Wednesday, November 17, 2010                     trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

VẪN CỨNG CỎI SAU NHIỀU NĂM CẦM TÙ

John Simpson- Chủ biên trang Thế giới, BBC News

Cho đến thứ Bảy tuần rồi, nhà vận động dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi có thể được xem là người tù nổi tiếng nhất thế giới.

Giờ đây bà được tự do. Và trong cái nóng nực của trụ sở đảng bà, Liên đoàn Quốc gia v́ Dân chủ - mà theo chính quyền quân nhân Miến Điện th́ không c̣n tồn tại - bà cho BBC cuộc phỏng vấn trực diện lần đầu tiên sau bảy năm.

Những năm cầm tù đă không thay đổi bà. Bà vẫn điềm đạm, hùng biện và thẳng thắn như vậy.

Bà không đồng ư về bất kỳ hạn chế tự do phát ngôn, hành động nào để được thả. Bà nhấn mạnh giờ đây khi đă không c̣n bị quản thúc, sự hạn chế sẽ là phi pháp.

Câu hỏi chủ chốt, khi bà đă tự do, vẫn là tương lai của chính quyền quân sự. Bà Suu Kyi không lảng tránh.

Miến Điện đă đối diện một cuộc cách mạng nhung - ḥa b́nh, phi bạo lực như ở Tiệp Khắc 1989 - hay là cái ǵ đó dữ dội hơn?

"Sẽ thật tốt nếu điều đó có thể xảy ra. Chúng tôi muốn một cuộc cách mạng ḥa b́nh, phi bạo lực."

Nhưng bà không đánh đồng chữ "nhung" với quân đội: có lẽ là một ngụ ư rằng nó sẽ không xảy ra dễ dàng.

Aung San Suu Kyi

  • Sinh năm 1945, con của anh hùng giành độc lập Tướng Aung San (bị ám sát 1947)
    1960: Rời Miến Điện, học ở ĐH Oxford
    1988: Trở về chăm sóc mẹ, tham gia chống nhà độc tài Ne Win
    1989: Bị quản thúc
    1990: NLD thắng cử, quân đội không công nhận
    1991: Nobel Ḥa b́nh
    1995: Được thả, nhưng hạn chế đi lại
    2000: Bắt đầu thời gian quản chế gần như liên tục
    11/2010: NLD tẩy chay cuộc bầu cử đầu tiên sau 20 năm, bị giải thể; bà được tự do

Có thể dự đoán rằng chính phủ quân nhân có thể phản ứng trong giận dữ, bà nói tiếp: "Về cách mạng, tôi muốn nói là sự thay đổi lớn để có những điều tốt đẹp hơn."

Tôi hỏi nói thế có khiến bà bị chính quyền làm khó dễ?

"Tôi không biết họ sẽ diễn giải từ 'cách mạng' như thế nào. Với tôi, 'cách mạng' đơn giản là thay đổi triệt để."

Nhưng thay đổi triệt để cũng chính là điều chính phủ quân nhân muốn ngăn chặn. Lời nói của bà có làm bà bị quản thúc trở lại?

"Luôn luôn có thể. Thái độ của tôi là tôi làm tận lực khi tôi tự do. Và nếu tôi bị bắt, tôi cũng sẽ làm tất cả những ǵ có thể."

Bà Suu Kyi cũng thẳng thắn về những quốc gia trong vùng im lặng trước cuộc bầu cử đầy nghi ngờ hồi tuần rồi: Ấn Độ, nước mô tả cuộc bỏ phiếu là "tự do và công bằng", và Trung Quốc, nước không hề chỉ trích Miến Điện.

Bà không ngạc nhiên nhưng buồn rằng số phận dân tộc Miến Điện đă không được các nước lớn quan tâm nhiều.

Bà hỏi liệu những người ở Miến Điện bán tài nguyên đất nước cho Trung Quốc và các nước khác có làm việc trong tinh thần trách nhiệm.

Đối diện trụ sở đảng bà, nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục có mặt, một số chụp ảnh người vào ra.

Sự theo dơi của chính quyền đối với bà Suu Kyi và các thành viên trong đảng thật kỹ lưỡng.

Họ thường bị theo đuôi, trên những chiếc xe máy mà chỉ có an ninh mới được dùng ở Rangoon.

Bà nói ḿnh sẽ hành động thận trọng.

Đảng của bà tẩy chay cuộc bầu cử 2010

Bà biết họ có thể nghe lén pḥng, nghe lén các cuộc tṛ chuyện, v́ thế bà sẽ không lỗ măng. Nhưng bà sẽ tiếp tục trả lời phỏng vấn các tổ chức quốc tế như BBC.

Tôi hỏi liệu một ngày kia bà có thể trở thành lănh đạo đất nước?

Bà chắc chắn một ngày Miến Điện sẽ có dân chủ, nhưng không có nghĩa là bà sẽ trở thành tổng thống.

Trong những năm dài bà bị quản thúc, thế giới đă thay đổi. Internet và mobile phone đă cách mạng hóa cuộc đời hàng tỉ người trên thế giới, kể cả ở Miến Điện.

Bà Suu Kyi không được phép dùng cả hai thiết bị khi c̣n là tù nhân.

Khi bà lần đầu xuất hiện hôm thứ Bảy và nh́n thấy hàng ngàn điện thoại di động của người ủng hộ hướng về phía bà, bà bị choáng ngợp.

Bà ngạc nhiên khi cầm chiếc điện thoại mà ai đó đưa cho để gọi con trai, Kim, ở Bangkok.

Bà đă từng thấy điện thoại qua h́nh ảnh, nhưng chiếc mobile phone này thật nhỏ bé, và bà thấy khó để nghe và nói vào điện thoại.

Nhưng bà mỉm cười, điện thoại hoạt động rất tốt.

Dù điềm đạm và dịu dàng, bà Aung San Suu Kyi là một chính khách rất cứng rắn.

Chính quyền quân đội Miến Điện chắc chắn sẽ thấy rằng khi bà đă ra ngoài, có thể sử dụng phương tiện liên lạc của thế kỷ 21, t́nh h́nh sẽ khó khăn cho họ hơn nhiều so với khi bà c̣n là tù nhân.