Friday, June 17, 2011                             trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Biển Đông dậy sóng

        (Hồ sơ về một quá tŕnh phản bội tổ quốc)
                      Luật sư Nguyễn Hữu Thống

Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh Bắc Việt là một vấn đề rối mù. Rối mù về địa lư, về pháp lư và nhất là do chiến thuật hoả mù của Trung Quốc. Do đó, chúng ta cần tŕnh bày vấn đề minh bạch và đơn giản.

VỀ ĐỊA LƯ

 

Hoàng Sa gồm 13 đảo san hô tí hon tại các vĩ tuyến 17-15 Bắc, phía đông Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngăi.

Trường Sa với 9 đảo nhỏ hơn nữa tại các vĩ tuyến 12-7 Bắc, dọc từ Cam Ranh về Nam Cà Mau. Có khoảng 500 đảo, cồn, đá, băi nằm rải rác trên biển cả, từ Việt Nam qua Phi Luật Tân, không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế. Trong số này chỉ có hơn 50 đơn vị có địa danh, gồm 28 cao địa và hơn 20 đơn vị đá ch́m và băi ngầm.

a) Từ 1974 Trung Quốc chiếm toàn thể HOÀNG SA gồm 13 đảo:

7 đảo phía Đông Bắc thuộc Nhóm Tuyên Đức (Amphitrite) trong đó có Đảo Phú Lâm (Woody Island) h́nh bầu dục, diện tích 1.3km2. Nếu là h́nh chữ nhật, bề dài có thể là 1300m và bề ngang 1000m (bằng một công viên nhỏ). Phú Lâm là đảo lớn nhất tại Hoàng Sa và Trường Sa.

6 đảo phiá Tây Nam thuộc Nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent), trong đó có Đảo Hoàng Sa (Pattel) rộng 0.56km2 bằng 1/2 Phú Lâm và bằng 1/1000 Phú Quốc (568 km2).

b) Vùng biển TRƯỜNG SA bao la (180.000 dậm vuông) rộng gấp 10 lần Hoàng Sa, nhưng chỉ có 9 tiểu đảo.

Việt Nam chiếm 3 đảo: Trường Sa (Spratley), Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sincowe).

Phi Luật Tân chiếm 5 đảo: B́nh Nguyên (Flat), Vĩnh Viễn
(Nanshan), Bến Lộc (West York), Loại Tá (Loaita) và Thị Tứ (Thitu).

Đài Loan chiếm Đảo Thái B́nh (Itu Aba).


Đảo Trường Sa diện tích 0.13km2, bằng 1/10 Phú Lâm.

Có tin mới đây Đài Loan đă rút quân khỏi Đảo Thái B́nh, ḥn đảo lớn nhất tại Trường Sa.

Ngoài 3 đảo, Việt Nam c̣n chiếm 3 cồn (cay) là An Bang (Amboyna), Song Tử Tây (SouthWest) và Sơn Ca (Sand), cùng 7 đá nổi, 9 đá ch́m và băi ngầm, tổng cộng 22 đơn vị.

Ngoài 5 đảo, Phi Luật Tân c̣n chiếm 3 cồn , 2 đá nổi và 8 đá ch́m, tổng cộng 18 đơn vị.

Trung Quốc chiếm 2 đá nổi (reef) là Đá Chữ Thập (Fiery Cross) và Đá Ga Ven (Gaven), cùng 6 đá ch́m, tổng cộng 8 đơn vị.


Câu hỏi đặt ra là: Tại sao từ 1974 khi Trung Quốc chiếm toàn thể Hoàng Sa, và nhất là từ 1988 khi xâm lấn Trường Sa, họ lại không thừa thắng xông lên để chiếm thêm một số hải đảo mà phải lấy một ḥn đá (Đá Chữ Thập) làm địa điểm chỉ huy ?

Thực ra Trung Quốc chỉ muốn thương thảo song phương với các quốc gia duyên hải về phương thức khai thác chung dầu khí tại thềm lục địa (không phải của họ).

VỀ PHÁP LƯ

           Địa cầu gồm 3 phần đất và 7 phần nước. Nếu có luật quốc tế cho các lănh thổ th́ cũng phải có Luật Biển cho vùng lănh hải. Năm 1982, 119 quốc gia kư Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (Law of the Sea Convention hay Los Convention) trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.

Sau đây là định nghĩa về biển lịch sử, đường căn bản, biển lănh thổ, vùng đặc quyền kinh te,á thềm lục địa, hải đảo và quần đảo.

1. Biển Lịch Sử ( historic waters).

Theo Toà Án Quốc Tế và Điều 8 Luật Biển, biển lịch sử là nội hải nằm về phía đất liền, bên trong đường căn bản của biển lănh thổ. Như vậy biển lịch sử không thể là Nam Hải cách lục địa Trung Hoa tới 2 000 cây số.

2. Đường căn bản (baselines) là lằn nước thủy triều xuống thấp.

3. Biển lănh thổ (territorial sea) rộng 12 hải lư tính từ đường căn bản ra khơi.

4. Nối tiếp biển lănh thổ 12 hải lư là Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lư để đánh cá. (Exclusive Economic Zone, 200-mile-fishery zone).

5. Vùng Đặc Quyền Kinh Tế trùng điệp với Thềm Lục Địa (Continental Shelf) 200 hải lư để khai thác dầu khí.

Thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải trong việc khai thác dầu khí. Quyền này không tùy thuộc vào điều kiện chiếm cứ (occupation) hay công bố (declaration) (Điều 77). Do đó việc Trung Cộng chiếm đóng một số đảo, đá, băi tại Hoàng Sa và Trường Sa không có tác dụng tước đoạt chủ quyền của Việt Nam tại thềm lục địa.

6. Hải đảo và quần đảo

Các hải đảo (như Đài Loan hay Tích Lan) được quyền có biển lănh thổ 12 hải lư, và quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lư. Tuy nhiên, các tiểu đảo không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế (như Hoàng SaTrường Sa) không được hưởng quy chế này. (Điều 121).

Trong án lệ Lybia/Malta (l985) Ṭa án không đồng hóa đảo Malta với lục địa, dầu rằng Malta có 350 ngàn dân cư ngụ trên một diện tích 122 dậm vuông.

Theo định nghĩa, quần đảo bao gồm các hải đảo nằm san sát bên nhau và có diện tích ít nhất bằng 1/9 vùng biển nơi toạ lạc (như các quần đảo Nam Dương hay Phi Luật Tân).

Như vậy:

1) Hoàng Sa Trường Sa không phải là “quần đảo” luật định v́ có diện tích quá nhỏ (4 dặm vuông) trong một vùng biển bao la (180 ngàn dặm vuông).

2) Các tiểu đảo (trên 20 ḥn) tại Hoàng Sa Trường Sa không phải là “đảo” luật định, và không được hưởng quy chế 200 hải lư để đánh cá và khai thác dầu khí.

ĐẤU LƯ VÀ ĐẤU PHÁP

Năm l982 với tư cách một ngũ cường, Trung Hoa hoan hỉ kư Công Ước về Luật Biển. Kư xong, Bắc Kinh mới thấy lo! Những điều khoản trong Công Ước đă quá rơ rệt. Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lư vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa kể từ biển lănh thổ.

Trong khi đó Trường Sa cách lục địa Trung Hoa khoảng 750 hải lư, nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoa. Hoàng Sa cũng cách Hoa Lục lối 270 hải lư.

Tại bờ biển Việt Nam, thềm lục địa chạy thoai thoải từ dăy Trường Sơn ra Hoàng Sa.Về địa h́nh, Hoàng Sa là một hành lang của Trường Sơn từ Cù Lao Ré ra khơi. Đây là những b́nh nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Năm 1925, nhà địa chất học quốc tế Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempf, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc đă lập phúc tŕnh và kết luận: “VỀ MẶT ĐIA CHẤT, NHỮNG ĐẢO HOÀNG SA LÀ THÀNH PHẦN CỦA VIỆT NAM” (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam).

Tại Trường Sa cũng vậy. Về độ sâu và địa h́nh đáy biển, các đảo cồn đá băi Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Việt Nam. Tại băi Tứ Chính, nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400m, và tại vùng đảo Trường Sa độ sâu chỉ tới 200m. Băi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lư và cách lục địa Trung Hoa tới 780 hải lư. Trường Sa cách Việt Nam 220 hải lư và cách Hoa Lục 750 hải lư. Từ Trường Sa về bờ biển Trung Hoa có rănh biển sâu hơn 4.600m.

Bị ràng buộc bởi Luật Biển với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lư, Trung Hoa tung ra CHIẾN DỊCH HỎA MÙ, gây bất ổn, tranh chấp lung tung, thao diễn, phóng hoả tiễn, lấn chiếm bừa băi tại miền bờ biển để gây tiếng vang. Mục đích là để phá rối an ninh trật tự, làm cản trở giao thông trên mặt biển, tạo áp lực, hù doạ và khuyến dụ các quốc gia Đông Nam Á hăy tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo để cùng nhau KHAI THÁC DÂÙ KHÍ CHUNG TẠI THỀM LỤC ĐỊA VÀ ĐÁNH CÁ CHUNG TẠI VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ.

BIỂN LICH SỬ: THỦ ĐẮC CHỦ QUYỀN DO KHÁM PHÁ

Năm 1982, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm để kết luận rằng Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Việt Nam, cách Quảng Ngăi 40 hải lư, cách Natuna (Nam Dương) 30 hải lư, và cách Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lư. Nó chiếm trọn 3 tuí dầu khí: Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Natuna của Nam Dương và Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân

Trung Quốc đưa ra nhiều tài liệu lịch sử để chứng minh rằng từ đời Hán Vũ Đế 100 ngàn hải quân Trung Hoa đi tuần thám đă khám phá các đảo Nam Hải. Sự khám phá này được tiếp tục dưới đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh.

Những tài liệu lịch sử này không đáng tin cậy:
1. Chính sách bế quan toả cảng.

Suốt chiều dài lịch sử, Trung Hoa không bao giờ chủ trương chinh phục đại dương. Thuyết bế quan toả cảng được áp dụng từ đời nhà Tần (thế kỷ thứ 3 trước công nguyên). Vạn Lư Trường Thành không chỉ là một kiến trúc mà c̣n là một nhân sinh quan. Miền bờ biển được coi là nơi hoang vu man rợ. Đảo Hải Nam là chốn lưu đày các tù nhân biệt xứ. Cho đến thế kỷ 20, chính sách bế quan toả cảng vẫn được thi hành.

Với tâm lư tự cô lập, không thể có 100 ngàn quân Trung Hoa đời Tây Hán đi khám phá các đảo san hô tí hon tại Nam Hải. Rất có thể đó chỉ là 10 vạn quân của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đă bị Chu Du đánh tan trong trận Xích Bích.

Các chuyến hải hành đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, và nhà Thanh chỉ là những cuộc nam chinh nhằm thôn tính Việt Nam. Lịch sử đă ghi việc Lê Đại Hành phá tan thủy binh của Lưu Trừng nhà Tống, quân Trần Hưng Đạo bắn chết Toa Đô và bắt sống Ô Mă Nhi nhà Nguyên, Lê Lợi đánh bại hải quân tiếp viện cho Vương Thông nhà Minh, và Quang Trung phá tan hải quân của đề đốc Hứa Thế Hanh nhà Thanh. Việc các thủy binh đời Minh Thành Tổ đi thăm viếng các quốc gia Á Châu nếu có, cũng không có tác dụng thủ đắc chủ quyền tại các hải đảo. Từ thế kỷ l5, các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha như Vasco de Gama và Magellan đă đi xuyên 3 đại dương từ Đại Tây Dương, vượt Ấn Độ Dương qua Thái B́nh Dương, khám phá hàng ngàn hải đảo kể cả Phi Luật Tân và Guam. Nhưng Bồ Đào Nha cũng không đ̣i chủ quyền các hải đảo này.

2. Danh xưng Nam Hải.

Theo chính các học giả Trung Hoa, Nam Hải là tên biển của Hoa Nam, cách Quảng Đông 50 dậm về phía Nam. Các nhà hàng hải Tây Phương muốn cho tiện nên gọi đó là Biển Nam Hoa (South China Sea) (ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).

Theo Tự Điển Tối Tân Thực Dụng Hán Anh xuất bản tại Hồng Kông năm 1971 th́ “Nam Hải là vùng biển kéo dài từ Eo Biển Đài Loan đến Quảng Đông”. (The Southern Sea stretching from the Taiwan Straits to Kwantung) .

Theo từ điển Từ Hải xuất bản năm 1948, th́ Nam Hải thuộc chủ quyền hải phận chung của 5 nước là Trung Hoa, Việt Nam, Mă Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan.

DO ĐÓ NAM HẢI KHÔNG PHẢI LÀ BIỂN CỦA TRUNG HOA VỀ PHÍA NAM. CŨNG NHƯ ẤN ĐỘ DƯƠNG KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠI DƯƠNG CỦA ẤN ĐỘ.

Năm 1983, Trung Quốc vẽ lại bản đồ, đ̣i chủ quyền hải phận toàn thể vùng biển Đông Nam Á. Họ coi Nam Hải là một thứ nội hảiï theo kiểu Đế Quốc La Mă coi Địa Trung Hải là biển của chúng tôi (Mare Nostrum).

3. Luật pháp và án lệ.

Theo Ṭa Án Quốc Tế, biển lịch sử chỉ là nội hải. Hơn nữa, Điều 8 Công Ước về Luật Biển (l982) đă kết thúc mọi cuộc tranh luận khi quy định: “Biển lịch sử hay nội hải của một quốc gia nằm về phía đất liền, bên trong đường căn bản của biển lănh thổ” [The International Court of Justice has defined historic waters as internal waters. “Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal waters of the State” Art.8 Los Convention (1982)].

Như vậy Nam Hải không phải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa, v́ nó là ngoại hải và cách bờ biển Trung Hoa tới hai ngàn cây số.
Và công tŕnh 10 năm nghiên cứu của 400 học giả Trung Quốc chỉ là công “dă tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán ǵ!”

THỦ ĐẮC CHỦ QUYỀN DO CHIẾM CỨ

Theo công pháp quốc tế, muốn thủ đắc chủ quyền các đất vô chủ (terra nullius), sự chiếm cứ phải có những đặc tính sau đây:

a) Chiếm cứ thực sự

Tại Trường Sa trong số 28 cao địa, Trung Hoa chỉ chiếm 2 đá nổi, trong khi Việt Nam chiếm 13. Và trong hơn 50 đơn vị có địa danh, Trung Hoa chỉ chiếm 8, so với 22 của Việt Nam.

b) Chiếm cứ ḥa b́nh.

Trong những năm 1974 và 1988 Trung Hoa dùng vơ trang chiếm Hoàng Sa và một số đá, băi tại Trường Sa. Tuy nhiên sự chiếm cứ không có tính ḥa b́nh nên không được luật pháp bảo vệ. Cũng như thời Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản chiếm Hoàng Sa và Trường Sa bằng vơ lực nên không có chủ quyền hợp pháp.

c) Chiếm cứ liên tục và trường kỳ

Không có sự phủ nhận rằng ít nhất từ 1816, dưới đời vua Gia Long, Việt Nam đă chiếm cứ công khai, liên tục, ḥa b́nh các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi rơ:

République Francaise (Cộng Ḥa Pháp)
Empire d’Annam (Vương Quốc Việt Nam)
Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)
1816 -Ile de Pattle 1938 (Đảo Hoàng Sa
)

Lịch sử Trung Hoa không mang lại bằng chứng nào cho biết họ đă liên tục chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa từ đời Hán Vũ Đế hay ít nhất từ đời Măn Thanh.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, khi quân đội Nhật Bản rút lui, Trung Hoa chiếm một phần Hoàng Sa (Nhóm Tuyên Đức phía Đông Bắc). Năm 1974 họ dùng vơ trang chiếm nốt Nhóm Nguyệt Thiềm phía Tây Nam. Tại Trường Sa lần đầu tiên, năm l988, họ chiếm một số đá, băi bằng vơ lực. Sự chiếm cứ này vô hiệu v́ không có tính ḥa b́nh. Vả lại tới l974 và l988 các đảo Hoàng Sa-Trường Sa đă do Việt Nam chiếm đóng, nên không thể coi là đất vô chủ (terra nullius).

d) Hơn nữa sự chiếm cứ phải được thừa nhận bởi các quốc gia liên hệ.

1) Năm 1951 tại Hội Nghị Cựu Kim Sơn, 51 quốc gia đồng minh kư Hiệp Ước Ḥa B́nh Nhật Bản trong đó Nhật Bản từ bỏ chủ quyền về Hoàng Sa Trường Sa, nhưng không nói để trả cho nước nào. Đại biểu Liên Xô yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trả cho Trung Hoa. Nhưng Hội Nghị đă bác bỏ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống. Sau đó phái đ̣an Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa Trường Sa, và không gặp sự phản kháng nào.


2) Sự thừa nhận chỉ có nghĩa nếu xuất phát từ các quốc gia duyên hải liên hệ. V́ các đảo này toạ lạc tại Biển Đông Nam Á, nên chỉ các quốc gia Đông Nam Á mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến nay tất cả các quốc gia Đông Nam Á không nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa tại Hoàng Sa Trường Sa.

3) Tuy nhiên Bắc Kinh c̣n viện dẫn văn thư ngày 14-9-1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi Thủ Tướng Chu Ân Lai để chủ trương rằng Việt Nam đă thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Về mặt pháp lư sự thừa nhận này vô giá trị. V́ Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lănh hải Việt Nam Cộng Ḥa. Vấn đề lănh thổ và lănh hải thuộc thẩm quyền của quốc dân do quốc hội đại diện, chứ không thuộc hành pháp là cơ quan chấp hành luật pháp của quốc hội. Vả lại Quốc Hội Việt Nam trong những năm 1956 và 1966 đă công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Một văn thư của Chính Phủ Hà Nội năm 1958 không có hiệu lực thừa nhận chủ quyền các hải đảo thuộc lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa hồi đó.

THỀM LỤC ĐỊA

Vấn đề thực sự tại Trường Sa Hoàng Sa là vấn đề thềm lục địa nơi khai thác dầu khí.

Về Trường Sa. Tại Trường Sa băi dầu khí Tứ Chính (Vanguard) cách bờ biển Việt Nam khoảng 190 hải lư và cách bờ biển Trung Hoa lối 780 hải lư, nên thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Về Hoàng Sa. Hoàng Sa cách bờ biển Trung Hoa khoảng 270 hải lư và cách bờ biển Việt Nam lối 155 hải lư nên thuộc thềm lục địaViệt Nam. Khoảng cách từ cù lao Ré (Quảng Ngăi) ra đảo Tri Tôn chỉ có 123 hải lư. Về mặt địa h́nh đáy biển Hoàng Sa là sự tiếp nối tự nhiên của dẫy Trường Sơn từ đất liền chạy ra biển. Có thể nói Hoàng Sa là những b́nh nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Chiếu Luật Biển 1982 quyền của các quốc gia duyên hải tại thềm lục địa không tùy thuộc vào sự chiếm cứ (Điều 77). Do đó sự chiếm đóng vơ trang của quân đội Trung Hoa không có tác dụng tước đoạt chủ quyền của Việt Nam tại thềm lục địa Hoàng Sa.

CÁC TIÊU CHUẨN:

Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc và Toà Án Quốc Tế đưa ra 10 tiêu chuẩn để phân ranh hải phận hay đồng hóa hải đảo vào lục địa:

1) Vị trí của các đảo đối với bờ biển tiếp cận. Tại vùng Hoàng Sa, đảo Tri Tôn chỉ cách lục địa Việt Nam 135 hải lư, trong khi đảo Hoàng Sa cách lục địa Trung Hoa tới 270 hải lư.

2) Diện tích các hải đảo so sánh với chiều dài bờ biển tiếp cận. Đảo Hoàng Sa quá nhỏ bé (0.56km2) chỉ bằng 1/1000 đảo Phú Quốc (568km2), trong khi bờ biển Việt Nam dài gấp 10 lần bờ đảo Hải Nam phía tiếp giáp Hoàng Sa.

3) Về độ sâu và địa h́nh đáy biển, các đảo, cồn, đá, băi Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên từ lục địa Việt Nam ra biển. Độ sâu tại Hoàng Sa là 900m và tại Trường Sa là 200m. Từ Hoàng Sa Trường Sa về Hoa Lục có 2 rănh biển sâu hơn 2300m và 4600m.

4) Về mặt địa chất, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc, năm 1925 Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempt xác nhận rằng “Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam “.

5) Về dân số, các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có thường dân cư ngụ, và không thể tự túc về kinh tế. Trong khi đó số dân cư ngụ tại miền bờ biển Việt Nam đông gấp mười số dân sinh sống tại đảo Hải Nam.
6) Về sinh thực học và khí hậu tại Hoàng Sa và Trường Sa, các đảo san hô cũng như cây cỏ và sinh vật tiêu biểu cho vùng nhiệt đới (Việt Nam ), chứ không thấy ở vùng ôn đới (Trung Hoa).

7) Về Khu Đặc Quyền Kinh Tế (để đánh cá), Biển Đông (với Hoàng Sa và Trường Sa) là khu vực đánh cá căn bản của Việt Nam. Trong khi đó, ngoài hải phận về phía Tây, Đảo Hải Nam c̣n được thêm 200 hải lư để đánh cá về phía Đông thông qua Thái B́nh Dương,.

8) Tại thềm lục địa Việt Nam những vùng có dầu khí nằm giữa Vịnh Bắc Việt và khu băi Tứ Chính phía Đông Nam Cà Mau. Đây là nơi kết tầng các thủy tra thạch chứa đựng các chất hữu cơ do nước phù sa sông Hồng Hà và sông Cửu Long đổ ra biển từ hàng triệu năm nay. Do đó dầu khí nếu có là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam chứ không phải từ Hoa Lục. Hơn nữa, ngoài hải phận về phía Tây, Đảo Hải Nam c̣n được 200 hải lư thềm lục địa để khai thác dầu khí về phía Đông thông qua Thái B́nh Dương.

9) Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa có ảnh hưởng kinh tế, chiến lược và an ninh quốc pḥng mật thiết với Việt Nam hơn là Trung Hoa. V́ Trung Hoa c̣n có biển Hoàng Hải và Đông Trung Quốc Hải chạy thông qua Thái B́nh Dương.

10 ) Các tài liệu, sách báo, hoạ đồ, các chứng tích lịch sử v...v... phải có tính xác thực. Dầu sao các tài liệu này không có giá trị bằng các yếu tố khách quan khoa học như địa lư, địa h́nh, địa chất, dân số, sinh thực học, khí hậu cùng những yếu tố về ảnh hưởng kinh tế, chiến lược và an ninh quốc pḥng.

VỀ VỊNH BẮC VIỆT

Vấn đề phân ranh thềm lục địa hay hải phận tại Vịnh Bắc Việt cũng phải được giải quyết theo 8 tiêu chuẩn: 1) Vị trí và sự hiện diện của các đảo 2) chiều dài bờ biển 3) mật độ dân số 4) độ sâu và địa h́nh đáy biển 5) địa chất 6) vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá 7) thềm lục địa để khai thác dầu khí 8) ảnh hưởng kinh tế, chiến lược và an ninh quốc pḥng.

Đây là những điểm đặc thù ảnh hưởng đến việc phân định lănh hải. Nếu đưa nội vụ ra trước Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa, Ṭa Án Trọng Tài hay Ṭa Án Quốc Tế, Việt Nam sẽ có ưu thế.

KẾ HOẠCH THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC

Theo Công Ước về Luật Biển, các quốc gia duyên hải chỉ có 200 hải lư, vừa là vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá, vừa là thềm lục địa để khai thác dầu khí. Trong khi đó Hoàng Sa toạ lạc ngoài lục địa Trung Hoa khoảng 270 hải lư, và Trường Sa cách Hoa Lục lối 750 hải lư, nên không thuộc hải phận của Trung Quốc.

Đuối lư về pháp luật, Trung Quốc đưa ra thuyết Biển Lịch Sử để đ̣i chủ quyền toàn vùng Nam Hải. Tuy nhiên Ṭa Án Quốc Tế và Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển đă bác bỏ thuyết này.

Thất bại trong thuyết Biển Lịch Sử, Trung Quốc đề ra kế hoạch 4 bước để thôn tính Biển Đông về kinh tế:

1) Kư Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ để hủy băi Hiệp Ước Bắc Kinh (theo

đó Việt Nam được 63% hải phận và Trung Hoa được 37%).

Nếu theo đường trung tuyến, Việt Nam sẽ được 53%. Tuy nhiên trên thực tế, phe Cộng Sản không theo đường trung tuyến và đă đưa ra 21 điểm phân định theo đó Việt Nam chỉ c̣n 45%.


2) Kư Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá để thiết lập Vùng Đánh Cá Chung rộng 61 hải lưù. Và trên thực tế Việt Nam chỉ c̣n 25% tại vĩ tuyến 17 và 32% tại vĩ tuyến 20. Với các tầu đánh cá lớn trọng tải trên 100 tấn, với các lưới cá dài 50 hải lư, và nhất là với sự đồng lơa cấu kết của đội tuần cảnh duyên hải, toàn thể Vịnh Bắc Việt sẽ biến thành khu vực đánh cá tự do cho đội ḱnh ngư Trung Quốc mặc sức tận thu, vét sạch, và cạn tầu ráo máng.

3) Từ đánh cá chung đến hợp tác khai thác dầu khí chỉ c̣n một bước. Trong Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt có điều khoản quy định rằng, khi dầu khí được phát hiện, hai bên sẽ khởi sự hợp tác khai thác dầu khí.

Ngày nay tại Vịnh Bắc Việt, Trung Quốc đề ra nhiều dự án thăm ḍ và khai thác dầu khí, như “Dự Án Quỳnh Hải” phía Tây đảo Hải Nam và “Dự Án Vịnh Bắc Bộ” phía Bắc vĩ tuyến 20. (Khi dùng danh xưng “Vịnh Bắc Bộ”, Trung Quốc mặc nhiên nh́n nhận đó là Vịnh của Việt Nam về phía Bắc. V́ nếu là củaTrung Quốc th́ phải gọi là Vịnh Nam Bộ mới đúng địa lư).

4) Với chính sách vết dầu loang, sau khi hoàn thành kế hoạch hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí chung tại Vịnh Bắc Việt, hai bên sẽ tiến tới việc hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí chung tại miền duyên hải Trung và Nam Việt. Điều đáng lưu ư là vùng lănh hải này thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nên thuộc chủ quyền tuyệt đối của Việt Nam.

Bằng kế hoạch thôn tính 4 bước, Bắc Kinh buộc Hà Nội hiến dâng toàn thể lănh hải Việt Nam từ Vịnh Bắc Việt đến miền duyên hải Trung và Nam Việt tại Hoàng Sa Trường Sa theo lời cam kết của Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng chỉ là kẻ thừa sai, bất lực, không có cả quyền bổ nhiệm một thứ trưởng theo lời tự thú của đương sự).

Như vậy, thuyết Biển Lịch Sử từng bị Ṭa Án Quốc Tế và Công Ước về Luật Biển bác bỏ, nay lại có cơ hội trở thành hiện thực do kế hoạch 4 bước của Trung Quốc để thôn tính Biển Đông.

XÂM LẤN VÀ THÔN TÍNH

Sau đây là tiến tŕnh xâm lấn và thôn tính Biển Đông của Trung Quốc trong 60 năm qua.

Năm 1945, sau Thế Chiến II, quân đội Trung Hoa giải giới quân đội Nhật đă thừa cơ chiếm cứ các đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Tuyên Đức.

Năm 1946 Trung Hoa đổi tên vùng biển Nam Hải thành Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam, và đổi tên Hoàng Sa thành Tây Sa và Trường Sa thành Nam Sa.

Năm 1956, để phát động chiến tranh vơ trang thôn tính Miền Nam, Hà Nội phải trông cậy vào sự yểm trợ của Bắc Kinh. V́ sau cái chết của Stalin năm 1953, Liên Xô muốn chuyển sang đường lối Chung Sống Ḥa B́nh. Trong khi đó Mao Trạch Đông vẫn chủ trương “giải phóng 1000 triệu con người Á Châu khỏi ách Đế Quốc Tư Bản”.

Theo luật vay trả, muốn được cưu mang yểm trợ, phải có sự cam kết đền ơn trả nghĩa.

Ngày 15-6-1956, Ngoại Trưởng Ung Văn Khiêm minh thị tuyên bố: “Hà Nội nh́n nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa”.

Ngày 14-9-1958 do văn thư của Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đảng, Chủ Tịch Nước, xác nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Để biện minh cho lập trường của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, một tháng sau khi Trung Quốc tiến chiếm Trường Sa, báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng Cộng Sản, trong số ra ngày 26-4-1988 đă viết: “Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược th́ Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc, và ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng hai quần đảo nói trên”.

Và hồi tháng 5-1976, báo Sài Ḍn Giải Phóng trong bài b́nh luận việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vơ lực năm 1974, đă viết: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà c̣n là người thầy tin cẩn đă cưu mang chúng ta nhiệt t́nh để chúng ta có ngày hôm nay. V́ vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi !”.

Có 3 lư do được viện dẫn cho lời cam kết của Hồ Chí Minh năm 1958:

a) V́ Hoàng Sa, Trường Sa toạ lạc tại các vĩ tuyến 17-7 (Quảng Trị-

Nam Cà Mâu) nên thuộc hải phận Việt Nam Cộng Ḥa. Đối với Hà Nội nhượng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc trong thời điểm này chỉ là bán da gấu!

b) Sau này, do những t́nh cờ lịch sử, nếu Bắc Việt thôn tính được Miền Nam th́ mấy ḥn đảo san hô tại Biển Đông đâu có ăn nhằm ǵ so với toàn thể lănh thổ Việt Nam!

c) Giả sử cuộc “giải phóng Miền Nam” không thành, th́ việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa Trường Sa thuộc lănh hải Việt Nam Cộng Ḥa cũng có tác dụng làm suy yếu phe quốc gia về kinh tế, chiến lược và an ninh quốc pḥng.

Năm 1972, sau thất bại Tết Mậu Thân (1968), để phát động chiến dịch Tổng Tấn Công Xuân Hạ hay Mùa Hè Đỏ Lửa, Hà Nội huy động toàn bộ các sư đoàn chính qui vào chiến trường Miền Nam. Để bảo vệ an ninh quốc ngoại chống sự phản kích của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa và Hoa Kỳ (như trong Chiến Tranh Triều Tiên), Hà Nội đă nhờ 300 ngàn quân Trung Quốc mặc quân phục Việt Nam đến trú đóng tại 6 tỉnh biên giới Bắc Việt.

Trong thời gian này, với thế thượng phong của người thầy cưu mang (và với sự ưng thuận mặc nhiên của Bắc Việt) Trung Quốc tự tiện ấn định Vùng Biển Cấm (Hands-Off Area) tại Vịnh Bắc Việt, cấm ngư dân Việt Nam không được lai văng. Đây là vùng biển sâu giữa Vịnh có nhiều cá lớn và nhiều tiềm năng dầu khí.

Vùng Biển Cấm diện tích 7200 hải lư vuông, rộng 60 hải lư (1 kinh độ) từ kinh tuyến 107 Đông (phía Việt Nam) tới kinh tuyến 108 Đông (phía Hải Nam), và dài 120 hải lư (2 vĩ độ), từ vĩ tuyến 20 Bắc (Ninh B́nh) đến vĩ tuyến 18 Bắc (Hà Tĩnh).

Theo lời thú nhận của Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng từ đầu thập niên 1970, trong những cuộc thương thảo phân định lănh hải, Trung Quốc “kiên tŕ” đề nghị thiết lập vùng đánh cá chung tại Vịnh Bắc Việt.

Với Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá năm 2000, Vùng Biển Cấm 60 hải lư từ Ninh B́nh đến Hà Tĩnh chồng lấn hay trùng điệp với Vùng Đánh Cá Chung 61 hải lư từ Ninh B́nh đến Quảng B́nh.

Năm 1974 sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi chiến trường Việt Nam, Trung Quốc thừa cơ chiếm nốt các đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Nguyệt Thiềm. Nếu hải quân Việt Nam Cộng Ḥa đă hy sinh chiến đấu th́ Bắc Việt chỉ làm thinh. Rồi trơ trẽn ngụy biện: “Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi !” (Báo Saigon Giải Phóng).

Năm 1979 Chiến Tranh Việt Trung bùng nổ làm đ́nh hoăn cuộc thương nghị về lănh thổ và lănh hải.

Tranh chấp Việt Trung kéo dài từ 1979 đến 1988. Trong thời gian này, ngày 12-11-1982 bằng văn thư gởi Liên Hiệp Quốc để công bố Đường Căn Bản của Biển Lănh Thổ, Hà Nội đă xác định chủ quyền lănh thổ Vịnh Bắc Việt theo Hiệp Ước Bắc Kinh (1887) theo đó Việt Nam được 63%.

Từ 1988, khi Liên Xô bị sa lầy tại A Phú Hăn và bị bối rối tại Đông Âu do phong trào Giải Thể Cộng Sản, Gorbachev đưa ra chủ trương không can thiệp vào công việc của các quốc gia đồng minh. Lúc này Hà Nội cũng bị sa lầy tại Căm Bốt. V́ Liên Xô không c̣n là chỗ tựa, Hà Nội phải muối mặt quay lại thần phục Bắc Kinh. Tháng 4, 1988, một tháng sau khi Trung Quốc xâm lấn Trường Sa, Báo Nhân Dân c̣n ngụy biện rằng Việt Nam đă nhượng Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc để ngăn chận Hoa Kỳ sử dụng hai quần đảo nói trên!

Năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam xin tái lập bang giao với Trung Quốc. Và năm 1992 khi Trung Quốc chiếm băi dầu khí Vạn An phía Đông Nam Cà Mau, Việt Nam cũng chỉ phản kháng chiếu lệ.

Năm 1999, với Hiệp Ước Biên Giới Việt Trung, Việt Nam nhượng cho Trung Quốc khoảng 800 km2 lănh thổ Bắc Việt.

Năm 2000, với Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt, Hà Nội nhượng cho Bắc Kinh từ 12.000 km2 đến 21.000 km2 hải phận.

Ngày 25-12-2004 các phái bộ Trung-Việt tổ chức liên hoan ngày kỷ niệm 4 năm kư kết Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp tác Nghề Cá.

Hai ngày sau, ngày 27-12-2004, nhà cầm quyền Bắc Kinh loan báo đă bắt giữ 80 ngư phủ Việt Nam về tội xâm nhập đánh cá bất hợp pháp. Các ngư phủ phản đối, nói họ vẫn truyền nối hành nghề đánh cá tại vùng biển này từ đời ông, đời cha. Nhưng lính tuần duyên Trung Quốc trả lời đă có hiệp định mới, và vùng biển này chính thức thuộc về Trung Quốc. Các ngư phủ không chịu, đ̣i báo cáo lên đội biên pḥng Việt Nam. Lính hải quân Trung Quốc cười ngạo nghễ, ném thuốc nổ gần tàu, rồi lái tầu tuần duyên tông vô các tàu đánh cá khiến 23 ngư dân Việt Nam tại Đà Nẵng và Quảng Ngăi bị chết ch́m, 6 người bị thương và 10 tàu đánh cá bị hư hỏng. Một số ngư dân khác tại B́nh Định và Khánh Ḥa cũng bị xua đuổi không được đến đánh cá tại ngoài khơi vùng biển Hoàng Sa. Những vụ sát hại dă man này không được phổ biến trên báo chí.

Hai tuần sau, ngày 8-01-2005, tại Vịnh Bắc Bộ, các tàu tuần duyên Trung Quốc bao vây và bắn xối xả vào các tàu đánh cá Việt Nam khiến 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 người bị thương và 8 người khác bị bắt đem đi.

Khi nội vụ phát giác, nhà cầm quyền Hà Nội c̣n muốn đổ tội cho “bọn hải tặc”. Trong khi đó, một vài tờ báoViệt Nam lại loan tin các ngư phủ Việt Nam bị “tàu nước ngoài" bao vây và dùng súng bắn xối xả. Và các hăng thông tấn ngoại quốc như AFP, Reuters đă xác định rằng đó chính là những tàu tuần duyên Trung Quốc. Vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội chỉ dám phản kháng lấy lệ, chỉ lên án những hành động tự phát của các binh sĩ Trung Quốc và yêu cầu trừng phạt những cá nhân phạm pháp.

Thực ra đây không phải là những hành vi tự phát lẻ loi của một số binh sĩ vô trách nhiệm mà là cả một chính sách khủng bố của Trung Quốc để ngăn cấm ngư dân Việt Nam không được đến đánh cá tại vùng biển sâu, dành cho Trung Quốc độc quyền đánh cá, thăm ḍ và khai thác dầu khí. Hồi tháng 11, 2004, Trung Cộng c̣n ngang nhiên đưa một giàn khoan dầu khí từ Thượng Hải vào thềm lục địa Việt Nam chỉ cách bờ biển 63 km.

Ngày nay mọi người mới nh́n thấy ư đồ của Trung Quốc: Vùng Đánh Cá Chung quy định trong Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá chỉ là sự biến h́nh của Vùng Biển Cấm, cấm địa hay cấm hải do Trung Quốc ấn định từ đầu thập niên 1970. Măi tới tháng 8, 2002 chính phủ Việt Nam mới lên tiếng phản đối việc Trung Quốc ấn định Vùng Biển Cấm đánh cá tại Vùng Đánh Cá Chung.

Từ sau ngày 30-6-2004 khi Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Hợp Tác Đánh Cá có hiệu lực thi hành, Trung Quốc tự ban cho họ độc quyền thao túng tại Vùng Biển Cấm trong Vịnh BắcViệt cũng như tại miền duyên hải Trung Việt. Theo ghi nhận của đội biên pḥng Việt Nam, nội trong năm 2004, riêng tại vùng biển Đà Nẵng, các tàu thuyền Trung Quốc đă xâm nhập hải phận Việt Nam 1017 lần. Vậy mà không thấy có phản ứng nào về phía Việt Nam.

Thừa thắng xông lên, từ tháng 10 đến tháng 12/2004, lính hải quân Trung Quốc đă sát hại 23 ngư dân Đà Nẵng và Quảng Ngăi.

Ngày 8-1-2005, các tàu tuần duyên Trung Quốc lại dùng đại liên bắn chết 9 ngư dân Thanh Hóa trong Vùng Biển Cấm tại Vịnh Bắc Việt. Đây là những hành động cố sát có dự mưu trong đó Việt Cộng là kẻ đồng lơa bằng cách giúp phương tiện.

Một tuần sau vụ khủng bố 8-1-2005, Trung Quốc đổi giọng, bịa đặt rằng lực lượng tuần duyên Trung Quốc chỉ bắn chết những kẻ cướp có vũ khí khi những người này định cướp tàu đánh cá của Trung Quốc. Độc đáo hơn nữa, các tàu đánh cá (tí hon) của Việt Nam đă nổ súng trước vào các tàu tuần duyên (có trang bị súng đại liên) của Trung Quốc! Vừa đánh trống vùa ăn cướp, Trung Quốc muốn biến vụ cố sát của họ thành vụ cướp biển của hải tặc để đ̣i quyền tự vệ chính đáng. Theo qui định của Ủy Ban Liên Hợp, đối với các ngư dân hoạt động b́nh thường, các tàu biên pḥng không được dùng vơ khí để hăm doạ, bạo hành, đả thương hay cố sát. Các biện pháp xử lư chỉ có tính cách hành chánh như bắt giữ các ngư thuyền vi phạm qui luật, nhưng phải trả tàu và trả tự do cho ngư dân khi có sự bảo lănh thích đáng.

Trong vụ khủng bố tại Vịnh Bắc Việt và vùng biển Hoàng Sa, lính tuần duyên Trung Quốc đă giết người vô tội vạ trong chính sách “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một số ngư dân vô tội khiến hàng vạn người khác sợ không dám đi đánh cá tại miền duyên hải xa bờ).

TRƯỚC T̉A ÁN QUỐC DÂN

       Tháng 6, 2004 khi các Hiệp Ước Vịnh Bắc Việt có hiệu lực thi hành, thay mặt đồng bào trong nước không c̣n quyền được nói, Uỷ Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền tại hải ngoại đă kết án Đảng Cộng Sản Việt Nam về 4 tội phản bội tổ quốc, với phần chủ văn như sau:

“Năm 1999 Đảng Cộng Sản Việt Nam kư Hiệp Định Biên Giới Việt Trung để nhượng đất biên giới cho Trung Quốc.

“Năm 2000, Đảng Cộng Sản Việt Nam kư Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá để bán nước Biển Đông và dâng cá dâng dầu cho Trung Quốc.

“Năm 1958 bằng văn thư của Phạm Văn Đồng, Đảng Cộng Sản Việt Nam cam kết chuyển nhượng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

“Những hành vi này cấu thành 4 tội phản bội Tổ Quốc bằng cách cấu kết với nước ngoài nhằm xâm phạm chủ quyền của quốc gia, xâm phạm sự toàn vẹn lănh thổ của Tổ Quốc, và xâm phạm quyền của Quốc Dân được sử dụng đầy đủ những tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của Đất Nước”.

T.M. ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN

Luật sư Nguyễn Hữu Thống