Wednesday, July 04, 2012                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Cách mạng dân chủ tại Việt Nam, khoảng cách và hy vọng

 

 

Cuộc cách mạng giành độc lập của Mỹ làm thay đổi khuôn mặt thế giới suốt mấy trăm năm nay cũng chỉ bắt đầu bằng một nhóm nhỏ khoảng từ 30 đến 130 người đă can đảm ném các thùng trà của Anh xuống vịnh Boston năm 1773. Tương tự, biến cố Phá Ngục Bastille sáng ngày 14 tháng Bảy 1789 được chọn làm ngày quốc khánh Cộng Ḥa Pháp không phải để giải phóng nhiều trăm hay nhiều ngàn tù nhân chính trị nhưng chỉ là hành động mang tính biểu tượng v́ ngày đó nhà tù Bastille chỉ giam giữ 7 tù nhân. Các biến cố ném trà xuống biển, phá ngục Bastille hay cuộc biểu t́nh 1 tháng 7 vừa qua tại Việt Nam đều không phải là biến cố lớn về h́nh thức nhưng chuyên chở những nội dung lịch sử. Ba sự kiện có một đặc điểm giống nhau rằng cách mạng là một tiến tŕnh không thể nào đảo ngược. Chọn lựa hôm nay, v́ thế, không c̣n là chọn lựa của nhân dân Việt Nam mà là của giới cầm quyền. Bài học Tunisia, Ai Cập, Libya và Miến Điện cho thấy thuận với ḷng dân th́ sống mà nghịch với ḷng dân sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát...

 

*

 

Trong bài thơ Giấc mơ nhỏ của tôi có một đoạn nói về sông Bến Hải và sự xa cách giữa người Việt vẫn c̣n đang chảy trong ḷng:

 

Chào anh công nhân dệt từng tấm vải

Cho tôi làm con thoi nhỏ trên tay

Để tôi nối hai bờ sông Bến Hải

Nối ḷng người vời vợi cách xa nhau.

 

Bài thơ viết sau 1975, nghĩa là thời gian đất nước đă “thống nhất” bằng xe tăng và đại pháo, bằng sân bắn và nhà tù. Tôi không chỉ viết ra mơ ước của ḿnh thôi nhưng đă nhiều lần làm con thoi nhỏ. Thay v́ những buổi gặp gỡ nặng về h́nh thức, nếu có cơ hội tôi thường mang những người một thời đă t́m đủ mọi cách để giết nhau, ngồi lại bên nhau.

 

Một lần cách đây cũng khá lâu, tôi mời hai người thuộc giới cầm bút đến nhà chơi. Một nhà văn miền Bắc và một nhà văn miền Nam. Cả hai đều may mắn sống sót sau cuộc chiến. Tên tuổi hai nhà văn không nằm trong danh sách hơn hai triệu người Việt gởi xác ở Trường Sơn, Hạ Lào, Quảng Trị, An Lộc, Thường Đức, Tam Quan, B́nh Giă v.v... Nếu tính theo số lượng bom đạn do Mỹ, Liên Xô và Trung Cộng cung cấp và số người chết trên một quốc gia có địa lư nhỏ hẹp, dân số không đông như hai miền Việt Nam trước 1975, chiến tranh Việt Nam có thể được xem là một trong những cuộc chiến tranh có mức độ tàn phá cao nhất trong lịch sử nhân loại.

 

Chiều hôm đó, chúng tôi ngồi thành ba góc quanh chiếc bàn tṛn nhỏ sau vườn. Một buổi chiều êm ả hiếm hoi của mùa hè nóng bức. Hai nhà văn tôi mời đến đều nghe tên nhau từ lâu lắm, đọc văn nhau nhưng chỉ gặp nhau hôm đó lần đầu. Họ rất ngạc nhiên khi nghe tôi giới thiệu tên. Bắt tay mừng rỡ. Những tiếng “Th́ ra, th́ ra...” dồn dập. Ánh mắt họ sáng lên niềm cảm động chân thành v́ chẳng bao giờ họ nghĩ có ngày gặp nhau trên xứ Mỹ này. Nhà văn miền Bắc kể lại hành tŕnh gian nan của anh từ Bắc vào Nam. Những đêm di chuyển đầy nguy hiểm, những ngày tránh bom B52 trải thảm dọc Trường Sơn. Những trường hợp thoát chết trong đường tơ kẻ tóc khi quân đội miền Nam hành quân qua khu vực anh đang trú ẩn. Nơi anh đóng là vùng tranh chấp. Ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng Sản. Người dân sống dưới hai chế độ. Ban đêm khi lính rút về đồn, anh lại ra hoạt động. Dù sao anh chỉ là nhà văn, nhà báo, không trực tiếp tham dự các trận đánh lớn nên không có những t́nh tiết gay go hấp dẫn.

 

Nhà văn miền Nam th́ khác. Anh là người lính chiến dạn dày trận mạc. Anh kể lại vài trận đánh đáng nhớ mà anh từng tham dự. Có một lần tiểu đoàn của anh được trao trách nhiệm như một “cục đường để dụ kiến”. Vừa đổ quân xuống ngọn đồi không bao lâu, đào công sự chưa xong, các cuộc tấn công liên tục của phe nhà văn miền Bắc đánh vào. Mở đầu là những cơn mưa pháo. Pháo liên tu bất tận. Pháo không ngừng nghỉ. Pháo ngày đêm. Phe nhà văn miền Nam bị thiệt hại khá nặng. Anh tiểu đoàn trưởng hy sinh ngay trong trận pháo đầu. Sau vài ngày pháo kích, các đơn vị của phe nhà văn miền Bắc từng đợt tấn công. Quá đông. Tỉ lệ có thể nói là mười đánh một. Đơn vị của nhà văn miền Nam phải chọn cái sống trong cái chết, và chống đỡ là con đường duy nhất. Bằng mọi giá phải giữ ngọn đồi. Mà cho dù có muốn rút lui cũng không rút được. Cuối cùng, phe nhà văn miền Nam giữ được ngọn đồi. Như đă tính toán, sau đó, các phi đoàn mở ra hàng loạt các cuộc oanh tạc và pháo binh của phe nhà văn miền Nam tập trung bắn nát chẳng những chung quanh ngọn đồi mà cả các khu rừng bên ngoài “cục đường”. Chung quanh ngọn đồi nhỏ ngập đầy xác chết. Sau trận đánh, những chiếc xe ủi đất của công binh đào một đường mương dài, đủ sâu để khỏi hôi thối và xúc hàng trăm xác chết của phe nhà văn miền Bắc đổ vào trong đó. Phe nhà văn miền Nam cũng chẳng hơn ǵ. “Cục đường” đen đă chảy thành những vũng máu đỏ. Những công sự, những căn hầm bị pháo sập trở thành những ngôi mộ chôn xác đồng đội của anh. Những chiếc trực thăng tải thương hạ cánh mang theo xác anh tiểu đoàn trưởng và rất nhiều bạn bè mới chia nhau điếu thuốc hôm qua nay đă ngh́n thu cách biệt. “Nếu lúc đó không giữ được ngọn đồi th́ sao?” Nhà văn miền Bắc hỏi. “Th́ chết hết chớ sao, cục đường mà”. Nhà văn miền Nam trả lời. Anh cười, một nụ cười mang ít nhiều chua chát.

 

Nhưng rồi anh nói tiếp: “Chắc là anh nghĩ tôi lúc đó căm thù ghê gớm lắm phải không?” Có, nhưng không ghê gớm lắm đâu. Các anh bắn tôi và tôi bắn anh. Mà cho dù các anh không bắn tôi th́ tôi cũng bắn các anh. Chiến tranh mà. Xong th́ thôi. Ḷng căm thù chế độ Cộng Sản trong tôi chỉ lên cao độ khi sống trong nhà tù Cộng Sản và chịu đựng những cực h́nh đày đọa, những đối xử bất nhân, những tháng ngày đói khát”.

 

Trời sắp tối, hai anh đều có chuyện phải đi. Họ bắt tay từ giă nhau. Không ai xin lỗi ai. Không ai tha thứ ai. Nhưng qua buổi tâm sự tôi biết, họ đă hiểu nhau hơn, đă thấy được nhu cầu của một Việt Nam hôm nay và ngày mai phải thoát ra khỏi chiến tranh, nghèo đói, độc tài và đi cùng nhân loại ḥa b́nh, ổn định, tự do và giàu mạnh.

 

Không phải ai cũng có may mắn có dịp trang trải tấm ḷng như nhà văn miền Bắc và nhà văn miền Nam sau vườn nhà tôi lần nọ. Đó đây vẫn c̣n nhiều cái nh́n khắt khe đối với những người đang tranh đấu cho tự do dân chủ với một quá khứ liên hệ với đảng Cộng Sản. Cuộc chiến quá dài, ân oán quá sâu, không phải dễ dàng ǵ thay đổi hết được. Người Ư, người Ba Lan khi giong buồm, nhổ neo rời cảng, họ để lại quá khứ bên bờ biển chỉ mang trên vai ước vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho họ và con cháu họ. Người Việt Nam th́ khác. Người Việt ra đi mang theo cả cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt. Nhiều trong số chú bác anh chị đến được bến bờ tự do khi chiếc vết thương trên da thịt vẫn c̣n đang mưng mủ sau bao năm tháng tù đày. Xiềng xích không c̣n, bom đạn đă thôi rơi nhưng tiếng khua, tiếng thét như vẫn c̣n nghe trong giấc ngủ quê người. Thái độ, dù khắt khe, quyết liệt hay cực đoan đi nữa cũng có lư do riêng của nó. Như nhà văn miền Nam phát biểu, chính sách của đảng CSVN từ 1975 đến nay là nguyên nhân trực tiếp của sự căm thù sâu thẳm trong ḷng nhân dân Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, đối với chế độ CS và là mầm mống của sự phân hóa, chia rẽ, hoài nghi trong cộng đồng người Việt. Nhưng dù lư do ǵ, các chú bác anh chị v́ tương lai con cháu ḿnh, nên suy nghĩ lại và chọn những h́nh thức đấu tranh hữu hiệu, thích hợp với thời đại ngày nay.

 

Con đường cách mạng dân chủ Việt Nam, v́ thế, khác và khó khăn hơn nhiều so với con đường đă diễn ra tại Bắc Phi và tiến tŕnh chuyển hóa dân chủ đang diễn ra tại Miến Điện.

 

Điều kiện ra đời và tồn tại của chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản tại Việt Nam không giống các chế độ độc tài cá nhân như Muammar Gaddafi tại Lybia, Augusto Pinochet tại Chile, Mobutu Sese Seko tại Zaire hay độc tài phe nhóm quân sự (Junta) Miến Điện, Argentina, Peru, Nigeria, El Salvador và cũng không giống như các chế độ Cộng Sản chư hầu chùm gởi của cây đại thụ Liên Xô một thời tồn tại ở Đông Âu.

 

Phần lớn các chế độ độc tài quân sự, dù cá nhân hay phe nhóm, h́nh thành do kết quả của các cuộc đảo chính, lật đổ các chính phủ tiền nhiệm, nhiều khi cũng rất độc tài. Cơ hội đă đưa một số sĩ quan từ vị trí của những người lính trở thành những nhà chính trị. Ngoài ḷng tham lam quyền lực và địa vị, họ không sở hữu một vốn liếng chính trị và không có một sự chuẩn bị đầy đủ để lănh đạo quốc gia. Tham vọng quyền lực của họ chỉ là tham vọng cá nhân, phe nhóm. Muammar Gaddafi của Lybia, Hosni Mubarak của Ai Cập nổi tiếng sắc máu nhưng gốc gác chỉ là những viên sĩ quan vơ biền. Các quốc gia Miến Điện, Libya, Ai Cập, Tunisia cũng không trải qua cuộc chiến tranh ư thức hệ tàn khốc suốt mấy mươi năm và vai tṛ của các đế quốc cũng không mang tính quyết định như trong cuộc chiến Việt Nam.

 

Việt Nam th́ khác. Những người lănh đạo CSVN được đào tạo để hoạt động, tổ chức, lănh đạo chuyên nghiệp, kiên quyết theo đuổi đến cùng các mục tiêu ngắn và dài hạn của đảng CS. Chính Lê Duẩn trong tác phẩm quan trọng Dưới Lá Cờ Vẻ Vang Của Đảng, đă xác định tham vọng nhuộm đỏ Việt Nam và “đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xă hội". Từ khi thành lập vào năm 1930 cho đến nay, tuy khác nhau về chiến lược của mỗi thời kỳ và hoạt động dưới nhiều tên gọi (Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng Đảng hoàn toàn nhất quán về tư tưởng và mục tiêu.

 

Nạn sùng bái cá nhân dưới các chế độ độc tài không Cộng Sản có nhưng không tác hại trầm trọng đến nhận thức của người dân. Mobutu Sese Seko của Congo là một ví dụ. Nhà độc tài khát máu của Congo này sau các chuyến viếng thăm Bắc Hàn, Trung Quốc, Rumani về đă bắt chước xây dựng một bộ máy tuyên truyền giống hệt như Cộng Sản bằng cách ra lịnh thay đổi tên đường, tên phố, quốc kỳ, quốc ca, và tháng 10 năm 1971 thay cả tên nước. Nhưng ngay cả khi Mobutu c̣n sống dân Congo chẳng những không mấy quan tâm đến những thay đổi đó mà c̣n một cách châm biếm gọi tên y là Mobutu Sesesescu chỉ v́ Mobutu là bạn thân của tên độc tài Rumani Nicholas Ceauşescu.

 

Việt Nam th́ khác. Giống như “cha già dân tộc” Kim Nhật Thành của Bắc Hàn, h́nh ảnh một “cha già dân tộc” Hồ Chí Minh đă đóng một lớp băng dày trong nhận thức của nhiều người và ngay cả được thờ chung một bàn thờ với đức Phật Thích Ca, không một phát hiện, một chứng cớ, một tài liệu khoa học nào có thể làm lay chuyển niềm tin mù quáng vào Hồ Chí Minh trong ḷng những người Việt cuồng tín. Ư thức nô lệ tồn tại dưới h́nh thức tà đạo đó không phải chỉ trong hàng ngũ đảng viên mà cả ngay trong những người đấu tranh chống lại các sai lầm của lănh đạo đảng.

 

Về mặt lư luận, việc so sánh với hệ lư luận Cộng Sản với những lư thuyết biện minh cho sự tồn tại của các chế độ độc tài như “Sách Xanh” (Green Book) của Muammar Gaddafi hay Đường Miến Điện Dẫn Tới Chủ Nghĩa Xă Hội (The Burmese Way to Socialism) chẳng khác ǵ đem giáo tŕnh đại học so với sách tập đọc lớp vỡ ḷng. Tầng lớp cán bộ làm công tác tuyên truyền ở Miến Điện và Lybia chỉ là một phường nịnh hót gió chiều nào theo chiều đó. Tại Lybia trước tháng Hai 2011, với đại đa số dân chúng Sách Xanh mang tính cách giải trí nhiều hơn là lư luận. Giáo sư Vandewalle của đại học Dartmouth và tác giả của Lịch Sử Libya Hiện Đại (A History of Modern Libya) nhận xét Sách Xanh là một chuỗi những câu cách ngôn chứ không phải là một hệ lư luận thông suốt và chẳng thuyết phục được ai. Sau cách mạng dân chủ, dân chúng đốt hàng ngàn Sách Xanh không phải v́ sợ “tư tưởng Muammar Gaddafi” có cơ hội hồi sinh nhưng chỉ v́ đó là biểu tượng của chế độ độc tài.

 

Việt Nam th́ khác. Giới lănh đạo đảng CSVN có cả kho lư luận, một bộ máy tuyên truyền tinh vi và những câu trả lời thích hợp cho từng lứa tuổi, từng ngành nghề, từng giới, từng tŕnh độ học vấn. Nền giáo dục một chiều và phản khoa học như cây đinh đóng sâu vào ư thức của con người từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Không ít người Việt, nhất là những người luôn bắt đầu bằng câu rào đón “đừng nói là tôi bị tẩy năo đấy nhé” đă bị tẩy năo mà không chịu thừa nhận hay không biết ḿnh bị tẩy năo. Với họ, sự có mặt của Đảng Cộng sản trong đời sống chính trị và sinh hoạt xă hội Việt Nam tự nhiên chẳng khác ǵ bốn mùa xuân hạ thu đông. Họ c̣n tin rằng chỉ có đảng CSVN với tư cách một đảng cầm quyền, mới có khả năng dẫn dắt dân tộc Việt Nam trên con đường đi đến một tương lai tươi sáng. Họ viện dẫn trong quá khứ đảng có vài chính sách bị cấp dưới thực thi quá tả hay quá hữu nhưng về căn bản con đường đảng chọn vẫn là con đường đúng, và tham nhũng là một hiện tượng xấu của mọi xă hội đang từng bước đi lên vả lại ngay cả Anh, Mỹ, Pháp đều đầy dẫy đâu chỉ riêng tại Việt Nam.

 

Chế độ Cộng Sản tại Việt Nam cũng không giống như chế độ độc tài Cộng Sản tại các quốc gia Đông Âu. Mặc dù đảng Cộng Sản tại các nước Đông Âu ra đời trước thế chiến thứ hai nhưng nếu không có sự chiếm đóng của Hồng Quân Liên Xô và sự thỏa thuận của các cường quốc Anh, Mỹ, Liên Xô, sẽ không có một nhóm quốc gia Cộng Sản được gọi là Cộng Sản Đông Âu. Bản thân của định nghĩa “Cộng Sản Đông Âu” đối nghịch với khối các quốc gia dân chủ Tây Âu, vốn đă mang nặng ư nghĩa chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh nhiều hơn các ư nghĩa về văn hóa hay địa lư.

 

Việt Nam th́ khác. Như tôi có dịp tŕnh bày, trong lúc các đảng Cộng Sản Đông Âu thực chất chỉ là những dây chùm gởi sống nhờ vào sức mạnh của đồng Ruble, xe tăng và hỏa tiễn Liên Xô, khi cây đại thụ Liên Xô thối ruột th́ dây chùm gởi cũng khô héo theo, đảng CSVN bám sâu vào cây đại thụ Việt Nam, sinh sôi nẩy nở bằng nhựa nguyên và nhựa luyện Việt Nam. Quá tŕnh h́nh thành và phát triển của đảng CSVN là một quá tŕnh đầy ngộ nhận lịch sử và họ tồn tại đến ngày nay, một phần lớn cũng nhờ vào những ngộ nhận đó. Cuộc chiến thắng của đảng CSVN ngày 30-4-1975 là kết quả của cuộc lừa gạt lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

 

Không ít người Việt cho rằng sở dĩ Việt Nam không được quốc tế quan tâm đúng mức như Miến Điện, Ai Cập chỉ v́ chưa có những Giải Nobel Ḥa B́nh như Aung San Suu Kyi của Miến Điện hay Mohamed ElBaradei của Ai Cập, nơi những tiếng nói của họ đă được chính phủ khắp thế giới lắng nghe.

 

Thật ra, tại Ai Cập quê hương của Mohamed ElBaradei và Miến Điện quê hương của Aung San Suu Kyi, dù cai trị bằng bạo lực sắc máu, quyền con người trong các quốc gia độc tài quân sự không hoàn toàn bị xóa bỏ. Chế độ thông tin, kiểm duyệt c̣n nhiều kẻ hở. Qua các phương tiện truyền thông quốc tế, những ǵ xảy trong các quốc gia này đều được thế giới biết được khá rơ. Các tổ chức đối lập, chống chính phủ, công đoàn tuy bị trấn áp nhưng vẫn có cơ hội hoạt động. Đảng đối lập Liên Đoàn Toàn Quốc V́ Dân chủ (National League for Democracy, viết tắt là NLD) của bà Aung San Suukyi có cơ sở hạ tầng vững chắc và đă thắng 396 trong tổng số 485 ghế Quốc Hội trong cuộc bầu cử dân chủ công khai được quốc tế công nhận năm 1990 trước khi bị đám quân phiệt đàn áp. Các cơ sở từ trung ương đến địa phương, kể cả đại diện của chính phủ NLD cạnh các chính phủ quốc tế bên ngoài Miến Điện cũng đă duy tŕ các hoạt động trong suốt thời gian bà Aung San Suu Kyi bị giam giữ tại nhà.

 

Thế giới đang ca ngợi bà, ngoài đức tính can đảm và kiên tŕ với lư tưởng tự do c̣n v́ thái độ ôn ḥa, chấp nhận đối thoại để giải quyết các vấn đề của đất nước. Tuy nhiên không phải bao giờ thái độ ôn ḥa, hợp tác cũng đem lại kết quả tốt. Như có lần tôi đă viết, ḥa giải ḥa hợp là con đường hai chiều, không ai có thể đứng bên này sông bắt người khác phải bơi qua sông để ḥa giải với ḿnh. Trong điều kiện Miến Điện hay Việt Nam, ḥa giải tùy thuộc trước hết vào chính sách và thái độ của giới cầm quyền.

 

Không giống như giới lănh đạo Miến Điện cuối cùng đă thức tỉnh, tại Việt Nam, lời kêu thương thống thiết của tầng lớp nhân dân bị áp bức suốt 37 năm qua chỉ là những viên sỏi nhỏ rơi vào biển cả, không tạo nên gợn sóng, tiếng vang nào. Với tất cả sự kính trọng dành cho bà Aung San Suu Kyi, nếu bà phải đối phó với cơ chế lănh đạo độc tài ngoan cố như Việt Nam, có thể bà phải chọn giải pháp của đức Giám Mục Giáo Hội Anglian Desmond Tutu, Giải Nobel Ḥa B́nh 1984.

 

Chủ trương của đức Giám Mục Giáo Hội Anglian Desmond Tutu là một bài học giá trị để đối phó chính sách ngoan cố của chế độ độc tài. Giám Mục Desmond Tutu trong cuộc đấu tranh chống Phân Biệt Chủng Tộc Nam Phi vào thời điểm khốc liệt 1976, thay v́ thỏa hiệp, đàm phán, đă kêu gọi thế giới gia tăng cấm vận, tẩy chay hàng hóa Nam Phi, cô lập chính phủ Nam Phi, trừng phạt kinh tế Nam Phi càng mạnh càng tốt mặc dù điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động phần lớn là da đen. Giám Mục Tutu chống cả sáng kiến thương lượng với chính quyền da trắng Nam Phi của Tổng Thống Reagan. Khi được hỏi cấm vận và trừng phạt kinh tế chỉ làm cho dân da đen bị đói trước, ông thẳng thắn tuyên bố nhân dân Nam Phi chịu đói nhưng đói “có mục đích”. Rất nhiều quốc gia như Anh, Mỹ và công ty quốc tế hưởng ứng lời kêu gọi của đức Giám Mục. Nền kinh tế Nam Phi bị khủng hoảng. Đồng Rand của Nam Phi mất giá đến 35 phần trăm trong một thời gian ngắn. Để cứu văn nền kinh tế, thực chất là cứu văn gia tài, lănh đạo chính quyền da trắng đành phải nhượng bộ. Giám Mục Desmond Tutu được trao giải Nobel Ḥa B́nh 1984, giải Nhân Đạo Albert Schweitzer 1986, giải Sydney Peace 1999, giải Gandhi Ḥa B́nh 2005, Huân Chương Tự Do Tổng Thống Hoa Kỳ 2009 và được thế giới ca ngợi nhờ vào vai tṛ của ông như nhân vật hàng đầu trong nỗ lực giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.

 

Việt Nam không thiếu những nhà đấu tranh có nhiều năm thử thách trong lao tù, có đạo đức, có lư luận, có tâm huyết nhưng chỉ v́ chưa có điều kiện khách quan và chủ quan để những ánh đuốc tự do được tỏa sáng xa hơn. Các nhóm hoạt động v́ dân chủ, các nhóm đối kháng với đảng CSVN gần như không có một phương tiện nào. Ngoại trừ một số ít người hoạt động dân chủ tên tuổi đang bị tù và được các cơ quan nhân quyền quốc tế được ghi nhận, hàng trăm, hàng ngàn người đang bị đe dọa thường trực, trấn áp, tù đày trong các làng xă, quận huyện xa xôi hay đang trốn tránh tại nhiều nơi trong vùng Đông Nam Á, không ai biết được, không một tổ chức nào tổng kết hết được. Sự chịu đựng trong âm thầm câm nín của các tầng lớp nhân dân Việt Nam so với nhân dân Miến Điện và các nước Bắc Phi đau đớn hơn nhiều. Những bản án dài hạn chụp lên đầu những người yêu nước khi họ chỉ vừa cất lên tiếng nói trước những bất công xă hội. Người ít và thế cô. Giăi giang sơn Việt Nam h́nh chữ S thực chất là một nhà tù được bao bọc bằng một bức tường bưng bít thông tin dày và một chế độ trấn áp không thua tiêu chuẩn một nhà tù khắt khe quốc tế nào.

 

So sánh và phân tích một số điểm khác nhau tiêu biểu giữa Việt Nam và các quốc gia khác để thấy cuộc đấu tranh v́ tự do dân chủ Việt Nam khó khăn và phức tạp hơn cuộc chuyển hóa dân chủ Miến và cách mạng hoa lài Bắc Phi nhiều lần.

 

Đấu tranh chống lại một hệ thống cai trị tinh vi như CSVN như thế mà chúng ta chỉ chen lấn nhau trong những chỗ đứng chật hẹp, co cụm trong những mẫu số chung có tính địa phương, tôn giáo, bám víu vào những phạm trù, lư luận lỗi thời, sẽ không giải phóng được dân tộc ra khỏi chế độ Cộng Sản.

 

Đảng CSVN c̣n thống trị nhân dân Việt Nam được, v́ ngoài nhà tù sân bắn, c̣n nhờ vào việc gieo rắc các mầm mống phân hóa, khai thác các bất đồng không cơ bản, đào sâu thêm hố hoài nghi chia rẽ trong cộng đồng dân tộc. Nếu các thành phần dân tộc vẫn tiếp tục chống đối nhau, tiếp tục khai thác những bất đồng nhỏ nhặt, tiếp tục kéo dài những cuộc tranh luận mà cả hai bên đều biết sẽ không đi đến đâu, rồi tất cả chỉ rơi vào chiếc bẫy của đảng CS.

 

Một khái niệm quen thuộc gần như nghe mỗi ngày là chính nghĩa quốc gia. Trước năm 1975, khi nghe nói đến chính nghĩa quốc gia chúng ta tự động nghĩ đến các thành phần dân tộc đang chiến đấu chống Cộng Sản và về mặt địa lư, phải sống bên bờ phía nam của sông Bến Hải. Ngày nay, nhận thức đó không c̣n đúng và biên giới đó không c̣n tồn tại nữa. Khái niệm quốc gia dân tộc hôm nay mang ư nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Đó là chỗ dựa không phải chỉ dành cho những người Việt hải ngoại mà cả đồng bào trong nước đang chịu đựng trong xích xiềng Cộng Sản, không phải chỉ những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng Ḥa mà tất cả những ai quan tâm và dấn thân v́ một Việt Nam tự do dân chủ và thịnh vượng.

 

Nội lực dân tộc phải bắt đầu từ mỗi con người Việt Nam trước khi chảy chung vào ḍng thác dân tộc. Cuộc biểu t́nh ngày 1 tháng 7 vừa qua với sự hiện diện của rất nhiều thành phần, từ thanh niên sinh viên học sinh, nông dân, công nhân đến các bậc bô lăo và văn nghệ sĩ. Đó là những dấu hiệu tích cực. Họ có quá khứ khác nhau nhưng cùng được thôi thúc bằng tinh thần yêu nước, truyền thống tự chủ giống nhau. Tổng cộng số người tham dự các cuộc biểu t́nh từ Hà Nội đến Sài G̣n vào khoảng vài trăm nhưng có một giá trị tinh thần rất lớn. Bước chân của họ là khởi điểm cho một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ toàn diện và triệt để đang diễn ra tại Việt Nam. Quyền tự chủ dân tộc trong thời đại ngày nay gắn liền với dân chủ. Nói cụ thể hơn, Việt Nam không bao giờ giành lại được Hoàng Sa, Trường Sa từ tay bá quyền Trung Cộng bằng cơ chế chính trị độc tài mất ḷng dân và không được quốc tế ủng hộ như chế độ CSVN hiện nay.

 

Cuộc cách mạng giành độc lập của Mỹ làm thay đổi khuôn mặt thế giới suốt mấy trăm năm nay cũng chỉ bắt đầu bằng một nhóm nhỏ khoảng từ 30 đến 130 người đă can đảm ném các thùng trà của Anh xuống vịnh Boston năm 1773. Tương tự, biến cố Phá Ngục Bastille sáng ngày 14 tháng Bảy 1789 được chọn làm ngày quốc khánh Cộng Ḥa Pháp không phải để giải phóng nhiều trăm hay nhiều ngàn tù nhân chính trị nhưng chỉ là hành động mang tính biểu tượng v́ ngày đó nhà tù Bastille chỉ giam giữ 7 tù nhân. Các biến cố ném trà xuống biển, phá ngục Bastille hay cuộc biểu t́nh 1 tháng 7 vừa qua tại Việt Nam đều không phải là biến cố lớn về h́nh thức nhưng chuyên chở những nội dung lịch sử. Ba sự kiện có một đặc điểm giống nhau rằng cách mạng là một tiến tŕnh không thể nào đảo ngược. Chọn lựa hôm nay, v́ thế, không c̣n là chọn lựa của nhân dân Việt Nam mà là của giới cầm quyền. Bài học Tunisia, Ai Cập, Libya và Miến Điện cho thấy thuận với ḷng dân th́ sống mà nghịch với ḷng dân sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát.

 

Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh có chính nghĩa và chính nghĩa luôn thắng trận cuối cùng. Từng giọt nước đă và đang được rót vào ly. Không ai biết giọt nước làm tràn ly sẽ rót xuống khi nào nhưng chắc chắn mọi người đều biết, sẽ rót xuống từ ḷng dân tộc Việt Nam và thời gian không c̣n xa xôi nữa. Cả hơn 700 tờ báo đảng, dĩ nhiên không cùng hô đả đảo Trung Quốc xâm lăng trên trang nhất nhưng cũng không dám chỉ trích, không xám xúc phạm bởi v́ đảng biết những bước chân trên đường phố Sài G̣n, Hà Nội hôm kia là những bước chân từ khát vọng thiêng liêng và trong sáng.

 

Ước mơ của hai người lính, hai nhà văn miền Bắc và miền Nam mong được thấy các thế hệ Việt Nam tương lai được sống trong ḥa b́nh, ổn định sẽ thành sự thật. Tổ tiên chúng ta đă làm được, ông bà chúng ta đă làm được và rồi chúng ta, con cháu của các ngài, cũng sẽ làm được. Con tàu rộng thênh thang và mỗi ngày được nối thêm nhiều toa mới, đủ chỗ cho mọi người có tâm huyết hướng về cùng điểm hẹn tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng cho Việt Nam măi măi về sau.

 

Trần Trung Đạo