Tuesday, May 28, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Bài Học Lịch Sử Của Người Mỹ.

Kỷ niệm 30 Tháng Tư Đen bằng cách chuyển cho cộng sản Bắc Việt bài học về "Đế quốc Mỹ" mà chúng cho là đă đánh thắng để chúng hiểu được sau 148 năm kể từ kết thúc cuộc chiến Nam Bắc, nước Mỹ luôn là nước vĩ đại và Việt Nam sau 38 năm luôn bị phỉ nhổ!

           Kỷ Niệm 30 Tháng Tư Đen 

 Cách nay 148 năm, khi cuộc chiến Nam Bắc Hoa Kỳ kết thúc năm 1865 th́ thái độ và cách đối xử của người thắng trận đă nói lên tấm ḷng bao dung quảng đại của người cùng 1 nước. 

Cũng cách nay đúng 38 năm (ngày 30-4-1975), khi mà phía bên kia (tự nhận) là "bên thắng cuộc" đă đối xử và có chánh sách đối với các dân quân cán chánh và đối với dân chúng Miền Nam như thế nào, chúng ta ai cũng đều biết rơ.

Từ Bài Học Lịch Sử Của Người MỸ

Trong lịch sử của nước Mỹ, biến cố gây ấn tượng mănh liệt nhất, có lẽ là cách mà tổ tiên của họ đă đối xử với nhau sau cuộc nội chiến Nam-Bắc chấm dứt vào năm 1865.

Vào ngày 7/5/1975, có nghĩa là chỉ có 1 tuần sau khi quân đội Miền Bắc chiếm được Miền Nam, trong lễ ăn mừng chiến thắng tướng Trần Văn Trà đă nói trước mặt mọi người: “Trong cuộc chiến này, cả Miền Bắc và Miền Nam đều chiến thắng, chỉ có người Mỹ bại trận”.Không biết vô t́nh hay chủ ư, câu nói này tương tự như lời phát biểu của Tướng Ulysses Grant sau khi tướng Lee tuyên bố đầu hàng và Tướng Grant đă ghi lại trong quyển hồi kư của ḿnh “Personel Memoir of U. S. Grant”: “Trong cuộc chiến này, chỉ có nước Mỹ chiến thắng, chớ không có ai thắng ai thua. ”                           

Hai câu nói h́nh thức gần giống nhau nhưng ư nghĩa lại khác nhau hoàn toàn: Tướng Grant nói thật ḷng ḿnh để xoa dịu nỗi đau khổ của người bại trận sau cuộc nội chiến kéo dài bốn năm. Trái lại câu nói của tướng Trần Văn Trà là câu nói mị dân, nằm trong mục đích tuyên truyền của chế độ để gạt tất cả những quân dân cán chính của VNCH, tin vào chính sách “khoan hồng của Đảng”, tin rằng chỉ có 10 ngày “học tập”, nhưng sau đó ra đi không biết ngày trở lại và măi đến hôm nay sự trả thù như thế vẫn chưa chấm dứt.

Có một điểm đặc biệt là trong cách thể hiện ḷng yêu nước của người Mỹ đều có chan chứa tinh thần hào hiệp mă thượng.Nói về tinh thần hào hiệp mă thượng của người Mỹ, cựu thủ tướng Tony Blair của Anh, trong quyển hồi kư “The Journey” mới xuất bản gần đây đă viết như sau: “Trong phẩm cách của người Mỹ có tinh thần mă thượng hào hiệp, được hun đúc qua nhiều thế kỷ, phát xuất từ tinh thần khai phá biên cương để lập nghiệp, và nhiều đợt di cư của các sắc dân khắp thế giới đổ về đây, từ cuộc chiến đấu để dành độc lập, đến cuộc nội chiến, từ nhiều biến cố lịch sử, cũng như những sự kiện t́nh cờ.

Tất cả đă làm thành một nước Mỹ vĩ đại.

Cái tinh mă thượng hào hiệp này, không có nghĩa là người Mỹ tử tế hay thành công hơn những dân tộc khác. Nó chính là cảm nghĩ của họ về đất nước của ḿnh. Chính ḷng nhiệt t́nh đối với xứ sở đă phá bỏ được những ngăn cách về màu da, giai cấp, tôn giáo hay quá tŕnh trưởng thành. Lư tưởng của người Mỹ là những giá trị đạo đức mà họ ấp ủ. Lư tưởng này gồm có tự do cá nhân, tôn trọng luật pháp, dân chủ. Nó cũng nằm trong quá tŕnh thành đạt của mỗi cá nhân: hễ giỏi là được trọng dụng, phải tự làm lấy và nếu siêng năng chịu khó tất sẽ thành công. Song có lẽ điểm quan trọng nhất phải nói là mọi người Mỹ đều ao ước duy tŕ cho được những giá trị trên và ráng bảo vệ những giá trị đó. Họ coi những giá trị đó là ưu tiên hàng đầu cho cá nhân ḿnh, sau đó là cho đất nước.

Chính những giá trị đạo đức này giúp cho nước Mỹ cương quyết sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách. V́ những lư tưởng đó mà binh lính Mỹ chấp nhận hy sinh. V́ nó mà mọi người Mỹ, dù giàu sang hay nghèo hèn đều sẵn sàng đứng nghiêm trang chào khi bản quốc ca “The Star-spangled Banner” được trỗi lên. Dĩ nhiên là những lư tưởng đó không phải lúc nào cũng thực hiện được, song mọi người Mỹ đều cố gắng thực thi cho bằng được.

”Nếu cuộc nội chiến Quốc-Cộng vừa qua đă để lại hệ lụy phân hóa kéo dài đến ngày hôm nay, th́ sau cuộc nội chiến Nam-Bắc Mỹ đă làm cho người Mỹ yêu nước hơn, đoàn kết hơn và hănh diện về đất nước của ḿnh nhiều hơn. Họ hănh diện không phải chỉ v́ băi bỏ được chế độ nô lệ, đúng với nguyện vọng mà tổ tiên họ đă đề ra trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập: “Mọi người sinh ra đều b́nh đẳng”, mà c̣n hănh diện v́ tinh thần hào hiệp mă thượng được thể hiện bởi người chiến thắng lẫn người chiến bại sau khi cuộc chiến kết thúc.

Không có một h́nh ảnh nào đẹp hơn h́nh ảnh tướng Robert E. Lee gặp tướng Ulysses S. Grant tại Thị Xă Appamatox, thuộc tiểu bang Virginia ngày 9 tháng 4 năm 1864.Trước đó một ngày, tướng Lee chỉ c̣n trông chờ vào chiến thắng của một tướng trẻ can trường, để hy vọng t́m cách xoay chuyển được t́nh thế, nhưng khi hay tin tướng Gordon đă bị đánh bại, mọi hy vọng của Tướng Lee coi như tiêu tan.Quân của tướng Lee tại tiểu bang Virginia đang bị bao vây tứ phía, tiến không được mà lùi cũng không xong. Binh sĩ đă kiệt sức, lương thực đă cạn, đạn dược đă hết và nguồn tiếp tế cũng bị cắt đứt. Trong t́nh huống đó ông không c̣n chọn lựa nào khác là phải triệu tập bộ Tham mưu và nói thật ngắn gọn: “Tôi sẽ đến gặp tướng Grant, cho dù điều đó quá nhục nhă đối với tôi” (nguyên văn câu nói của ông: I will go and see General Grant and I would rather die a thousand deaths).Ngay lập tức ông đích thân soạn một lá thư gởi tướng Grant để yêu cầu sắp xếp một buổi gặp mặt càng sớm càng tốt v́ ông không muốn hy sinh thêm bất cứ một sinh mạng nào nữa.Tại địa điểm hẹn gặp nhau, tướng Lee đến trước bằng ngựa với một sĩ quan tùy viên, hiên ngang trong trong bộ quân phục màu xanh dương, bên hông mang kiếm, thể hiện khí phách của người anh hùng dù bại trận vẫn không khuất phục. Khoảng nửa giờ sau tướng Grant, đại diện cho quân đội chiến thắng Miền Bắc tới. Ông mặc quân phục như một người lính b́nh thường, giày và quần vẫn c̣n dính bùn, không đeo kiếm. Hai người chào nhau, và tướng Grant tiếp tướng Lee thân mật như giữa một người Mỹ với một người Mỹ, chớ không phải giữa một người chiến thắng với kẻ chiến bại. Với ông làm nhục một người bại trận dù với bất cứ lư do ǵ cũng là làm nhục nước Mỹ. Sau này ông thú nhận là lúc đầu ông phải nói chuyện dài ḍng với tướng Lee, nhắc lại những kỷ niệm xưa khi hai người cùng chiến đấu chung với nhau trong trận chiến Mexico, lư do là v́ ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải nói với Tướng Lee về chuyện đầu hàng. Cuối cùng chính tướng Lee là người đă nêu ra mục đích của buổi gặp mặt, và yêu cầu tướng Grant đích thân thảo bản văn kiện đầu hàng.Thật sự th́ văn kiện đầu hàng Tướng Grant đă soạn sẵn trước khi đến điểm hẹn và tự tay trao cho tướng Lee xem lại.

Đọc qua xong, lần đầu tiên gương mặc của tướng Lee tươi hẳn lên khi biết rằng binh sĩ dưới quyền ông được trở về nguyên quán sinh sống như một người dân b́nh thường, không phải chịu bất cứ một h́nh thức trả thù nào. Ông nói: "Điều này có một tác động rất tốt đối với tất cả mọi người, đặc biệt là sẽ giúp rất nhiều cho người của chúng tôi.

"Tuy nhiên ông có thêm 2 yêu cầu:

1/ Cho phép binh sĩ của ông được mang ngựa, lừa về quê quán để sử dụng trong nông trại, v́ không giống như quân đội miền Bắc, đây là tài sản của riêng họ mang theo khi gia nhập quân đội.

2/ Ông đang giam giữ hơn một ngàn tù binh quân đội miền Bắc và không c̣n lương thực cho họ, ngay cả binh sĩ của ông cũng đang đói. Cả hai yêu cầu này của tướng Lee đều được tướng Grant đồng ư ngay lập tức.

Riêng yêu cầu thứ hai, tướng Grant ra lệnh cung cấp ngay cho các tù binh và binh sĩ miền Nam 25, 000 khẩu phần ăn.Tướng Grant hỏi: “Như vậy, đủ chưa?”Tướng Lee trả lời: "Thưa đại tướng, như vậy là quá đủ. "Nói xong tướng Lee đứng dậy bắt tay tướng Grant, nghiêng người chào mọi người rồi bước ra khỏi pḥng họp.

Bên ngoài hội trường các sĩ quan và binh sĩ miền Bắc đang có mặt đều đưa tay kính cẩn chào vị tướng bại trận.Trên đường trở về doanh trại, các binh sĩ miền Nam nghiêm chào vị tướng lănh mà họ ngưỡng mộ, có người đă bật khóc, tướng Lee cũng không cầm được nước mắt. Về đến doanh trại, trước mặt nhiều sĩ quan và binh sĩ đang chờ đợi, tướng Lee nói: “Tôi đă cố gắng làm tất cả những ǵ có thể làm được. Các anh em hăy trở về quê quán bây giờ và nếu sống được như những công dân tốt như các anh em đă từng chiến đấu như những chiến sĩ th́ các anh em sẽ thành công. Tôi luôn luôn hănh diện v́ các anh em. Chào tạm biệt. Thượng đế phù trợ cho tất cả.

"(Boys, I have done my best for you. Go home now. And if you make as good citizens as you have soldiers, you will do well. I shall always be proud of you. Goodbye. And God bless you all. )

Tin đầu hàng của tướng Lee lan ra nhanh chóng, tiếng súng của binh sĩ Miền Bắc vang lên khắp nơi để reo mừng chiến thắng.

Ngay lập tức tướng Grant ra lệnh phải ngưng ngay tức khắc: “Quân đội miền Nam đă đầu hàng. Chiến tranh đă chấm dứt. Họ là đồng bào của chúng ta, chúng ta không được phép reo mừng trên chiến bại của họ.”

Theo điều kiện trong văn kiện đầu hàng, ngày 12 tháng 4 là ngày quân đội Miền Nam sẽ nộp súng ống và cờ xí cho quân đội Miền Nam. Tướng Grant giao việc này cho Đại tá Joshua Chamberlain phụ trách. C̣n phía Miền Nam th́ tướng Gordon nhận trách nhiệm. Ngày hôm ấy đă xảy ra một cảnh tượng hết sức cảm động. Khi các binh sĩ Miền Nam đi theo đội ngũ tới địa điểm để giao súng ống và cờ xí, Đại tá Chamberlain đă ra lệnh binh sĩ của ḿnh đứng nghiêm chào các anh hùng bại trận đang đi ngang qua để bày tỏ ḷng kính trọng.

Sau này tướng Gordon đă ghi lại như sau: “Trong giây phút đó, không hề có một tiếng kèn hay tiếng trống, không một tiếng reo mừng, không một lời nói, không cả một tiếng th́ thầm, không một cử động, nhưng là một sự tĩnh lặng khủng khiếp, mọi nhịp thở như ngừng lại và như thể họ đang nh́n những hồn tử sĩ đi qua” và ông gọi Chamberlain là “người sĩ quan hào hiệp nhất của quân đội Miền Bắc.

”Sau 4 năm nội chiến đă làm 620 ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người bị thương, các đô thị ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ bị tàn phá nặng nề và đương nhiên cũng không khỏi những đắng cay của người bại trận.

Nhưng những người lănh đạo của bên thắng trận lẫn bên bại trận đều lấy t́nh dân tộc, sự bao dung rộng lượng và ḷng hào hiệp để đối xử với nhau. Chính điều này đă làm cho người Mỹ vô cùng hănh diện về xứ sở của ḿnh.Sau cuộc chiến, những người lănh đạo kế tiếp của nước Mỹ vẫn làm theo tinh thần của tướng Lee và tướng Grant, họ không bao giờ bàn đến đến chuyện ai đúng ai sai, ai chính nghĩa, ai không chính nghĩa, mà chỉ nghĩ đến làm sao để hàn gắn lại vết thương của chiến tranh và xây dựng lại đất nước.

Các nghĩa trang dành cho liệt sĩ bắt đầu được dựng lên ở hai miền đất nước, bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức.Ngày nay khi viếng thăm Nghĩa Trang Arlington ở thủ đô Washington DC, chúng ta sẽ thấy khu nghĩa trang dành cho binh sĩ Miền Bắc và Miền Nam đều trang nghiêm giống nhau và trong tất cả các bảo tàng viện khắp nước Mỹ, h́nh ảnh quân đội hai bên được trưng bày trân trọng như nhau, để nhắc nhở người Mỹ xem đó như một bài học cho các thế hệ mai sau.

Trên nóc Ṭa Quốc Hội Hoa Kỳ hiện nay có một bức tượng phụ nữ cao 10 mét - tượng trưng cho h́nh ảnh bà mẹ của Miền Nam có con hy sinh trong cuộc nội chiến. Bốn năm sau cuộc nội chiến, tướng Grant đắc cử tổng thống và làm 2 nhiệm kỳ (1869-1877), c̣n tướng Lee vẫn tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ liên bang.Tướng Lee dù là tướng bại trận, không giữ được chức vụ cao như tướng Grant, nhưng bù lại, càng về cuối đời, t́nh cảm và ḷng kính trọng của người Mỹ dành cho ông càng tăng lên, có thể nói c̣n cao hơn cả tướng Grant.

Ngày nay tượng đài của tướng Lee có mặt nhiều nơi trên nước Mỹ và Robert Lee là tên đường quen thuộc trên một đất nước luôn luôn cố gắng lấy “ḷng bao dung xóa bỏ hận thù”.Nhận xét về con người của tướng Lee, sử gia Benjamin Harvey Hill đă viết như sau:"Tướng Lee là một đối thủ không có thù hận; một người bạn không phản bội, một người lính không tàn ác, một nạn nhân không than khóc. Một sĩ quan không sa đọa, một công dân không làm điều sai trái, một láng giềng không chỉ trích, một người Công giáo không đạo đức giả, một con người không thủ đoạn. Ông là một Caesar không có tham vọng, một Frederick không có chuyên quyền, một Napoleon không ích kỷ và một Washington không có phần thưởng.

"(General Robert Lee is a foe without hate; a friend without treachery; a soldier without cruelty; a victor without oppression, and a victim without murmuring. He was a public officer without vices; a private citizen without wrong; a neighbour without reproach; a Christian without hypocrisy, and a man without guile. He was a Caesar, without his ambition; Frederick, without his tyranny; Napoleon, without his selfishness, and Washington, without his reward.)

Thật khó có người nào được lời khen như thế, nhưng đó là con người thật của Robert Lee. Với những người lănh đạo như thế đương nhiên quốc gia họ phải hùng mạnh.Tưởng cũng nên nhắc lại là khi cuộc nội chiến vừa mới xảy ra, tướng Lee được đề cử chỉ huy quân đội Miền Bắc nhưng ông đă từ chối và gia nhập quân đội Miền Nam, v́ ông nói rằng ông không thể phản bội lại cái nơi mà ông đă sinh ra và lớn lên.