Sunday, August 11, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Các nhà quan sát bàn về Bản lên tiếng của các chức sắc tôn giáo ở VN

Một nhóm các chức sắc của 5 tôn giáo chính ở Việt Nam mới đây đă phổ biến một thông cáo chung để yêu cầu chính phủ ở Hà Nội tôn trọng nhân quyền và hủy bỏ Nghị định 72 về quản lư Internet. Các nhà quan sát cho biết lời kêu gọi này phản ánh một thực tế là t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam đang xuống cấp một cách nghiêm trọng, trong lúc chính phủ Việt Nam ra sức vận động để được làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Bản lên tiếng của 13 chức sắc thuộc 5 tôn giáo chính ở Việt Nam mở đầu với sự phản bác tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Washington hồi cuối tháng 7 là Việt Nam “đang nỗ lực để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo… của nhân dân của ḿnh.” Thông cáo phổ biến hôm thứ ba (ngày 6 tháng 8) vừa qua cho biết “ngược với lời ông Chủ tịch nói, quyền tự do tôn giáo tiếp tục bị vi phạm.”

Giáo sư Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học Thành phố Hồng Kông, tán đồng lời phản bác vừa kể của các nhà lănh đạo tôn giáo ở Việt Nam. Ông London phát biểu như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:

Tại Việt Nam, cho tới ngày nay vẫn có người bị bắt, bị bỏ tù, bị đối xử thô bạo v́ quan điểm chính trị của ḿnh. Cho nên Việt Nam vẫn c̣n một quăng đường rất dài để tiến lên về phương diện nhân quyền. Tuyên bố của Việt Nam cho rằng nước này tôn trọng nhân quyền, một lần nữa, là một tuyên bố không đúng với sự thật."

Các chức sắc của Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và Phật giáo Ḥa Hảo nói rằng những sự việc mới nhất của chiến dịch đàn áp tôn giáo ở Việt Nam là công an tỉnh Nghệ An bắt cóc 2 giáo dân thuộc giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh ngày 27 tháng 6 để ngăn chặn ḍng người đi hành hương Linh địa Trại Gáo. Các nhà lănh đạo tôn giáo này cũng cho biết nhiều chức sắc Cao Đài, Tin Lành và Phật giáo Ḥa Hảo tại Sài G̣n và Miền Nam bị nhà cầm quyền ngăn chặn hành đạo, sinh hoạt, gặp gỡ. Họ cũng tố cáo các giáo hội quốc doanh do nhà nước lập ra “gây chia rẽ và làm sai lạc giáo lư chân truyền của các tôn giáo.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng ông không cảm thấy ngạc nhiên trước những tố cáo mà ông cho là phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Ông nói thêm:

"Vẫn tiếp tục có những sự hạn chế đối với nhiều tín ngưỡng khác nhau, đặc biệt là đối với các giáo hội không đăng kư. Bởi v́ có sự đ̣i hỏi là các giáo hội -- bất kể họ là tín đồ Phật giáo Ḥa Hảo hay họ là người Thượng ở Cao nguyên Bắc phần hay ở vùng Tây Nguyên, phải đăng kư với chính quyền. Và khi làm như thế họ sẽ nằm dưới sự giám sát và kiểm soát của chính phủ. Nhiều giáo hội không muốn bị chính phủ kiểm soát như vậy. Những bằng chứng mà chúng tôi có được cho thấy chính phủ Việt Nam tiếp tục t́m cách khống chế các tổ chức tôn giáo thay v́ để cho họ được tự do hành đạo và truyền đạo."

Các chức sắc tôn giáo kư tên trong bản lên tiếng gồm có các ông Lê Quang Liêm, Phan Tấn Ḥa và Trần Nguyên Hườn của Phật giáo Ḥa Hảo; các ông Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân và Nguyễn Bạch Phụng của đạo Cao đài; Ḥa thượng Thích Không Tánh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; các linh mục Phan Văn Lợi, Đinh Hữu Thoại, và Lê Ngọc Thanh; cùng với các mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Hồ Hữu Hoàng và Nguyễn Mạnh Hùng. Họ nêu lên việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây đă kư ban hành Nghị định 72 về quản lư Internet để làm bằng chứng cho thấy Việt Nam tiếp tục vi phạm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và cản trở quyền tự do Internet.

Khi được hỏi về nghị định gặp phải sự đả kích dữ dội của nhiều người sử dụng Internet và những người tranh đấu cho nhân quyền, giáo sư Jonathan London cho biết ư kiến như sau:

"Đối với những người bên trong Việt Nam và bên ngoài Việt Nam đang trông mong có sự cải cách, tôi hy vọng Nghị định 72 sẽ thất bại. Và thay v́ quay lại với thời kỳ đen tối của sự đàn áp, tôi hy vọng sự thất bại của Nghị định 72 sẽ mở ra một con đường tươi sáng hơn để cho những người thuộc mọi phe phái ở Việt Nam có thể đóng góp cho việc xây dựng đất nước qua việc bày tỏ quan điểm của ḿnh một cách tự do dựa trên sự bảo đảm của chính hiến pháp Việt Nam."

Trong khi đó, ông Robertson của tổ chức Human Rights Watch cho rằng đă tới lúc các tôn giáo chính ở Việt Nam đoàn kết với nhau để tranh đấu cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ:

"Bây giờ là lúc các tôn giáo lớn ở Việt Nam nên sát cánh với nhau để lên tiếng về những vấn đề này và đ̣i hỏi chính quyền phải lắng nghe. Chủ tịch Trương Tấn Sang và những nhà lănh đạo khác của Việt Nam thường đưa ra những hứa hẹn rất tốt đẹp khi họ công du nước ngoài, nhưng khi về nước họ không hề thực hiện những lời hứa hẹn đó. Các nhà lănh đạo tôn giáo đă lên tiếng và họ xứng đáng nhận được sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, của các nhà ngoại giao ở Liên Hiệp Quốc và ở Hà Nội và gây sức ép để đ̣i Việt Nam cải thiện nhân quyền."
Giáo sư Jonathan London cũng có một nhận xét tương tự. Ông nói thêm:

"Có những cơ hội trong cuộc bàn luận chính trị ở Việt Nam hiện nay để các tổ chức ngồi lại với nhau để tŕnh bày chủ trương của ḿnh một cách mạnh bạo. Đang có một cảm giác cấp bách trong dân chúng. Họ nghĩ rằng Việt Nam đang trải qua một thời kỳ rất quan trọng trong lịch sử, và theo nhận xét của tôi, trong bối cảnh này những người thuộc các nhóm khác nhau đă nhận ra rằng đă tới lúc họ phải sát cánh với nhau để đ̣i chính quyền tôn trọng các quyền của người dân."

Bản lên tiếng của các chức sắc tôn giáo cũng kêu gọi dân chúng hành sử một cách can đảm và đầy đủ quyền tự do tôn giáo và quyền tự do ngôn luận. Giáo sư Jonathan London ở Hồng Kông nhận định:

"Một mặt tôi hiểu lời kêu gọi của họ v́ lúc này đang có một cảm giác cấp bách, đang có một cảm giác là thời cơ sắp đến. Lời kêu gọi hành động của họ là hoàn toàn thích đáng trong bối cảnh của nền chính trị bất ổn. Nhưng mong muốn của họ có trở thành hiện thực hay không th́ đó là một vấn đề khác."

Lời kêu gọi của các chức sắc tôn giáo ở Việt Nam được đưa ra trong lúc các giới chức Hoa Kỳ một lần nữa tuyên bố rằng những nỗ lực nhằm tăng cường thêm nữa các mối quan hệ quân sự song phương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu Việt Nam không cải thiện thành tích nhân quyền. Tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ tư vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, cho biết giới hữu trách ở Hà Nội cần phải có những bước tiến trong lănh vực nhân quyền nếu muốn Washington xem xét tới việc hủy bỏ lệnh cấm cung ứng các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.