Tuesday, November 22, 2011                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Chủ nghĩa dân tộc là bảo vật quí giá muôn đời của Dân tộc Việt Nam

              Nguyn Nghĩa * Posted on 21/10/2011

- Lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam đă hun đúc nên những giá trị tinh thần quí báu, mà đầu tiên, ta kể đến khái niệm dân tộc Việt Nam. Tất cả các dân tộc chung lưng đấu cật khai khẩn rừng núi, kè đê chắn sông, xây đập,... ǵn giữ giải đất h́nh chữ S, dải đất hiền ḥa như một con rồng nằm mắt nh́n về Biển Đông, có chung 1 tiếng gọi: dân tộc Việt Nam.

 

Tất cả đều là anh em một nhà.

 

Một bảo vật quí giá nữa, mà dân tộc Việt Nam có được trong quá tŕnh tôi luyện dựng nước và giữ nước là Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.

 

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là niềm tự hào của người Việt Nam.

 

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đă làm nên những chiến thắng oai hùng của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ toàn vẹn Biên cương, Lănh hải, Lănh thổ Việt Nam suốt hơn 4000 ngh́n năm lịch sử.

 

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là đảm bảo chắc chắn cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam bên bờ Biển Đông này.

 

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam lấy nội dung Lợi ích quốc gia tối thượng làm nội dung chính. Nội dung của Lợi ích quốc gia tối thượng hiện đại có thể mô tả đơn giản qua các điểm sau:

 

1. Bảo vệ sự bất khả xâm phạm của Biên cương, Lănh thổ, Lănh hải Việt Nam. Cương quyết chống trả, đánh thảm bại quân xâm lăng bằng lực lượng của dân tộc Việt Nam. [ Nam quốc Sơn Hà. Lư Thường Kiệt]

 

2. Bảo vệ nhà nước của người Việt Nam, đảm bảo an toàn chính trị của nhà nước Việt Nam, đảm bảo an ninh trên toàn bộ tổ quốc Việt Nam. Bảo tồn và tự hào về nền văn hiến Việt Nam. [ Nam quốc Sơn Hà. Lư Thường Kiệt, Cáo B́nh Ngô. Nguyễn Trăi]

 

3. Thực thi Nhân nghĩa trên toàn cơi Việt Nam. Nội dung chính của Nhân nghĩa là an dân, an nghiệp cho nhân dân. [ Cáo B́nh Ngô. Nguyễn Trăi]

 

4. Đảm bảo cho các giá trị độc lập, tự do, b́nh đẳng.., các giá trị tinh thần cao cả mà nhân loại văn minh đang tôn trọng, được thực thi trong toàn bộ tổ quốc Việt Nam. Đây là các giá trị mà dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng, như những dân tộc văn minh khác trên thế giới. [Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945. Hồ Chí Minh].

 

Suy rộng ra, Nhân quyền và Dân chủ cũng là những giá trị mà nhà nước Việt Nam phải đảm bảo cho công dân Việt Nam. Đây là những giá trị tiên tiến của thời đại mà đại bộ phận các quốc gia văn minh trên thế giới đang theo đuổi, và đấu tranh cho sự phổ cập các giá trị này trên toàn thế giới.

 

Đứng trên quan điển lịch sử, quan điểm của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam th́ kẻ thù của lịch sử Việt Nam, kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam, kẻ thù số 1 của nhà nước Việt Nam là láng giềng phương bắc to xác mà xấu tính: Trung Quốc.

 

Ngày 15 tháng 10 năm 2011, Đảng cộng sản Việt Nam với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đă ra tuyên bố chung với Đảng cộng sản Trung Quốc, mà nội dung trái ngược với Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, trái ngược hẳn với lịch sử Việt Nam:

 

"Hai bên tổng kết những thành tựu to lớn trong quá tŕnh phát triển quan hệ hai nước 61 năm qua, đặc biệt là 20 năm kể từ khi b́nh thường hóa quan hệ, và nhất trí cho rằng, quan hệ hai nước đă phát triển nhanh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

 

Hai bên khẳng định t́nh hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quư báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền măi cho các thế hệ mai sau.

 

Hai bên khẳng định, kiên tŕ phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, từ tầm cao chiến lược và tầm nh́n toàn cục, mở rộng hợp tác thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển một cách ổn định, lành mạnh, lâu dài".

 

Đoạn trích dẫn trên của Tuyên bố chung VN-TQ, trái ngược hoàn toàn nội dung coi Trung Quốc là kẻ thù chính của nền độc lập Việt Nam, của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.

 

Mục đích của bài này là phản bác những nhận định sai trái của bản Tuyên bố chung 15/10/2011, dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, nêu ra một sách lược ngoại giao chống bá quyền phương bắc trong cuộc chiến hiểm hóc ngày nay với Trung Quốc, nhằm ǵn giữ sự trường tồn của nhà nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

 

Trong tuyên bố chung 15/10/2011, tầm cao chính trị và chiến lược của 2 Đảng và và Nhà nước Việt Nam, Trung Quốc là mục đích theo đuổi việc xây dựng CNXH ở Việt Nam và Trung Quốc.

 

Ta thử xem xét CNXH ở 2 nước này có nội dung ǵ?

 

1. XHCN ở Trung Quốc và Việt Nam.

 

Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời và kêu gọi giai cấp vô sản các nước làm cách mạng thế giới, nhằm thay đổi chế độ tư bản [ở Việt Nam là chế độ phong kiến, thực dân], bằng chế độ XHCN.

 

Nhà nước vô sản kiểu mới là nhà nước dựa trên "công hữu". Chính đảng theo Chủ nghĩa Mác-Lênin gọi là Đảng cộng sản. Chủ nghĩa quốc tế vô sản là chủ nghĩa nhằm đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước cùng mục đích cách mạng XHCN, không phân biệt dân tộc.

 

Sự tan ră của Liên Xô cùng phe XHCN đă cáo chung cho tư tưởng của Mác và Lênin.

 

Ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn c̣n sử dụng cụm từ Chủ nghĩa xă hội.

 

Thực chất 2 nước này có c̣n là chủ nghĩa xă hội theo định nghĩa của Mác và Lênin hay không?

 

Dĩ nhiên là không.

 

Đây là 2 nhà nước đă cho phép tư hữu 1 cách vụng trộm, chưa công hận tư hữu trong Hiến pháp, bằng câu pháp biểu có tính văn học của Đặng Tiểu B́nh: Mèo trắng, mèo đen đều tốt, miễn bắt được chuột.

 

Trong bối cảnh xây dựng XHCN, câu nói đó có nghĩa là: Công hữu hay tư hữu không quan trọng, miễn có thành quả kinh tế.

 

Như vậy, nhà nước XHCN theo Đặng không c̣n là nhà nước kiểu mới theo quan điểm Mác, Lênin nữa.

 

Nói 1 cách khác, Đặng Tiểu B́nh đă rời khỏi nguyên tắc số 1 của CNXH, nguyên tắc công hữu.

 

Hệ quả được suy ra là: cuộc cách mạng của Trung Quốc [và Việt Nam cũng thế], không c̣n mang tính đánh đổ phong kiến cũ kỹ, lạc hậu và xây dựng 1 chế độ vô sản kiểu mới.

 

Nó chỉ là 1 cuộc khởi nghĩa nhằm quay trở lại chế độ phong kiến kiểu mới.

 

Chế độ vẫn là phong kiến.

 

Quan hệ quyền lực vẫn là bạo lực, chính quyền được đẻ ra từ họng súng, chứ không phải bầu cử ḥa b́nh.

 

Điều khác duy nhất là thay v́ 1 ông vua, chế độ phong kiến kiểu mới này có 1 ông vua có nhiều đầu. Các đầu ấy là các ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, [Đảng cộng sản Việt Nam] /xem Bùi Tín/.

 

Tóm tắt lại, chế độ XHCN mà Trung Quốc xây dựng là chế độ phong kiến, do 1 đảng gọi là cộng sản lănh đạo.

 

Đă là nhà nước phong kiến th́ Trung Quốc phải là kẻ thù số 1 của dân tộc, nhà nước Việt Nam.

 

Ta đặt câu hỏi tiếp theo: Liệu quan hệ 2 Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam trong 61 năm qua được giáo dục bằng Chủ nghĩa quốc tế vô sản, có làm cho Đảng cộng sản Trung Quốc thay đổi bản chất bành trướng cố hữu của phong kiến Trung Quốc đối với Việt Nam không?

 

Câu trả lời rơ như ban ngày là dựa vào các sự kiện cuộc Chiến tranh biên giới năm 1979, cuộc hải chiến chiếm Hoàng Sa năm 1974 của Việt Nam, cuộc hải chiến chiếm chiếm 7 đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988...

 

Bản chất bành trướng của Trung Quốc, tham vọng lănh thổ, lănh hải của Trung Quốc đối với Việt Nam là không hề thay đổi.

 

Đảng cộng sản Việt Nam đă tự lừa dối ḿnh, lừa dối dân tộc Việt Nam, để dựa vào Trung Quốc, giữ quyền lực lănh đạo của ḿnh.

 

Đảng cộng sản Việt Nam đă và đang phản bội Lợi ích quốc gia tối thượng của dân tộc Việt Nam.

 

2. Chính sách trước sau như 1 của Trung Quốc là một nước Việt Nam yếu, suy nhược bên cạnh Trung Quốc.

 

2.1 Giai đoạn trước 1975.

 

Trung Quốc cộng sản đă học mưu chước này từ Liên Xô với bản chất cố hữu muốn Việt Nam là phiên quốc của phong kiến Trung Quốc.

 

Năm 1948, khi quân đội Trung Quốc của Mao Trạch Đông chuẩn bị vượt sông Dương Tủ tiến về phía nam, Stalin phái Mikoyan [ủy viên bộ chính trị ĐCS Liên Xô] sang gặp Mao để yêu cầu Mao không được tiến xuống phía nam sông Dương Tử, không được tấn công Tưởng Giới Thạch. Stalin yêu cầu Mao phải chấp nhận một chính phủ liên hiệp với Quốc dân đảng, chia đôi Trung Quốc. Liên Xô lúc đó muốn 1 nước Trung Quốc yếu, bị xâu xé nội bộ giữa Cộng sản và Dân quốc.

 

Trung Quốc với lịch sử bành trướng xuống phía nam đă lập lại mưu chước này đối với Việt Nam trong chính sách 1 Việt Nam yếu bên cạnh Trung Quốc.

 

1. Trung Quốc viện trợ để Việt Nam chiến tranh với Pháp. Nhằm giúp Việt Nam cộng sản thành công. Một Việt Nam non nớt bên biên giới phía nam Trung Quốc có lợi với Trung Quốc hơn là 1 nước thực dân cao già Cộng ḥa Pháp.

 

2. Trung Quốc ép Việt Nam kư kết Hiệp định GeNèVe 1954 chia đôi Việt Nam. Bài học mà Trung Quốc học từ Stalin.

 

3. Khi cuộc chiến Việt Nam-Hoa Kỳ đến hồi kết, Trung Quốc gây áp lực để Việt Nam không đàm phán kết thúc chiến tranh, quyết tâm đánh đế quốc Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng.

 

4. Lợi dụng Hoa Kỳ rút chiến lược tại Biển Đông, lợi dụng Việt Nam đang gập vào cuộc chiến, Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 1974.

 

2. 2. Giai đoạn 1975-1990.

 

Tháng 2/1979, để mua lấy sự tin tưởng của Hoa Kỳ bằng máu Việt Nam, Trung Quốc đă tiến hành chiến tranh biên giới "Dậy cho Việt Nam 1 bài học."

 

Từ 1984-1990 là thời gian của cuộc chiến gặm nhấm dần các cao điểm ở Vị Xuyên, Hà Giang. Giai đoạn này Trung Quốc duy tŕ 1 lục lượng quân đội lớn trên biên giới với Việt Nam, làm áp lực quân sự và gây khó khăn kinh tế cho Việt Nam.

 

Năm 1988, lợi dụng Liên Xô đang có khó khăn nội bộ, đang sa lầy ở Afghanistan, không ủng hộ được Việt Nam, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm của Việt Nam 7 đảo tại quần đảo Trường Sa.

 

2.3. Từ hội nghị Thành Đô 1990 đến nay.

 

Sau hội nghị Thành Đô 1990, Trung Quốc thay đổi cách thức làm yếu Việt Nam. Họ dùng diễn biến ḥa b́nh với 16 chữ và 4 tốt để làm yếu Việt Nam.

 

Những dự án Bôxit Tây Nguyên, thắng 90% các dự án EPC, bán cho Việt Nam các công nghệ cũ kỹ, siêu xuất sang Việt Nam....đều có mục đích làm yếu Việt Nam.

 

Một nguy hiểm của diễn biến ḥa b́nh là Trung Quốc hóa văn hóa Việt Nam.

 

Ta lấy ví dụ bộ phim Trần Thủ Độ.

 

Để phân tích ư đồ Hán hóa trong bộ phim này, ta nhắc lại 1 chút lịch sử Trung Quốc.

 

Chỉ kể từ cuối Chiến quốc, tướng Tần Bạch Khởi nhà Tần đă chôn sống hơn 40 vạn hàng binh của nước Triệu trong 1 đêm sau trận Trường B́nh nổi tiếng.

 

Tần Thủy Hoàng khi xây Vạn lư trường thành đă chôn sống hàng triệu dân phu dưới chân Trường thành.

 

Hạng Vơ khi khởi nghĩa chống nhà Tần, đi đến đâu chôn sông dân cả cả thành, nếu thành này đă tổ chức kháng cự.

 

Đời Tam quốc, Tào Tháo khi trả thù cho cha bị Đào Khiêm lỡ ư gây án mạng, đă giết dân chúng tất cả các huyện trên đường quân đội Tào Tháo đi qua.

 

Gần đây nhất, Mao Trạch Đông đă gây nên nạn chết đói của gần 40 triệu nông dân Trung Quốc từ 1950-1953. Ngay Bành Đức Hoài, Bộ trưởng quốc pḥng Trung Quốc, khi mô tả t́nh cảnh đổi con của nông dân để ăn thịt con, lập tức bị Mao trừng trị và giam cầm cho đến chết.

 

Tóm lại, trong chính trị Trung Quốc, tàn sát dân lành vô tội là việc thường t́nh.

 

Đây là điểm khác của chính trị Trung Quốc và Việt Nam.

 

Việt Nam không có tàn sát đại trà dân lành vô tội.

 

Trần Thủ Độ tuy có ngây nên cảnh đầu độc quí tộc nhà Lư, nhưng đấy là các đối thủ chính trị của ông ta. Tuyệt đối không có tàn sát hàng loạt dân thường vô tội.

 

Chọn Trần Thủ Độ dựng phim, đạo diễn đă cố ư tạo nên một tương đồng giả tạo của phong kiến Trung Quốc với phong kiến Việt Nam là sự tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị.

 

Tàn sát dân lành vô tội mới được Đảng cộng sản Việt Nam học tập Trung Quốc trong Cải cách ruộng đất.

 

Hồ Chí Minh đă phải xin lỗi dân tộc Việt Nam v́ sự bắt chiếc vô nhân đạo này.

 

Như vậy trong 61 năm quan hệ 2 nhà nước cộng sản Việt-Trung, Đảng cộng sản Trung Quốc đă chia cắt Việt Nam năm 1954, dùng viện trợ khuyến khích Việt Nam dấn sâu vào cuộc chiến thảm khốc Việt-Mỹ 1954-1975, trực tiếp đánh Việt Nam 1979, trực tiếp cướp Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 của Việt Nam.

 

Tuyên bố chung 15/10/2011 viết: "Hai bên khẳng định t́nh hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quư báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền măi cho các thế hệ mai sau".

 

Đây là thóa mạ lịch sử, đây là sai với hiện đại.

 

Với những lời lẽ mơ hồ như: tầm cao đại cuộc, tầm cao quan hệ 2 nước,..nhằm lừa lọc người dân thường Việt Nam, bản Tuyên bố chung 10/2011, thực chất là sự cấu kết của Đảng cộng sản Việt Nam với Trung Quốc trên 1 b́nh diện mới, nguy hiểm hơn, lệ thuộc hơn vào Trung Quốc.

 

3. Đối sách của Việt Nam trên quan điểm của Chủ nghĩa dân tộc.

 

3.1. Về ngoại giao.

 

Nội dung đầu tiên của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là phải bảo vệ toàn vẹn Biên cương, Lănh hải, Lănh thổ Việt Nam và chỉ rơ kẻ thù số 1 của dan tộc Việt Nam là Trung Quốc bành trướng.

 

Trên quan điểm của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, đối sách tự nhiên của chính trị Việt Nam hiện nay thể hiện trong 8 từ sau:

 

Bắc - Ngăn. Nam - Ḥa. Đông- Cự. Tây- Liên.

 

3.11. Bắc là phương bắc của Việt Nam.

 

Bắc-Ngăn là các tỉnh biên giới phía bắc giáp Trung Quốc của Việt Nam phải làm thành lũy sắt, tường đồng, ngăn ư đồ xâm lược, ngăn diễn biến ḥa b́nh của Trung Quốc.

 

Cần giúp cả Lào trong chiến lược ngăn này.

 

3.12. Nam là phương nam của Việt Nam.

 

Nam-Ḥa là ḥa hoăn với các nước phía nam như phillipines, Inddonesia,...cùng hợp tác khai thác Biển Đông.

 

3.13. Đông là hướng đông của Việt Nam.

 

Đông-Cự là thể hiện bản lĩnh Việt Nam, thể hiện bài học lịch sử Việt Nam, bảo vệ tính toàn vẹn của Biên cương, Hải đảo Việt Nam.

 

Cự là chống cự, 1 thước không lùi, 1 li không mất. Cự là đối kháng trực diện, cự là mặt đối với mặt.

 

Đông-Cự là cứng mà không cương. Cứng v́ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược. Cự trực diện v́ lẽ phải ở phía Việt Nam. Cự cả ngoại giao lẫn sức mạnh quân sự. Trung Quốc gây sự với cả Nhật Bản, Phillipines...lực lượng của họ bị dàn mỏng. Biển Đông lại mênh mông. Chính nghĩa bảo vệ lănh hải của tổ quốc, là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam.

 

Đông-Cự là đánh, đ̣i lại toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

 

3.14. Tây là hướng tây của Việt Nam.

 

Tây-Liên là liên kết anh em, liên kết đồng minh, liên kết khối quân sự, khối kinh tế giúp nhau phát triển. Đây là nhóm các nước như Hoa Kỳ, Lào, Cămpuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Mianmar...

 

Ấn Độ đang "nh́n về hướng đông".

 

Khác với 1974, khi Hoa Kỳ rời bỏ Biển Đông, hôm nay chính sách chiến lược của họ là quay trở lại Biển Đông v́ lợi ích cường quốc số 1 của Hoa Kỳ.

 

Tây-Liên là khả thi.

 

3.2. Về đối nội.

 

Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ có tư hữu trong chế độ phong kiến. Luật phong kiến qui định tất cả đều của nhà vua.

 

Đưa tư hữu thành giá trị tối cao,được pháp luật bảo vệ sẽ động viên sức lực và trí tuệ Việt Nam lao động. Tư hữu sẽ là động lực mạnh nhất, thúc đẩy tiến bộ kinh tế của xă hội Việt Nam.

 

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam c̣n đ̣i hỏi phải thực thi Nhân nghĩa, trên toàn cơi Việt Nam. Nhân nghĩa Việt Nam khác hẳn với tàn bạo, giết chóc dân lành của chính trị Trung Quốc. Giữ 1 khoảng cách với chính trị Trung Quốc là đ̣i hỏi tự nhiên của Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.

 

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đ̣i hỏi phải lĩnh hội và thực thi những tư tưởng văn minh của thời đại đó là tự do, độc lập. Đó cũng là Nhân quyền, Dân chủ trên toàn cơi Việt Nam.

 

Nếu chỉ v́ mang trên ḿnh khẩu hiệu HS-TS-VN mà bị công an bắt, th́ thử hỏi Việt Nam có tự do độc lập hay không?

 

Đảng cộng sản Việt Nam đă cư xử hèn hạ, không xứng đáng với máu Việt Nam đă đổ cho Độc lập, Tự do.

 

4. Kết luận.

 

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là đúc kết của hơn 4000 năm lịch sử. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là bảo vật vô giá của dân tộc Việt Nam.

 

Dân tộc Việt Nam đă trường tồn và phát triển, nhờ luôn nhận ra kẻ thù của nhà nước phong kiến Việt Nam:Trung Quốc.

 

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đă xây dựng nên 1 bản sắc nhân ái Việt Nam khác sự tàn bạo trung quốc.

 

Bảo tồn và phát triển Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là điều kiện tối quan trọng cho sự tồn vong của nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

 

Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam và mối t́nh thân thiết của họ với Đảng cộng sản Trung Quốc là mối họa của sự tồn vong của dân tộc Việt Nam.

 

Đă đến lúc dân tộc Việt Nam nói "không" với Đảng cộng sản Việt Nam, nói "không" với t́nh "hữu nghị" của Đảng cộng sản Trung quốc.

 

Nguyễn Nghĩa