Wednesday, October 27, 2010                               trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

BÀI HỌC CHO TRUNG CỘNG VÀ VIỆT CỘNG!

Đại lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long do Hà Nội tổ chức vừa chấm dứt và Cộng sản Việt Nam đă lănh một bài học đích đáng từ trời lẫn người. Từ trời là chính cơn lụt lịch sử xảy ra tại 5 tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) trong chính giữa 10 ngày đại lễ. Từ người là phản ứng ứng dữ dội và đồng loạt từ trong ra tới ngoài nước, từ các nhà trí thức đến các nhà đối kháng, từ hạng thường dân đến hạng tu hành, từ giới kư giả đến giới nghệ sĩ… Tựu trung, có thể nói các phản ứng nhắm đến 4 điểm:

1- Những mục tiêu và ư nghĩa bị biến đổi;

2- Những chi tiêu hoang phí phù phiếm;

3- Những công tŕnh chào mừng bôi bác lai căng;

4- Những ứng xử vô tâm bất nhẫn. Những mục tiêu và ư nghĩa bị biến đổi là chọn thời điểm trùng với lễ Quốc khánh của Tàu cộng, chẳng đề cao đúng và đủ tinh thần Lư Thái Tổ-Thăng Long, không phát huy các thành tựu nhân bản của tiên tổ, thực hiện những công tŕnh phô trương vô bổ thay v́ xây dựng hay cải tạo những cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, lợi dụng đại lễ để ḅn rút công quỹ, bóc lột nhân dân, tuyên truyền cho đảng và lănh tụ... Những chi tiêu hoang phí, phù phiếm là đúc 100 trống đồng, 1000 tượng rồng, làm 1000 trống da, may 10.000 bộ y phục để chỉ mặc một buổi, dựng nhiều bộ phim tốn cả trăm tỷ, tổ chức 54 hoạt động chính với gần 300 buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật nội lẫn ngoại, bắn pháo hoa tại 29 điểm (sau phải bỏ bớt v́ áp lực công luận), diễn hành rầm rộ với hơn một vạn người…
 

                 

Trong lúc đồng bào miền Trung đang gặp tai ương băo lụt th́ Việt Cộng lại diễn tṛ khỉ tại Hà Nội

 

Những công tŕnh chào mừng lai căng, bôi bác là tượng Lư Thái Tổ không có nét ǵ của dân Việt, là bộ phim “Lư Công Uẩn -Đường tới thành Thăng Long” hoàn toàn sai văn hóa và lịch sử Việt từ h́nh thức tới nội dung, là Con đường gốm sứ trông như một tác phẩm nghệ thuật dân gian hổ lốn và mới làm đă hư hỏng, là tim đồng đúc cho tượng Thánh Gióng và c̣n ngựa của ngài, là DVD T́nh ca Ngàn năm Thăng Long-Hà Nội với một thứ Anh ngữ quái đản… Những ứng xử vô tâm bất nhẫn là tống tất cả trẻ em đường phố và dân oan khiếu kiện vào nhà tù mang tên “Trại bảo trợ xă hội” ở Ba V́ để làm đẹp mặt Thủ đô, là tŕnh diễn ca nhạc kèm bắn pháo hoa nghệ thuật đêm bế mạc tại sân vận động Mỹ Đ́nh dù 4 hôm trước đă có nhiều người mất mạng tại đó, là tiếp tục vui chơi tại Hà Nội, bỏ mặc bao đồng bào nạn nhân lũ lụt tại 5 tỉnh miền Trung, khiến cho 76 người thiệt mạng, đến khi cứu trợ họ th́ chẳng ra ǵ… Lời Giáo sư Phạm Toàn sau đây (trả lời phỏng vấn của DCVOnline hôm 11-10-2010) có thể tóm tắt sự kết án của toàn dân đối với CS nhân đại lễ: “Một xă hội với bọn người bẩn thỉu không đáng cho ḿnh nghĩ nữa. Tôi khinh họ đến mức có bảo chửi họ tôi cũng chẳng muốn chửi nữa cơ… Một nền văn hóa vớ vẩn, nói chỉ phí lời. Để cho họ tan đi th́ thế hệ sau nó dựng lại”.

Bà con ở vùng lũ Miền Trung đang khốn đốn v́ nước lũ lên thăm tận nóc nhà, trong khi tại Hà Nội, Việt cộng bỏ ra 4,5 tỷ Mỹ Kim để tổ chức vui chơi nhảy nhót mừng quốc khánh Mẫu Quốc Tàu Cộng

 

· Bài học mới nhất dành cho Việt cộng chính là bài học dành cho Trung cộng qua giải Nobel Ḥa b́nh 2010 trao hôm 08-10 cho Giáo sư Lưu Hiểu Ba, một nhà tranh đấu kiên tŕ và kiệt xuất của dân tộc Trung Hoa hiện thụ án 11 năm tù.

Đang là một giáo sư tại Hoa Kỳ, cuối năm 1988 ông đă trở về nước để tham gia cuộc biểu t́nh tại Thiên An Môn cùng với các sinh viên, rồi thuyết phục họ giải tán ôn ḥa để tránh một cuộc đàn áp đẫm máu của nhà cầm quyền CS (vốn đă xảy ra thực vào ngày 04-06-1989). Sau đó ông bị giam tù đến đầu năm 1991. Năm 2008, ông cùng thân hữu soạn thảo một văn kiện thời danh mang tên Linh bát Hiến chương (Hiến chương 08 ), theo mẫu Hiến chương 77 của Tiệp Khắc, nhằm kêu gọi dân chủ và đ̣i hỏi nhân quyền ở Trung Quốc. Thế là ông bị bắt lại và bị kết án 11 năm tù với tội danh “lật đổ chế độ xă hội chủ nghĩa” !?!

 

Đang khi thụ án như thế th́ ông đă được trao giải thưởng Nobel Ḥa b́nh. Giải thưởng này, ngay lập tức đă bị Cộng đảng Tầu bất b́nh và lên án dữ dội, như họ đă từng t́m cách ngăn chặn và hăm dọa Na Uy (nước trao giải) trước đó. Như đỉa phải vôi, nhà cầm quyền Bắc Kinh, qua Bộ Ngoại giao, trâng tráo tuyên bố rằng việc trao giải cho một phạm nhân như thế là đi ngược lại nguyên tắc của giải Nobel HB, gửi ra thông điệp sai trái cho toàn thế giới, phản lại mục tiêu của nhà sáng lập là thúc đẩy ḥa b́nh giữa các dân tộc. Trung cộng c̣n quản chế tại gia bà Lưu Hà, vợ của ông và hoàn toàn ngăn chặn mọi thông tin về việc ông đoạt giải. Toàn những kiểu lập luận và lối hành xử rất… vô liêm sỉ mà chỉ cộng sản mới có nổi.

Thế nhưng giải này -vốn đă được hơn 100 học giả, luật sư, nhà đối kháng Trung Quốc cùng nhiều khôi nguyên Nobel HB như cựu tổng thống Tiệp Khắc Vaclav Havel, giám mục Nam Phi Desmond Tutu vận động cho- đă được sự tán đồng của toàn thế giới. Người soạn thảo Hiến chương 77 (tức ông Vaclav Havel) phát biểu: "Giáo sư Lưu Hiểu Ba là tiêu biểu cho xă hội công dân Trung Quốc, rất xứng đáng nhận được giải thưởng này.

Và đó là lư do tôi đă cùng với bạn bè đề cử ông với Ủy ban Nobel". Ông Havel c̣n ca ngợi Ủy ban đă bất chấp các "lời đe dọa của Trung cộng". Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nobel HB 1989, ngay khi nghe tin ông Lưu được trao giải, đă gởi thư chúc mừng kèm với lời “kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc hăy trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba cùng các tù nhân lương tâm khác bị giam giữ chỉ v́ bày tỏ tự do tư tưởng”. Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama, Nobel HB 2009, th́ lập tức tuyên bố: “Tôi xin chào mừng quyết định của Ủy ban Nobel trao giải Nobel HB cho Ông Lưu Hiểu Ba… người đă hy sinh tự do bản thân cho những niềm tin của ḿnh. Qua việc trao tặng giải cho ông Lưu, Ủy ban Nobel đă chọn người từng biện minh và là phát ngôn nhân can trường cho sự thăng tiến các giá trị hoàn vũ qua phương cách ḥa b́nh và không bạo lực, kể cả việc ông đă ủng hộ cho dân chủ, nhân quyền và nguyên tắc pháp luật… Hơn 30 năm qua, Trung Quốc đă đạt được nhiều tiến bộ về cải cách kinh tế và nâng cao đời sống người dân của họ… Nhưng giải thưởng nầy nhắc nhở chúng ta rằng sự cải cách chính trị chưa có bước tiến bộ nào, và rằng nhân quyền căn bản của mọi người nam, nữ và trẻ em phải được tôn trọng. Thành thử chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải trả tự do cho ông Liu càng sớm càng tốt.” Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng lên tiếng yêu cầu Trung cộng hăy thả ông Lưu tức th́ !

Nhận định về giải thưởng cao quý trao cho cây bút Trung Quốc hiện ngồi tù này, báo New York Times hôm 8-10 cũng đă viết: “Trao giải cho ông Lưu, Ủy ban Nobel đã đập lại một cách không nhầm lẫn các lãnh đạo độc đoán tại Bắc Kinh vào đúng thời điểm chính quyền này ngày càng không muốn dung túng bất đồng chính kiến từ trong nước… Chính sách ngoại giao nắm đấm đi cùng sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc đă gây ra khắp thế giới một thái độ khó chịu”. Giáo sư Joseph S. Nye, Đại học Harvard Hoa Kỳ, người từng đưa ra khái niệm thời danh “Quyền lực mềm” (Soft Power), trong một bài viết vẫn trên báo New York Times, cũng đồng quan điểm khi cho rằng “ngoại giao công dân” là điều khó cho các nền dân chủ nhưng còn khó hơn cho các thể chế độc đoán như Trung Quốc. Lý do là quyền lực mềm đến từ xã hội chứ không phải từ chính phủ. Vì thiếu quyền lực mềm nên hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, hệ thống chính trị, sức mạnh kinh tế và thế lực quân sự gia tăng của họ “vẫn tiếp tục ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của họ ở nước ngoài".

Thành ra có thể nói như ông Vũ Quốc Dụng, Tổng thư Kư Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế, trụ sở tại Frankfurt Đức quốc, trong cuộc phỏng vấn của RFI hôm 09-10-2010, rằng sự kiện Ủy ban Nobel chọn ông Lưu mang 3 ư nghĩa lớn: Ư nghĩa thứ nhất là việc khẳng định nhân quyền có liên lạc mật thiết với ḥa b́nh.

Di chúc của cha đẻ giải này là ông Alfred Nobel có ghi rằng nhân quyền là điều kiện để xây dựng t́nh anh em giữa các quốc gia và dân tộc. Ủy ban Nobel tuyên bố quyết định trao giải cho ông Lưu Hiểu Ba “v́ ông là người lâu nay đă tranh đấu bất bạo động cho những nhân quyền căn bản tại Trung Quốc là nơi mà các quyền tự do tiếp tục bị giới hạn”. Ủy ban này kêu gọi Trung Quốc cải thiện nhân quyền bên cạnh việc phát triển kinh tế. Ư nghĩa thứ hai là Giải Nobel HB năm nay về tay một thường dân mà lại đang ngồi tù, chứ không phải là quốc trưởng của một cường quốc như năm ngoái. Từ lâu nhiều người mong đợi rằng Giải Nobel HB chỉ nên được trao cho những ai đang thực sự dấn thân đấu tranh cho nhân quyền và ḥa b́nh trong những điều kiện ngặt nghèo và nguy hiểm. Cho nên việc tặng giải cho ông Lưu Hiểu Ba, một trên 200 ứng viên trong đó có nhiều nhân vật rất nổi tiếng như thủ tướng Helmut Kohl của Đức, người đă thống nhất Đức quốc lẫn Âu Châu và chấm dứt Chiến tranh lạnh năm 1990, là một hành vi đáp ứng nguyện vọng vừa nói. Ư nghĩa thứ ba là Ủy ban Nobel đă không khuất phục trước sự đe dọa của nhà cầm quyền Trung cộng. Cách đây mấy tuần, Trung cộng đă khuyến cáo Ủy ban không nên trao giải cho ông Lưu cũng như cho bất cứ nhà đấu tranh TQ nào nếu không muốn quan hệ giữa Na Uy-Trung Quốc bị tổn thương nghiêm trọng (họ ám chỉ một hiệp ước kinh tế sắp được 2 nước kư kết với nhau). Lâu nay Trung cộng vẫn ỷ vào sức mạnh kinh tế để bịt miệng các quốc gia phương Tây muốn chỉ trích họ vi phạm nhân quyền. Nhưng lần này Trung cộng không ngờ rằng hành động gây áp lực thô bạo đối với một cơ chế độc lập như Ủy ban Nobel đă tạo tác dụng ngược.

Cùng với việc trao giải Nhân quyền châu Âu Sakharov cũng cho một nhà đấu tranh Trung Quốc là ông Hồ Giai (Hu Jia) năm 2008, những lời kêu gọi rất táo bạo gần đây cho dân chủ của Trung tướng Lưu Á Châu, con rể cố thủ tướng Lư Tiên Niệm, Chính ủy Học Viện Quốc pḥng Trung cộng, và mới nhất là những phát biểu của thủ tướng Ôn Gia Bảo hô hào cho dân chủ, tự do và kêu gọi giới lănh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhanh chóng tiến hành cải cách chính trị, giải Nobel HB năm nay quả đă thổi bùng ngọn lửa tự do, nhân quyền trên khắp Hoa Lục, làm cho giới cầm quyền Trung cộng và tay sai của họ là Việt cộng hết sức run sợ, đang lúc gây phấn chấn cho phong trào dân chủ tại 2 nước này. Ngày tàn của chế độ cộng sản Trung Quốc đă gần, và nhất thiết sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam. Quốc tế nhắm vào tên chúa quỷ tất hạ được đứa tiểu yêu, bắn vào gă chủ tất đánh gục được thằng đầy tớ. Hỡi các lănh đạo Ba Đ́nh, liệu mà học bài học đó để sớm thống hối ăn năn mà trở về với Dân tộc!

Xă luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 109 (15-10-2010)