Tuesday, May 21, 2013 trang chính || lưu trữ || liên lạc
Hoa Kỳ chỉ trích chính sách hai mặt về tôn giáo của Việt Nam Hoa Kỳ : « Xu hướng chung của chính phủ Việt Nam trong năm qua là không có thay đổi nào đáng kể. Nhiều trường hợp chà đạp tự do tôn giáo kể cả hành vi câu lưu, giam giữ và kết án tù ».
Hiến pháp và luật pháp Việt Nam công nhận quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên trên thực tế chính quyền diễn giải tùy tiện và trong một số trường hợp đă giới hạn quyền tự do tín ngưỡng. Trên đây là nhận định của bản phúc tŕnh về vi phạm tự do tôn giáo năm 2012 tại Việt Nam do bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 20/05/2013. Bộ ngoại giao Mỹ vừa công bố báo cáo 2012 về t́nh h́nh tự do tôn giáo trên thế giới . Phần 7 trang dành Việt Nam, Hoa Kỳ nhận định là « xu hướng chung của chính phủ Việt Nam trong năm qua là không có thay đổi nào đáng kể. Nhiều trường hợp chà đạp tự do tôn giáo kể cả hành vi câu lưu, giam giữ và kết án tù ». Tại các tỉnh và vùng xa xôi, chính quyền địa phương sử dụng biện pháp hành chánh nhiêu khê để sách nhiễu tín đồ Thiên chúa giáo. T́nh trạng người theo đạo bị phân biệt đối xử vẫn tồn tại. Bản báo cáo liệt kê một danh sách dài về các sự kiện tiêu cực trong cách thi hành pháp luật tại Việt Nam. Cụ thể là vào cuối năm 2012, chính phủ ra sắc lệnh mới về đăng kư hoạt động tôn giáo với mục tiêu được công bố là làm giảm bớt thời gian chờ đợi. Tuy nhiên trên thực tế sắc lệnh này tạo điều kiện cho chính quyền địa phương « can thiệp vào sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lư, đào tạo nhân sự … » và mặc khác vẫn c̣n phải chờ « nghị định hướng dẫn thi hành » vào cuối năm nay 2013. Chính quyền Việt Nam tiếp tục bất chấp những quy định tôn trọng tự do tôn giáo có ghi trong Hiến pháp. Những hội thánh Tin lành hay tổ chức Phật giáo không được nhà nước công nhận, mặc dù đă tuân thủ pháp luật nộp đơn xin hoạt động, tiếp tục bị sách nhiễu, trừng phạt. Bản báo cáo đương cử trường hợp chính quyền tỉnh An Giang tiếp tục truy bức nhân sự của Giáo hội Phật Giáo Ḥa Hảo Thuần túy. Tháng 7/2012, tín đồ Bùi Văn Thâm bị bắt và bị kết án hai năm sáu tháng tù với tội danh « chống nhà nước ». Đến tháng 10, bắt luôn người cha là Bùi văn Trung. Ở Pleiku, mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù trong phiên xử phúc thẩm vào tháng 11/2012 với tội danh « phá hoại đoàn kết dân tộc ». C̣n ở Sóc Trăng, nhà sư Thạch Thoul, người Việt gốc Khmer bị quy tội tố cáo t́nh trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với báo chí nước ngoài và bị ép buộc « hoàn tục ». Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gây khó khăn cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 8 năm ngoái, công an bao vây chùa Liên Tŕ ở quận 2 TP HCM, cản trở Thượng tọa Không Tánh tổ chức một buổi lễ có sự tham gia của nhiều cựu chiến binh, thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa. Chùa Giác Minh ở Đà Nẵng cũng bị bao vây, sư trụ tŕ bị «tố » nhận tiền của nước ngoài. Ngay những Giáo hội được chính thức hoạt động, được chính quyền công nhận cũng bị giới hạn sinh hoạt. Tháng ba năm 2012, một phái đoàn tín hữu Công giáo bị cấm xuất cảnh sang Ư dự lễ phong thánh cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Tháng tư, ḍng Chúa Cứu Thế Sài G̣n bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh buộc phải cung cấp giấy tờ, cản trở lễ tấn phong linh mục của 7 tu sĩ. Danh sách những vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo rất dài, trải rộng từ bắc xuống nam, từ tín đồ Tin lành người Hmong bị truy bức đến giáo dân Cồn Dầu bị đuổi đất. Tuy nhiên, tác giả bản báo cáo, trong phần cuối cũng ghi nhận 4 trường hợp được xem là « có cải thiện ». Đó là lần đầu tiên chính quyền cho phép 20 tín đồ đạo Bahai sang Israel dự đại hội. Trong tháng 7 và 8, có 20 hội thánh Tin lành ở Tây nguyên được đăng kư. Tháng 8, chính quyền Hà Nội trả lại 500 mét vuông đất cho nhà thờ thánh Phêrô… Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định là sứ quán Mỹ tại Hà Nội và ṭa lănh sự tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên đối thoại và khuyến khích chính quyền Việt Nam nới rộng tự do tôn giáo. Nhân viên ngoại giao Mỹ cũng tiếp xúc thường xuyên với các nhà lănh đạo tôn giáo kể cả những tu sĩ bị áp bức trực tiếp. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Hà Nội tiếp tục cải thiện nhân quyền. ( (rfi 21.5.2013) Việt Nam đối mặt với áp lực phải cải thiện nhân quyền, tự do tôn giáo VOA* 21.05.2013 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho công bố phúc tŕnh về tự do tôn giáo trên thế giới năm 2012. Trong phần liên quan tới Việt Nam, phúc tŕnh của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù Hiến Pháp và luật pháp cũng như các chính sách của nhà nước Việt Nam đều có những điều khoản về quyền tự do tôn giáo, nhưng trên thực tế, nhà nước Việt Nam quản lư và trong một số trường hợp, hạn chế quyền tự do tôn giáo.
Phúc tŕnh này nhận định rằng chiều hướng đó không thay đổi đáng
kể trong năm 2012, và đề cập tới những bản tin tường tŕnh về
những hành động vi phạm tự do tôn giáo, kể cả nhiều trường hợp
bắt bớ, giam cầm và kết án.
Phúc tŕnh về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc lại
một số trường hợp về các hành động ngược đăi và kỳ thị dựa trên
tôn giáo, tín ngưỡng và hành đạo tại Việt Nam. Trong số những
trường hợp được đề cập, có trường hợp nhà chức trách ở tỉnh An
Giang và Đồng Tháp tiếp tục sách nhiễu các tín đồ của Giáo Hội
Phật giáo Ḥa Hảo, các vụ đàn áp nhóm của Mục sư Nguyễn Công
Chính, Giáo Hội Lutheran, Đạo Cao Đài, Giáo xứ Cồn Dầu vv.. đồng
thời nêu tên tuổi của một số người bị bắt giữ và tống giam chỉ
v́ đă hành sử quyền tự do tôn giáo. Tuy vậy, phúc tŕnh về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ghi nhận một số dấu hiệu tiến bộ, như cho phép một số giáo hội được đăng kư, các hoạt động từ thiện được nới rộng, và cho phép tổ chức những cuộc tụ họp tôn giáo lớn với hơn 100,000 người tham dự. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và lănh sự quán tại Thành phố HCM vẫn duy tŕ đối thoại thường xuyên với các giới chức cấp cao và các giới chức khác của chính phủ để cổ vũ cho việc nới rộng quyền tự do tôn giáo. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng duy tŕ liên lạc thường xuyên với giới lănh đạo tôn giáo, kể cả các nhà hoạt động tôn giáo đang bị nhà nước giám sát. Phúc tŕnh này c̣n cho biết là Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện đặc trách tự do tôn giáo quốc tế và các giới chức cao cấp khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đă nêu lên những quan ngại về tự do tôn giáo với các giới chức chính phủ Việt Nam và kêu gọi cải thiện quyền tự do tôn giáo. Trong khi đó, một bài báo của Epoch Times số hôm qua với sự đóng góp của kư giả của hăng tin AP, cũng nhắc lại Ngày Nhân quyền Việt Nam vừa được tổ chức tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 9 tháng Năm. Bài báo nhận định rằng gần hai thập niên sau khi Tổng Thống Bill Clinton tuyên bố ngày 11 tháng Năm hàng năm là Ngày Nhân Quyền Việt Nam với hy vọng sẽ có thể giảm bớt chính sách đàn áp chính trị, quyền dân sự và tự do tôn giáo ở Việt Nam, bức tranh về nhân quyền của Việt Nam vẫn u ám, khiến nhiều nhà lập pháp Mỹ và các tổ chức bênh vực nhân quyền phải tăng sức ép với Việt Nam. Theo Tổ chức theo dơi nhân quyền Human Rights Watch, con số những vụ bắt bớ và kết án những người bất đồng chính kiến, kể cả các lănh đạo tôn giáo, các blogger và các công dân hoạt động chính trị đă tăng hàng năm liên tiếp trong 4 năm qua, bất chấp sự phát triển của nền kinh tế nội địa. Bài báo nói với sự phát triển của các trang mạng xă hội, nhà chức trách Việt Nam đă đặc biệt nhắm mục tiêu vào giới blogger và nhà báo. Hội Ân xá Quốc Tế tường tŕnh về vụ bắt giữ 14 nhà hoạt động cổ vũ cho dân chủ về tội âm mưu lật đổ chính quyền, trong số này có 5 blogger đă tải những bài viết về quyền tự do ngôn luận. Nguồn: Vietnam 2012 International Religious Freedom Report, Epoch Times **** Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Ủy ban Yểm trợ Cao trào Nhân bản, tiểu bang Virginia, cách nh́n nhận về Việt Nam giữa Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc và Bộ Ngoại giao là khác nhau, và do đó cách đối xử sẽ khác nhau: Lập trường của bên Bộ Ngoại giao nó khác với lập trường của Ủy ban Tự do Tôn giáo của Quốc hội Hoa Kỳ và lập trường của đa số dân biểu Thượng Nghị sĩ và của cộng đồng Việt Nam…..Bên Bộ Ngoại giao họ nghĩ là có những sự tiến triển về một vài mặt và cũng có vài suy thoái. Thành ra tôi cho việc cho vào CPC th́ Bộ Ngoại giao vẫn chưa có một quyết định rơ rệt. Có hai xu hướng ở Bộ Ngoại Giao. Một xu hướng nói có sự suy thoái cần đưa lại CPC, nhóm khác nghĩ cứ để nó nằm như vậy nhưng với sức ép của quốc hội, sức ép của các tổ chức nhân quyền quốc tế và cộng đồng người Mỹ gốc Việt th́ nó có thể có những thay đổi nhiều hơn. Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân cũng cho rằng, tân Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry sẽ có cách đối xử mềm mỏng đối với Việt Nam. Ông nói Tôi có liên lạc và nói chuyện với cố vấn của ông Kerry, và tôi có than phiền và được họ trả lời là họ vẫn can thiệp nhân quyền nhưng họ chủ trương đường lối khác, thuyết phục và không làm cộng sản Việt Nam mất mặt. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry cũng là người đă từng đóng vai tṛ quan trọng trong việc hàn gắn quan hệ hai nước và nổi tiếng là người thực tế khi ông phát biểu ‘ở đâu có quyền lợi chung th́ cả Mỹ và Việt Nam có thể làm việc cùng nhau’. Mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đă có nhiều cải thiện đáng kể trong các năm qua. Kim ngạch thương mại hai chiều đă đạt hơn 24 tỷ đô la trong năm 2012. Mỹ cũng là đối tác thương mại lớn nhất tại Việt nam với đầu tư vượt quá con số 1,7 tỷ đô la. Hai nước cũng đang trong quá tŕnh đàm phán để trở thành đối tác chiến lược, một bước quan trọng trong quan hệ hai nước mà Việt Nam đă theo đuổi từ nhiều năm nay. Trong bài phỏng vấn Vietnamnet gần đây, giáo sư môn quan hệ quốc tế, Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường đại học George Mason (Mỹ) đă từng nói ‘chính sách đối ngoại của Mỹ luôn hướng tới ba mục tiêu khác nhau: quyền lợi chiến lược, quyền lợi kinh tế và quyền lợi về giá trị. Cái cuối cùng chính là tự do, dân chủ và nhân quyền. Ba lợi ích này luôn hiện hữu, nhưng trong từng trường hợp, không phải lúc nào ba cái này cũng quan trọng bằng nhau. Ví dụ, một khi quyền lợi chiến lược to lên, th́ quyền lợi về giá trị bé đi’. Đó cũng chính là chính sách Mỹ áp dụng với Arap Saudi khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nước này bất chấp những quan ngại về nhân quyền. Hay đối với Trung Quốc, Mỹ vẫn cho quy chế tối huệ quốc trong thương mại v́ quyền lợi kinh tế của Mỹ tại đây, mặc dù vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc không được cải thiện. Với Việt Nam hiện tại, lá bài nhân quyền, tự do tôn giáo vẫn được Mỹ đưa ra trong các đối thoại về chiến lược và kinh tế, nhưng liệu nó có thực sự quan trọng nhất đối với Mỹ vào lúc này hay không giữa lúc Mỹ đang chuyển trọng tâm chú ư vào khu vực châu Á Thái B́nh Dương, với sự lớn mạnh đầy lo ngại từ Trung Quốc? câu trả lời nằm trong các tính toán chiến lược lâu dài của Mỹ tại châu Á. Dù quyết định thế nào th́ chính phủ Mỹ chắc chắn cũng phải đặt quyền lợi của nước Mỹ lên hàng đầu.
|