Friday, July 22, 2011                             trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Dân chủ không tự nhiên mà có

Với nhan đề như trên, tôi muốn nói đến ba điều: một, dân chủ là kết quả của quá tŕnh phát triển lâu dài của lịch sử; hai, dân chủ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều người và nhiều thế hệ; và ba, dân chủ là kết quả của việc học tập.

Mệnh đề thứ nhất tương đối dễ hiểu và dễ thấy. Tuy khái niệm “dân chủ” đă ra đời ở Hy Lạp cách đây đă 2500 năm, nhưng, thứ nhất, đó chỉ là dạng phôi thai của dân chủ với nhiều hạn chế nhất định; và thứ hai, cái dạng phôi thai ấy đă bị bóp chết một cách tức tưởi suốt cả hai ngàn năm sau đó, trong suốt thời kỳ trung cổ và Trung Đại, khi mọi quyền lực đều nằm hẳn trong tay của giới tu sĩ hoặc giới quư tộc. H́nh thức dân chủ mà chúng ta đang đề cập chỉ mới xuất hiện từ hơn một trăm năm nay, và càng ngày càng hoàn thiện dần.

Mệnh đề thứ hai cũng rơ: Mọi nền dân chủ đều ra đời sau những cuộc tranh đấu dai dẳng, có khi c̣n đẫm máu. Dân chủ không phải là món quà cho không biếu không của ai cả. Đó là thứ mà người ta phải giành giật và đánh đổi bằng cả xương máu của chính ḿnh.

Tuy nhiên, trong bài này, tôi chỉ muốn tập trung vào mệnh đề thứ ba: Dân chủ là điều người ta phải học tập.

Trước hết, cần lưu ư: dân chủ không phải chỉ là vấn đề cơ chế. Không phải cứ có bầu cử, có Quốc Hội, có luật pháp, có truyền thông, dù là truyền thông tự do, là có dân chủ. Bên cạnh cơ chế, có khi c̣n quan trọng hơn cơ chế, là con người. Dù cơ chế có hoàn hảo đến mấy nhưng thiếu những con người có ư thức dân chủ th́ cái cơ chế ấy cũng sẽ bị vô hiệu hóa và không sớm th́ muộn thế nào cũng bị sụp đổ. Lư do là: một trong những điều kiện quan trọng của cơ chế dân chủ là sự tham gia của dân chúng. Tham gia bằng nhiều cách và với nhiều mức độ khác nhau, từ việc bầu cử đến việc ứng cử, từ việc góp ư đến việc sinh hoạt, v.v… Thiếu ư thức dân chủ, những sự tham gia ấy nhất định sẽ bị hạn chế và có nguy cơ bị lệch hướng: thay v́ phát huy dân chủ, chúng lại củng cố độc tài.

Nhưng ư thức dân chủ không phải là thứ bẩm sinh. Nó không được sinh ra. Nó phải được thụ đắc. Thụ đắc trong hai môi trường chính: giáo dục và xă hội.

Trong giáo dục, ngoài kiến thức, hai mục tiêu quan trọng cần được nhấn mạnh là việc đào luyện cho học sinh và sinh viên khả năng suy nghĩ một cách độc lập và sáng tạo. Thiếu hai khả năng ấy, người ta chỉ là những con vẹt, thậm chí, những công cụ. Sự độc lập phải được hiểu là độc lập từ chính thầy cô giáo, từ sách giáo khoa, và xa hơn nhưng cũng thiết yếu hơn, độc lập từ các giáo điều. Khi xă hội c̣n nặng tư tưởng giáo điều, cứ mở miệng ra là “Tử viết” hoặc “Marx nói”, “Lênin nói” hay “Bác Hồ nói”, trẻ em, và từ đó, dân chúng không thể có sự độc lập trong tư duy được. Mà đă không có độc lập th́ không thể sáng tạo. Nền tảng của độc lập và sáng tạo, do đó, là sự tin tưởng vào sự thật và sự tự tin là chính ḿnh, bằng những nỗ lực riêng của ḿnh, có thể tiếp cận được sự thật ấy. Có được niềm tin tưởng và sự tự tin ấy, người ta mới có thể hành xử như một con người tự do. Có hành xử như những con người tự do, người ta mới có dân chủ.

Nhưng nhà trường không, chưa đủ. Ư thức dân chủ c̣n cần phải được đào luyện trong môi trường xă hội nữa. Những ǵ được học trong nhà trường cần phải được thực tập ngay trong đời sống hàng ngày, ở đó, người ta được thoát ra khỏi áp lực của tập quán và giáo điều và được có quyền phát biểu những ư kiến riêng của ḿnh dù chúng đi ngược lại với đám đông và với quyền lực. Việc hành xử như một con người tự do – điều kiện của dân chủ – do đó, chỉ có thể thực hiện được trong môi trường tự do.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và xă hội trong việc đào luyện ư thức cũng như thói quen dân chủ sẽ dẫn đến hệ luận này: Để xây dựng một nền dân chủ tại Việt Nam, người ta phải bắt đầu, trước hết, từ hai điểm: giáo dục và xă hội. Khi giáo dục và xă hội chưa thay đổi, sự thay đổi về cơ cấu quyền lực, nếu có, không có ǵ bảo đảm sẽ dẫn đến dân chủ cả. Có khi đó chỉ là thay thế một hệ thống độc tài này bằng một hệ thống độc tài khác.

Nhưng nh́n cả hai phương diện giáo dục và xă hội ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề dân chủ, chúng ta không thể không bi quan. Nền giáo dục Việt Nam, cho đến nay, sau bao nhiêu lời hứa hẹn cải cách, vẫn không hề thay đổi theo chiều hướng phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo. Học sinh vẫn phải nhồi nhét kiến thức để trả bài. Thầy cô giáo vẫn tự đóng vai tṛ trung tâm phân phối kiến thức. Hệ thống thi cử vẫn dựa trên việc kiểm tra kư ức. Việc nhồi nhét ấy dẫn đến hệ quả khác: sự giả dối. Trẻ th́ giả dối trong cách học tủ và học vẹt. Lớn th́ giả dối trong việc mua bán bằng giả và bằng dỏm. Khi giả dối lên ngôi, mọi bảng giá trị, từ truyền thống đến hiện đại, đều bị đảo lộn. Không có nền dân chủ nào có thể được xây dựng trên những sự đảo lộn như vậy cả.

Sinh hoạt xă hội Việt Nam hiện nay cũng không phải là mảnh đất tốt để nuôi dưỡng dân chủ. Luật pháp không rơ ràng, để sống c̣n, người ta phải mánh mung. Xin trường học cho con cái: mánh mung. Xin việc làm: mánh mung. Để tăng lương hoặc tăng chức: mánh mung. Ở đâu cũng có và cũng cần có mánh mung cả. Thói mánh mung ấy, một mặt, giết chết luật pháp, mặt khác, giết chết cả niềm hy vọng vào dân chủ.

Để thay đổi môi trường xă hội như thế, người ta không chỉ cần củng cố hệ thống pháp luật như một số người đă nói; người ta cần phải, quan trọng và khẩn thiết hơn, xây dựng cho được một xă hội dân sự lành mạnh.

Nhưng vấn đề xă hội dân sự là một vấn đề rộng lớn và phức tạp. Chúng ta sẽ bàn sau.

Theo blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)