lệ thuộc vào nước khác, thậm chí bị mất nước vĩnh viễn. Nếu hơn 38 năm trước, mỗi một người dân VN được nh́n thấy cái hiện thực đất nước ngày hôm nay, tôi tin rằng tất cả sẽ hành xử khác đi, sẽ làm tất cả để cái ngày 30 tháng Tư 1975 không xảy ra hoặc cuộc chiến sẽ có một cái kết thúc khác. Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ của chính ḿnh hay quá khứ của một dân tộc. Nhưng có thể thay đổi được tương lai. Bắt đầu bằng sự sám hối. Chỉ khi nào người VN thực sự sám hối v́ đă mê muội, thờ ơ, vô cảm với số phận của đất nước, của dân tộc và của chính ḿnh nên mới để cho một chế độ như chế độ do đảng cộng sản lănh đạo có điều kiện giành chính quyền và tồn tại quá lâu. Chỉ khi nào người Việt thật sự thấy nhục cho sự lạc hậu của đất nước, nhục v́ hai chữ VN bây giờ chỉ gợi lên toàn những điều không lấy ǵ làm tốt đẹp trong mắt thế giới, nhục v́ đi đâu cũng thấy nước người ta hơn nước ḿnh, dân người ta hạnh phúc hơn dân ḿnh. Chỉ khi nào người Việt thật sự thấy đau, đau từ nỗi đau của người dân oan mất đất, người lao động bỏ xứ đi làm thuê chịu trăm điều vất vả thua thiệt, người con gái Việt v́ muốn có tiền giúp đỡ gia đ́nh đă đem thân đi lấy chồng xa nhưng chịu không nổi sự bạo hành của chồng, gia đ́nh chồng mà phải tự tử, nỗi đau của một người mẹ, người vợ phải t́m cách tự tử để cho chồng con có chút tiền phúng điếu và chính quyền xét cho gia đ́nh là hộ nghèo để đi vay ngân hàng cho con đi học, những người ngư dân bị tàu TQ đánh đuổi cướp hết ngư cụ hải sản ngay trên lănh hải của ḿnh v.v và v.v… Chỉ khi ấy, chúng ta mới quyết tâm giành lấy quyền quyết định tương lai đất nước thay v́ ngồi chờ cho thời thế thay đổi, nhà nước này tự thay đổi… Khác với cái thời điểm trước ngày 30 tháng Tư 1975, khi ấy không phải ai cũng sáng suốt nh́n thấy trước tương lai đất nước, không khó ǵ để người VN hiện nay h́nh dung nếu đảng cộng sản VN cứ tiếp tục lănh đạo chừng 5, 10 năm nữa th́ vận mệnh đất nước sẽ như thế nào. Chúng ta sẽ mất nước-không cần một cuộc chiến nữa xảy ra, không cần TQ phải động binh, nhưng với t́nh trạng kinh tế tồi tệ như thế này, nợ ngày càng ngập đầu ngập cổ th́ nhà cầm quyền chỉ có nước bán nước mà trả nợ, mà giữ chế độ. Liệu người Việt hôm nay có để cho cái tương lai bi đát ấy xảy ra? ‘Bất mãn chưa từng thấy’? Nhật báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4 vừa đăng một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay.
Dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam. Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay. ‘Không tin Đảng nữa’ “Trên các kệ sách chất đầy các tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng ông Nguyễn Phước Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo bắt đầu từ tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước. “Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.” “Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tương được dẫn lời nói, “Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.” Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ,” ông nói thêm. Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước. Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’. Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ. Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’. ‘Bi quan sâu sắc’ “Có thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến phê phán chính phủ của mình hơn trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm trọng hơn,” ông Trương Huy San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc), nói với New York Times. Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế. Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ. “Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ thấy sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân lên đến mức độ như hiện nay,” ông Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital, được dẫn lời nói. Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times. Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’. “Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói. Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay. “Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết. Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai là một thành viên. Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược. Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản. Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản. ‘Căng thẳng trong Đảng’ Ông Nguyễn Phước Tương nói với New York Times rằng những khó khăn của nền kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng Cộng sản dâng cao. Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi gì cả. Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói. “Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.” Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả. Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận: “Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi... Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.” Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.” Giá đừng phản chiến’ Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết: “Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên cúi đầu xấu hổ trước người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta. Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo. Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.” Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác: “Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác mà thôi 'Bờ vực phá sản' Ba mươi tám năm sau sự kiện 30/4, theo nhà nghiên cứu, phong trào bất đồng trong nội bộ đảng cộng sản ở miền Nam vẫn có những tiến triển đáng kể.
"Đă có sự phân hóa và cũng có những tiến triển, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, mặc dù sự áp bức đă làm một số người thay đổi thái độ, song số đông của phong trào vẫn tiếp tục v́ họ vẫn giữ được niềm tin vào sự thay đổi của đất nước, nhất là trước thực trạng của Đảng" ông nói với BBC. "Lẽ ra những người Cộng sản phải nhận thức được vị thế và thời cuộc của ḿnh, và nếu họ thực sự yêu nước, thương ṇi, thực sự có trách nhiệm, th́ họ phải biết cần làm ǵ, "Rút lui cũng là một lựa chọn, rút lui để dân tộc tiến bộ, đất nước hùng mạnh, là một lựa chọn đúng. "Trong lịch sử những người cộng sản trước đây đă từng có lúc tuyên bố giải tán, tuyên bố rút lui, họ không nên tham quyền cố vị," nhà nghiên cứu nói. Theo Lữ Phương, những người lănh đạo cộng sản hiện nay đang phạm một sai lầm rất nghiêm trọng và to lớn: "Họ đă đang dẫn đất nước tới một bờ vực của sự phá sản, suy thoái hoàn toàn, các giá trị cơ bản bị phá hoại, "Họ đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân và đất nước, họ đang giữ chặt thể chế để không làm ǵ khác ngoài việc làm kinh tế cho họ, biến cả đất nước thành một cỗ máy làm ăn cho họ," nhà nghiên cứu đưa ra những ư kiến có thể coi là chỉ trích khá thẳng thắn. "Họ đổi mới nửa vời, nay họ c̣n đang chia ra phe cánh với nhau để làm ăn, họ từ chối đổi mới chính trị đi đôi với cải tổ kinh tế. Họ coi nhân dân như kẻ thù. Rồi trong nội bộ nay họ cũng đang đấu đá, phe nọ đánh đấm phái kia quyết liệt, tanh bành... "Họ biến đất nước thành một vũng lầy với đầy các tệ nạn từ hối lộ đến bất công, tràn lan, và hiện chưa rơ có con đường nào để thoát ra." Nhà nghiên cứu cũng đưa ra một nhận xét nói hiện nay đang có quan ngại trong lúc 'cùng quẫn' đảng có thể ngả theo Trung Quốc để cố gắng có được sự hậu thuẫn, bất chấp tương lai, vận mệnh và quyền lợi của dân tộc có thể bị thế lực ngoại bang này xâm phạm. "Hăy xem Trung Quốc đang vào Việt Nam như thế nào, từ nhân lực cho tới doanh nghiệp, từ sản phẩm, cho tới thị trường và đồng thời họ cũng chiếm giữ, tiến chiếm, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để gặm nhấm dần dần đất đai và biển đảo của chúng ta." "Trong khi ấy lănh đạo Việt Nam suốt ngày nói về đoàn kết ư thức hệ, nói về giữ ḥa khí và lấy cớ đó ngăn dân không cho người dân phản ứng, không cho họ lên tiếng trước thứ chủ nghĩa thực dân mới mà ai cũng nhận thấy rơ," ông Phương đưa ra b́nh luận có tính chất ít nhiều như cáo buộc. 'Âm thầm gieo mầm' Khi được hỏi liệu những nhà bất đồng xuất phát từ các cựu lănh đạo, các đảng viên, các thành viên kháng chiến cũ nay có thể quá ít ỏi, yếu về tiếng nói và không có tương lai hay không, như một số ư kiến của giới chức chính quyền, ông Phương nói: "Không nên lấy số lượng để tính, những tiếng nói bất đồng từ 30/4, từ thập niên 1986, 1990 ấy vẫn âm thầm nhưng họ đang làm được một việc rất quan trọng, các tiếng nói ngày càng nhiều, như các vị Lê Hiếu Đằng, Trần Quốc Thuận, rồi nhiều vị khác nữa... "Đó là gieo mầm, họ gieo những mầm mống để một ngày có điều kiện, đất nước sẽ có sự đổi thay. "Số lượng không nói lên điều ǵ then chốt, chính những người cộng sản ngày trước, những năm 1945 khi họ làm cách mạng chống Pháp, khi họ c̣n trong vị trí bị trị, họ chỉ có mấy ngàn đảng viên đấy thôi." Nhà nghiên cứu cũng cho rằng phong trào đang lớn mạnh lên rơ rệt, với nội dung bất đồng, chỉ trích, đấu tranh ngày càng quyết liệt, không khoan nhượng và triệt để hơn, bất chấp các rủi ro bị đàn áp. "Từ các phong trào ấy, rồi gần đây mở ra, nào là trang mạng Bauxite, những người ra kiến nghị về Thơ Trần Dần, nay phát triển rộng khắp với nhiều nhóm khác, "Hiện tại phong trào kiến nghị sửa hay đổi Hiến pháp cũng đang rất mạnh mẽ, quyết liệt. C̣n trấn áp ư, trấn áp ngày nay so với xưa chưa là ǵ, "Mà trấn áp người ta xong, bỏ tù người ta xong th́ người ta ra tù lại phát biểu mạnh mẽ hơn, quả quyết hơn, cho người ta đi tù là càng cấp bằng, là càng phong thánh cho người ta chứ ǵ," ông Lữ Phương nói. Gần đây trong một phỏng vấn với BBC về phong trào bất đồng chính kiến và tranh đấu cho tự do dân chủ ôn ḥa ở trong nước, một quan chức cao cấp trong ngạch đào tạo cán bộ lănh đạo của Đảng cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam hiện không có đối thủ v́ đối lập quá yếu và mỏng. Phản biện lại ư kiến này, nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói rằng chính do bị chế áp bằng chuyên chính vô sản của chính quyền mà phong trào có thể bị yếu, mỏng, hay có lúc bị phân chia, nhưng nh́n chung vẫn đang vận động tiến lên và có triển vọng C̣n luật sư Nguyễn Văn Đài, cũng từ Hà Nội, th́ nói Đảng đông quân số, lại nắm hết các lực lượng chuyên chính từ quân đội, công an, tới ṭa án và toàn bộ bộ máy chính trị, cai trị, nhưng thiếu chính nghĩa. Trong khi vẫn theo nhà hoạt động dân chủ này, các lực lượng tranh đấu v́ dân chủ tuy yếu hay mỏng, nhưng lại có tương lai v́ nắm trong tay chính nghĩa và được sự ủng hộ của người dân và các phong trào tiến bộ dân chủ quốc tế.
|