trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

QUỐC HỘI VÀ ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ QUỐC GIA TRONG ĐẠI NGHỊ CHẾ

                                                                                                                                                                             Tiến Sĩ NGUYỄN HỌC TẬP

“Chính Quyền phải được sự đồng thuận của Lưỡng Viện Quốc Hội…Trong ṿng mười ngày sau khi được thành lập, Chính Quyền phải tŕnh diện trước Quốc Hội để được Quốc Hội tín nhiệm” (Điều 94, đoạn 1 và 3 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

Chúng tôi vừa trích dẫn nội dung và xuất xứ của điều khoản về mối tương quan giữa Chính Quyền và Quốc Hội Ư Quốc, một Quốc Gia Đại Nghị Chế.

Trong Đại Nghị Chế, để khởi đầu hoạt động thực hiện đường lối chính trị quốc gia, Chính Quyền phải được sự tín nhiệm của Lưỡng Viện Quốc Hội, cơ quan dân cử, tiếng nói phát biểu lư tưởng, nhu cầu và ước vọng của người dân.

Nói cách khác trong thể chế dân chủ, điều kiện tiên quyết để chứng tỏ Quốc Gia là một tổ chức dân chủ, chính là sự đồng nhứt chính kiến giữa dân chúng bị trị và Chính Quyền thừa hành quyền lực được dân chúng giao phó.

Sự đồng nhứt chính kiến đó luôn luôn phải được đặt dưới sự giám sát của Quốc Hội, cơ quan dân cử, nói lên ư muốn, nhu cầu và mơ ước tương lai mà người dân muốn thực hiện cho cuộc sống Quốc Gia và cho mỗi người cá nhân.

Quốc Hội luôn luôn kiểm soát chính hướng Quốc Gia

- trước khi Chính Quyền bắt đầu thi hành, bằng cách tín nhiệm Chính Quyền, “chuẩn y ” Chính Quyền hay đúng hơn, đồng thuận đường lối Chính Quyền đề ra khi đến xin Quốc Hội tín nhiệm,

- đang khi Chính Quyền hành xử quyền lực Quốc Gia, bằng các đạo luật cắt xén, thêm vào hay điều chỉnh, các đồ án đă được hoạch định, xem Chính Quyền có tôn trọng thời điểm và bậc thang giá trị ưu tiên, hay c̣n hợp với chính hưóng Quốc Gia hay không,

- đặt nghi vấn, điều tra, cảnh cáo Chính Quyền, nếu có những lệch lạc,

- và sau cùng, nếu Chính Quyền không hiệu năng, bất lực, thiên vị, bè phái hay không có thiện chí muốn sửa đổi, Quốc Hội biểu quyết bất tín nhiệm, bắt buộc theo luật Hiến Pháp, Chính Quyền phải từ chức.

Qua những duyệt xét vừa kể, chúng ta thấy rằng Quốc Hội trong Đại Nghị Chế không chỉ có bổn phận giải thích các luật hiến pháp bằng những đạo luật định chế cho các cơ chế Quốc Gia, mà c̣n cùng hợp tác với Chính Quyền định hướng, sửa đổi những sai trái, xác định thời điểm, thứ tự trước sau tùy theo bậc thang giá trị, theo tinh thần đă được Hiến Pháp xác định, để thực hiện chính hướng Quốc Gia.

Trong Đại Nghị Chế, Quốc Hội là cơ quan định hướng và bảo đảm thực hiện đường lối chính trị Quốc Gia ( Politica, Politique, Politik, Policy), phương thức điều hành Quốc Gia để đem lại lợi ích chung và cho từng người trong Cộng Đồng ( quan niệm Polis, Thị Xă của thời Cộng Hoà Athène Hy Lạp).

Quốc Hội hướng dẫn đường lối chính trị Quốc Gia

- không những chỉ xác định mục đích cần đạt được,

- kiểm soát tư cách hành xử và hiệu năng của Chính Quyền,

- xác định các phương thế luật pháp và phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện,


- nhận định tiến tŕnh đang thực hiện, đă đạt được bao nhiêu và đang ở trong t́nh trạng nào, so với thời gian nhiệm kỳ của Chính Quyền.

Hoạt động hướng dẫn đường lối chính trị Quốc Gia trước hết để đáp ứng lại việc phân chia phận vụ khác nhau giữa nhiều cơ chế có quyền tự lập, xác định và kiểm soát hoạt động của những cơ chế đó theo tiến tŕnh thời gian, phối hợp các hoạt động riêng biệt thành chính hướng chung và cùng hoạt động đều ḥa, nhịp nhàn để đạt được kết quả mong muốn ( Chieli, Funzione di Governo, indirizzo politico, sovranità popolare, in Amato-Barbera ( a cura di), Manuale di Diritto Pubblico, Giuffré, Milano 1969).

Ba giai đoạn:

Hoạt động thực hiện đường lối chính trị Quốc Gia gồm ba giai đoạn:

- giai đoạn một: xác định lư tưởng và mục đích mà các hoạt động Quốc Gia phải thực hiện,
- giai đoạn hai: xác định phương tiện: phân chia phận vụ cho các cơ chế khác nhau, tiền liệu các phương thế luật pháp, diển tả lư tưởng thành những đạo luật thực định ( lois positives) và tiền liệu các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện,

- giai đoạn ba: thực hiện: áp dụng luật pháp và dùng các phương tiện vật chất trong những hoạt động thực hiện để đạt được mục đích.

I – Xác định lư tưởng.

Nói một cách tổng quát, lư tưởng mà Quốc Gia được tổ chức để thực hiện đă được Hiến Pháp nêu lên ở phần những nguyên tắc căn bản.

Hiến Pháp 1947 Ư Quốc đă dành 13 điều khoản đầu làm nguyên tắc căn bản và khai triển thêm các nguyên tắc đó suốt 54 điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp, trước khi đề cập đến phương thức tổ chức cơ chế Quốc Gia, để đạt được mục đích được xác định.

Một cách ngắn gọn, suốt 54 điều khoản được đề cập, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc khai triển các nguyên tắc, chuẩn định các giá trị phải được bảo vệ thành bậc thang giá trị, đă được tiêu biểu trong hai điều khoản đầu của Hiến Pháp, điều 2 và điều 3:

- “Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần xă hội, nơi mỗi cá nhân triển nở nhân cách của ḿnh…” (Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

- “Mọi công dân đều có địa vị xă hội ngang nhau và b́nh đẳng trước pháp luật, không phân biệt phái giống, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, điều kiện cá nhân hay xă hội”.

- Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xă hội, là những chướng ngại trong khi thật sự giới hạn tự do và b́nh đẳng của người dân, không cho phép họ triển nở hoàn hảo con người của ḿnh và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xă hội của xứ sở” (Điều 3, đoạn 1 và 2, id.).

Nói cách khác, mục đích của tổ chức Quốc Gia chính là con người.

Quốc Gia được tổ chức cho con người, để phục vụ con người

“… triển nở hoàn hảo con người của ḿnh và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xă hội của xứ sở”.

Đó là lư tưởng được Hiến Pháp nêu ra một cách tổng quát, định hướng cho thể chế và cơ chế Quốc Gia.

Lư tưởng định hướng đó, trong Đại Nghị Chế được Hiến Pháp giao cho Quốc Hội và Chính Quyền cùng nhau soạn thảo ra những quy luật, chương tŕnh để thực hiện.

Sự cộng tác giữa Quốc Hội và Chính Quyền để thực hiện lư tưởng của Hiến Pháp, trong cụ thể được biến thành đường lối chính trị Quốc Gia, qua thể thức Chính Quyền được Quốc Hội tín nhiệm lúc khởi đầu, trước khi Chính Quyền khởi đầu hành xử quyền lực Quốc Gia:

- “Chính Quyền phải được sự tín nhiệm của Quốc Hội Lưỡng Viện” (Điều 94, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

Quốc Hội Lưỡng Viện bỏ phiếu tín nhiệm Chính Phủ, sau khi được thành lập và Chính Phủ đến tŕnh diện trước Quốc Hội.

Quốc Hội tín nhiệm Chính Phủ, nói đúng hơn là tín nhiệm đường lối chính trị Quốc Gia mà Chính Quyền đă chuyển đến Quốc Hội trước đó để duyệt xét,

- sau khi đă bàn cải và chấp thuận về dự án ngân qu,

- các phương tiện tài chánh có được nhờ quy chế thuế vụ,

- phương thức phân chia phương tiện tài chánh cho nhiều lănh vực khác nhau, tùy theo thứ tự ưu tiên và thời điểm nhằm thực hiện để đạt được mục đích,

- các chương tŕnh kinh tế và phương thức tổ chức.

Sau khi duyệt xét và bàn cải về những ǵ được đề cập, Quốc Hội có thể bỏ phiếu tín nhiệm Chính Phủ và từ đó Chính Quyền được bắt đầu chính danh hành xử quyền lực Quốc Gia, để thực hiện chương tŕnh chính trị.:

- “ Trong mười ngày, sau khi được thành lập, Chính Quyền phải đến tŕnh diện trước Quốc Hội để được Quốc Hội tín nhiệm ” (Điều 94, đoạn 3, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

Trong ṿng 10 ngày, sau ngày Chính Quyền tuyên hứa trung thành với Hiến Pháp trước mặt Tổng Thống, Vị Nguyên Thủ Quốc Gia, Thủ Tướng Chính Phủ đến tường tŕnh lên Quốc Hội Lưỡng Viện chương tŕnh hành động của Chính Phủ ḿnh.

Kế đến Quốc Hội bắt đầu bàn thảo về những ǵ Chính Phủ đệ tŕnh và sau đó, thành phần đa số trong Quốc Hội, yêu cầu Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm.

Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm phải nêu rỏ lư do tại sao Quốc Hội tín nhiệm và cuộc bỏ phiếu được bỏ phiếu công khai, bằng cách nêu danh vị dân biểu nào bỏ phiếu thuận hay chống.

Phương thức hành xử vừa kể cho thấy không phải Hiến Pháp đặt Chính Quyền như là một cơ chế nô lệ phục tùng Quốc Hội,

“ phải đến tŕnh diện trước Quốc Hội để được Quốc Hội tín nhiệm”,

cho bằng là một thể thức nói lên Chính Quyền và Quốc Hội cùng đồng quan điểm về đường lối chính trị phải thực hiện cho Quốc Gia.

Hay nói đúng hơn đường lối xử dụng quyền lực Quốc Gia của giới đương quyền, Chính Phủ, và nhu cầu và ước vọng của giới dân chúng bị trị, được phát biểu qua cơ quan dân cử Quốc Hội, đều được phát biểu đồng thuận với nhau, yếu tố tiên khởi và căn bản của thể chế Dân Chủ.

Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm, là đồng thuận đường lối lănh đạo Quốc Gia hay chính hướng của Chính Quyền.

Bỏ phiếu nêu rỏ lư do để Quốc Hội bày ṭ sự đồng thuận của ḿnh về chương tŕnh chính trị mà Chính Quyền đưa ra và có ư định thực hiện cho đất nước.

Đồng thời, đồng thuận tín nhiệm Chính Quyền, Quốc Hội cũng bắt buộc Chính Quyền phải thực hiện những ǵ đă hứa trong chương tŕnh.

Bỏ phiếu công khai với danh tánh để cho xứ sở biết được định hướng chính trị của mỗi dân biểu cũng như của các chính đảng mà mỗi dân biểu là thành viên trong Quốc Hội.

Và mỗi dân biểu cũng như chính đảng đồng thuận hay phản đối sẽ chịu trách nhiệm của ḿnh trước quốc dân ( Cuocolo, Programma di governo, indirizzo politico, mozione motivata di fiducia, in Dir. e Soc., 638).

Để hội đủ điều kiện tín nhiệm Chính Quyền, Hiến Pháp không bắt buộc Quốc Hội phải đạt được đa số chuẩn định ( majorité qualifiée : 2/3; 3/4 chẳng hạn), mà chỉ cần đa số trên tỷ số các thành viên hiện diện (đa số tương đối), khác với điều kiện bắt buộc đa số tuyệt đối của Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức (Điều 63, đoạn 2):

- “ Quyết định tín nhiệm của mỗi Viện Quốc Hội sẽ không có giá trị, nếu không đại diện được cho đa số các thành viên, hay nếu không áp dụng đa số các thành viên hiện diện, trừ khi Hiến Pháp đinh liệu một đa số đặc biệt nào khác” (Điều 64, đoạn 3 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

Điều đó cắt nghĩa tại sao có thể có được một Chính Quyền thiểu số được tín nhiệm (hay Chính Quyền không được đa số định sẳn ủng hộ).

Đó là trường hợp Chính Quyền được dựa trên hậu thuẩn các dân biểu của các chính đảng từ bên ngoài, hoặc được sự hỗ trợ của một vài nhóm dân biểu không trực tiếp tham gia vào Chính Quyền.

Trường hợp vừa kể có thể xảy ra khi các chính đảng trung lập hoặc cả đối lập với Chính Quyền đứng ra ủng hộ một vài chương tŕnh cá biệt nào đó.

Tuy nhiên đó là những trường hợp bất thường.

Điều 94 đoạn 3 chúng ta vừa đọc không hẳn chỉ bắt buộc Chính Quyền phải được tín nhiệm lúc khởi đầu hoạt động hành quyền của ḿnh, cho bằng đ̣i buộc Chính Quyền phải có một lực lượng đa số luôn luôn ủng hộ.

Như vậy Chính Quyền với hậu thuẩn của thiểu số trong Quốc Hội là Chính Quyền chỉ có thể quan niệm được trong một vài trường hợp cá biệt, đối với một vài vấn đề khẩn cấp nào đó, mà trong t́nh trạng nhất thời không t́m được sự đồng thuận của đa số.

Một Chính Quyền như vậy cần phải có được sự đồng thuận của đa số càng sớm càng tốt, do sự thoả thuận của các lực lượng chính trị trong Quốc Hội, nếu không, phương thức duy nhứt là giải tán Quốc Hội trước định kỳ, để cho cử tri đoàn quyết định tuyển chọn một lực lượng chính trị cân bằng mới cho đất nước.

II - Luật pháp và đường lối chính tri Quốc Gia

Luật pháp có liên quan đến chính hướng Quốc Gia là những đạo luật, qua đó Quốc Hội trực tiếp tham dự vào việc đinh hưóng đường lối chính trị Quốc Gia.

Trên thực tế hầu hết các đạo luật của Quốc Hội đều có tính cách định hướng hay chuẩn định lại chính hướng Quốc Gia:

- luật quốc hữu hoá, sau đi đă bồi thường tương xứng, các cơ xưởng liên quan đến các ngành phục vụ công ích thiết yếu,

- các đạo luật về an ninh công cộng,

- các đạo luật về quyền đ́nh công, ảnh hưởng đến tự do cá nhân, quyền lương bổng được thù lao tương xứng với lượng số và phẩm chất của việc làm, tăng giảm lợi tức và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế,

- các đạo luật điều hành mối tương quan giữa tổ chức Quốc Gia trung ương và Cộng Đồng Địa Phương, Vùng, Tỉnh, Quận, Làng Xă…

Tuy nhiên một số đạo luật của Quốc Hội liên hệ đến việc Quốc Hội tham dự trực tiếp và cấp thời vào việc thiết định các mục đích cần đạt được theo thứ tự ưu tiên và các phương tiện cần thiết để thực hiện:

- các đạo luật tiền liệu ngân sách hằng năm,

- các đạo luật về tài chánh,

- các đạo luật thiết định chương tŕnh kinh tế,

- các đạo luật chấp thuận các thỏa ước quốc tế,

- các đạo luật về ân xá phạm nhân … ( Barettoni Arlieri, Miti e realtà nei principi di contabilità pubblica, Giuffré, Milano 1986, 54).

1- Chúng ta thử duyệt xét những đạo luật có tính cách kinh tế, để xem mối tương quan giữa vai tṛ “chuẩn y hay bát bỏ ” luật pháp, nhiệm vụ chính yếu của Quốc Hội, và việc Quốc Hội tham gia vào đường lối chính trị Quốc Gia.

a) các đạo luật tiền liệu ngân sách hằng năm.

Đó là những đạo luật thiết định phân chia phương tiện tài chánh cho nhiều ngành quản trị của Chính Quyền, dân sự cũng như quân sự, tùy theo mục đích nhằm đạt được.

b) các đạo luật về tài chánh.

Nhằm sửa đổi hay bổ túc mỗi năm các phương thế có ảnh hưỏng đế công quỷ Quốc Gia và đến ngân quỷ các cơ xưởng công hay hổn hợp công tư trong các ngành phục vụ thiết yếu cho cuộc sống Quốc Gia.

Điều 81, đoạn 1 Hiến Pháp tuyên bố:

“ Lưỡng Viện Quốc Hội hằng năm chuẩn y ngân sách và cán cân chi thu được Chính Quyền tŕnh bày”.

Với việc sửa đổi, bổ túc và chuẩn y ngân sách tiền liệu hằng năm vừa kể, Quốc Hội bắt buộc Chính Quyền phải hành xử quyền lực của ḿnh trong giới mức và lănh vực được chấp thuận, cũng như với hiệu năng được tiền liệu.

Các đạo luật tiền liệu ngân sách và các đạo luật về tài chánh là những đạo luật được đưa ra nhằm xác định rỏ rệt , từ các chương tŕnh tổng quát và trừu tượng của Chính Quyền, các mục đích xă hội thiết thực, làm định điểm và phối hợp các hoạt động kinh tế tư cũng như công, quy chiếu để đạt đưọc mục đích, như Hiến Pháp chỉ định:

- “ Luật pháp xác định các chương tŕnh và các biện pháp kiểm soát thích ứng để hoạt động kinh tế công cũng như tư được quy hướng và phối hợp cho các mục đích xă hội ” (Điều 41, đoạn 3 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

c) Các đạo luật chuẩn y các chương tŕnh kinh tế.

Các chương tŕnh kinh tế là những dụng cụ để định hướng và phối hợp các hoạt động kinh tế công cnũg như tư nhằm mục đích xă hội:

- “ Sáng kiến kinh tế tư nhân là quyền tự do. Không ai có thể hoạt động kinh tế đi ngược lại lợi ích xă hội hay làm thiệt hại đến an ninh, tự do và phẩm giá con người. Luật pháp thiết định các chương tŕnh và kiểm soát thích ứng để hoạt dộng kinh tế công cũng như tư được định hướng và phối hợp nhằm lợi ích xă hội” (Điều 41, đoạn 1, 2 và 3, id.).

Nhưng thiết định chương tŕnh kinh tế là ǵ, đối với một Quốc Gia kinh tế tự do được đoạn 1, điều 41 xác định?

Điều ai cũng có thể xác nhận trước tiên khi đọc đoạn 1 của điều 41 đang bàn là chắc chắn các chương tŕnh kinh tế trong đường hướng chính trị Quốc Gia Nhân Bản và Dân Chủ, được Chính Quyền đưa ra và Quốc Hội chuẩn y tín nhiệm sau khi Chính Phủ được thành lập, sẽ không thể nào là các chương tŕnh kinh tế của các nước kinh tế chỉ huy và hợp tác xă của Cộng Sản, trong đó mọi phương tiện sản xuất đều do tổ chức Quốc Gia hay đảng Cộng Sản độc quyền trưng dụng.

Cách hành xử đần độn vừa kể, con người không có lợi thú để kích thích sáng kiến và nỗ lực chuyên cần, tiêu diệt sáng kiến hay “ Số Vốn Nhân Thức” ( Human Capital), đă đưa Liên Bang Sô Viết và các nước Cộng Sản Đông Âu đến phá sản, mạc rệp và lạc hậu ai cũng biết.

Trong một Quốc Gia kinh tế tự do, như chúng ta vừa đọc ở điều 41, đoạn 1, thiết định chương tŕnh kinh tế chỉ có ư nghĩa là định hướng và phối hợp các hoạt động kinh tế công cũng như tư nhân , nhằm đạt được mục đích xă hội (Điều 41, đoạn 3, id.).

Thiết dịnh chương tŕnh kinh tế có nghĩa là

- thiết định các luật lệ chắc chắn về thị trường,

- tránh tập trung độc quyền, làm tê liệt các nguyên tắc tự do kinh tế và tự do cạnh tranh.
- tạo ra mức quân b́nh bằng luật lệ giữa những ǵ bảo chứng cho hoạt động kinh tế tư nhân và định chế hoá các hoạt dộng kinh tế công ( D’Alberti, Considerazioni intorno all’art 41 della Costituzione, in AA.VV., La Costituzione economica. Propspettive di riforma dell’ordinamento economico, Giuffré, Milano 1985, 141s).

Dù sao đi nữa, trong một Quốc Gia kinh tế tự do, thiết định chương tŕnh kinh tế

- không phải là hậu quả của những đạo luật áp đặt lên đầu lên cổ, từ trên phán xuống,
- mà là đồ án được bàn cải với sự tham dự và đồng thuận của các chủ thể có liên hệ trong tiến tŕnh phát triển kinh tế: chương tŕnh kinh tế dân chủ.

Chương tŕnh kinh tế là kết quả của sự tham gia rộng răi các lực lượng kinh tế, chính trị, xă hội và cộng đồng địa phương, vùng, tỉnh, quận, xă ấp để xác định mục đích cần đạt được.

Các Cộng Đồng Địa Phương, Vùng, Tỉnh, Quận…có thể tham gia vào việc thực hiện chương tŕnh, bằng cách thiết lập các văn pḥng tương tợ như trung ương và trong một vài lằn mức nào đó, cũng có thể thực hiện các chương tŕnh trong những lănh vực cá biệt mà ḿnh có khả năng và điều kiện hơn, canh nông, du lịch, thiết kế đô thị… chẳng hạn.

Và sau nhiều cuộc hội thảo, hỏi ư kiến và bàn cải đó, chính Quốc Hội là cơ quan sau cùng sẽ đúc kết và thiết định thứ tự ưu tiên trước sau của các mục đích cần thực hiện ( Marino, Aspetti giuridici della programmazione: programmazione e mete sociali, in Dir. e Soc., 1990, 21s).

2 – Các đạo luật liên quan đến việc đồng thuận hiệu lực hóa các thoả ước quốc tế

cũng là những đạo luật hướng dẫn chính hướng Quốc Gia của Quốc Hội trong đường lối chính trị đối ngoại.

Các thoả ước thường th́ được bắt đầu bằng các cuộc thương thuyết của cơ quan ngoại giao với Quốc Gia hay tổ chức quốc tế.

Kế đến thoả ước được cả hai bên đồng thuận kư kết.

Sau đó được hiệu lực hoá ( hay được Quốc Hội đồng thuận chuẩn y) và được Tổng Thống, Vị Nguyên Thủ Quốc Gia ấn kư và trao đổi với cơ quan liên hệ ngoại quốc, hoặc được chuyển giao cho một Quốc Gia thứ ba, được đặc trách ǵn giữ.

Các thoả ước chỉ có hiệu lực khi được các Quốc Gia liên hệ đồng thuận chấp nhận (ratifié).

Các thoả ước

- có tính cách chính trị,

- có tiền liệu cơ quan trọng tài hay các điều khoản luật pháp,

- thay đổi lằn ranh lănh thổ,

- liên quan đến đến gánh nặng tài chánh phải trang trải hoặc sửa đổi luật pháp Quốc Gia để thích ứng và áp dụng cả ơ nội địa, cần phải được Quốc Hội cho phép ( Lippolis, La Costituzione italiana e la formazione dei trattati interanzionali, Rimini 1989, 41s).

- “Quốc Hội Lưỡng Viện cho phép sự đồng thuận chấp nhận các thoả ước quốc tế bằng luật pháp, nếu các thoả ước đó mang tính cách chính trị, hay tiền liệu cơ quan trọng tài hoặc định chế luật pháp, hoặc có liên hệ đến việc thay đổi đất đai, các gánh nặng tài chánh phải trang trải hay sửa đổi luật pháp” (Điều 80, id.).

Trước những vấn đề quốc tế quan trọng như vậy, Hiến Pháp xác định Quốc Hội phải cộng tác với Chính Quyền để định hướng và quyết dịnh những ǵ phải thực hiện. Hiến Pháp giao cho Quốc Hội, cơ chế dân cử, là tiếng nói đại diện cho dân, mới có quyền quyết định tối hậu đưa đến việc cho phép thi hành và tạo hiệu lực bắt buộc phải tuân theo ở nội địa.

3 – Các đạo luật ân xá hay giảm án.

- “Ân xá ( amnistia) và giảm án ( indulto) được ban cho bằng đạo luật được 2 / 3 số phiếu thành viên của mỗi Viện Quốc Hội chấp thuận, đối với mỗi điều khoản của đạo luật và với cuộc bỏ phiếu chung kết” (Điều 79, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

Với điều khoản luật hiến pháp vừa kể, Quốc Hội có toàn quyền tùy theo nhu cầu chính trị của đất nước ban ân xá hay giảm án đối với những loại tội trạng nào Quốc Hội thấy cần có thái độ khoan hồng, để điều hành cuộc sống của đất nước.

Với điều kiện gia trọng với đa số 2/3 vừa kể, Hiến Pháp đ̣i buộc phải hội đủ điều kiện để có thể chuẩn y từng điều khoản cũng như cuộc bỏ phiếu chung kết, cho thấy Hiến Pháp muốn tạo lằn mức để ngăn chận những việc ban ân xá hay giảm án thường xăy ra, mà không có lư do chính đáng.

4 – Các đạo luật về tuyên bố chiến tranh.

- “Quốc Hội Lưỡng Viện tuyên bố t́nh trạng chiến tranh và giao cho Chính Quyền các quyền lực cần thiết ” (Điều 78, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

- “Tổng Thống là vị Lănh Đạo Quân Đội, chủ toạ Hội Đồng Quốc Pḥng Tối Cao được thiết lập theo luật định, tuyên bố t́nh trạng chiến tranh đă được Quốc Hội xác nhận” (Điều 87, id.).

Như vậy Hiến Pháp quy trách cho Quốc Hội, cơ quan dân cử trực tiếp đại diện cho ư muốn của dân chúng, có quyền quyết định t́nh trạng chiến tranh, một biến cố quan trọng như vậy đối với cuộc sống Quốc Gia.

Điều vừa kể cho thấy vai tṛ quan trọng của Quốc Hội trong việc định hướng đường lối chính trị Quốc Gia.

Trong Đại Nghị Chế, cơ quan quyết định hoà hay chiến không phải là Chính Quyền, mà chính Quốc Hội, cơ quan dân cử trực tiếp và trực tiếp đại diện cho dân chúng, có quyết định liên quan đến đời sống của dân chúng.


Tuy nhiên như chúng ta biết Ư Quốc là một Quốc Gia loại trừ chiến tranh như là dụng cụ làm tổn thương đến tự do của các dân tộc khác, cũng như là dụng cụ để giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế:

- “Quốc Gia Ư khước từ chiến tranh như là dụng cụ làm tổ thương đến tự do của các dân tộc khác, và như phương tiện để giải quyết các mối tranh chấp quốc tế; trong điều kiện b́nh đẳng với các Quốc Gia, Ư Quốc đồng thuận chấp nhận các giới hạn cần thiết quyền tối thượng của ḿnh để tạo nên một định chế bảo đảm hoà b́nh và công chính giữa các Quốc Gia, khuyến khích và dành mọi đặc quyền cho các tổ chức nhằm mục đích vừa kể ” (Điều 11, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

Điều đó cho thấy chiến tranh chỉ được cho phép là loại chiến tranh tự vệ và là một sự lựa chọn bất đắc dĩ.

Hiến Pháp ủy thác cho Quốc Hội khả năng giao cho Chính Quyền các quyền lực cần thiết để đối phó với chiến tranh, chớ không phải Chính Quyền tự ư hành xử quyền lực nào và bao nhiêu tùy hỷ.

Bởi lẽ trong khi hành xử quyền lực đối phó với chiến tranh, chắc chắn Chính Quyền có thể giới hạn một số quyền căn bản của con người, giá trị tối thượng và bất khả nhượng ( tự do di chuyển, tự do cư trú trên mọi phần đất của Quốc Gia, tự do và bí mật thư tín…)được Hiến Pháp tuyên bố trong suốt 13 điều khoản đầu tiên và khai triển thêm cho đến điều 54, trước khi đề cập đến thể thức tổ chức các cơ chế.

Một lần nữa cho thấy vai tṛ lănh đạo của Quốc Hội trong Đại Nghị Chế, đối với đường lối chính trị Quốc Gia.

III - Định hướng, kiểm soát và thông tin.

1) Tiến tŕnh định hướng.

Mối tương giao tín nhiệm giữa Quốc Hội và Chính Quyền là mối tương giao sống động,

- một đàng v́ chương tŕnh chính trị căn bản dựa vào đó Chính Quyền nhận được sự tín nhiệm của Quốc Hội luôn luôn phải được xác tính rỏ ràng, bổ túc và thay đổi,
- đàng khác hoạt động định hướng đường lối chính trị của Quốc Hội, đường hướng chính trị mà Hành Pháp có bổn phận phải thực hiện, phải luôn luôn được Quốc Hội kiểm soát.

Do dó ngoài những đạo luật để luôn luôn cập nhật, chuẩn định và hướng dẫn chính hướng đối với Hành Pháp, Quốc Hội c̣n có những động tác đi sát thực tế để hướng dẫn chính hướng:

kiến nghị và quyết định.

a) Kiến nghị:

là động tác được một chủ tịch của một nhóm dân biểu hay ít nhứt là một nhóm 10 dân biểu, hoặc 8 thượng nghị sĩ yêu cầu Quốc Hội đưa ra văn thư về một vấn đề nào đó đối với hoạt động của Chính Quyền, mà các ông cho là cần được làm sáng tỏ (Điều 110 Nội Quy Hạ Viện Ư và điều 157 Nội Quy Thượng Viện.

b) Quyết định :

là động tác của một ủy ban đặc trách liên hệ đệ tŕnh lên Hạ Viện tỏ ư định hướng hay xác định đường lối phải theo đối với những vấn đề đặc biệt nào đó.

Quyết định cũng có thể được bỏ phiếu trong nội bộ ủy ban, theo lời đề nghị của một thành viên, đối với những vấn đề không cần phải báo cáo với Quốc Hội.

Trong phần bàn cải, có thể đại diện của Chính Quyền được mời tham dự, để biết được ư kiến của Quốc Hội hay Ủy Ban liên hệ của Quốc Hội.

Tính cách hữu hiệu của các quyết định cần được đặt vào mối tương quan tín nhiệm giữa Quốc Hội và Chính Quyền.

Nói cách khác, sau khi quyết định được đệ tŕnh, Chính Quyền phải có phương cách hành xử thoả đáng theo nội dung của quyết định, nếu không muốn gặp phải vấn đề với Quốc Hội sau nầy-

Nếu Chính Quyền không thực thi đường lối chỉ định của Quốc Hội, Chính Quyền vấp phải việc thiếu tuân hành đ̣i buộc của Hiến Pháp, buộc Chính Quyền phải hoạt động thích ứng trong mối tương giao tin nhiệm giữa Quốc Hội và Chính Quyền.

Từ đó Quốc Hội có thể rút ra hậu quả để đi đến kết luận, quy trách cho Chính Quyền và có thể đưa đến hậu quả bất tín nhiệm.

2) Kiểm soát và thông tin.

Trong Đại Nghị Chế, Chính Quyền luôn luôn bị đặt dưới sự kiểm soát của Quốc Hội đối với các hoạt động chính trị và quản trị của ḿnh, bởi v́ trao cho Chính Quyền sự tín nhiệm của ḿnh lúc ban đầu, Quốc Hội bắt buộc Chính Quyền phải hành xử, chăm lo thực hiện chính đường lối chính trị đă được thoả thuận ( Patrono, Informazione e informativa in Parlamento, in AA.VV.,

L’informazione parlamentare, Cedam, Padova 1983, 59s).

Như vậy Quốc Hội phải được đặt ở vị thế có thể biết được rơ ràng ngay đến cả chi tiếc về các hành động của Chính Quyền và các cơ quan thuộc hệ, để có thể phán đoán xem Chính Quyền có đang thực thi đường hướng chính trị Quốc Gia đă được đồng thuận với Quốc Hội, và cũng là đồng thuận với nhu cầu và ước muốn của dân chúng hay không.

Như vậy thông tin và kiểm soát là hai động tác gắn liền chặc chẻ nhau, bởi v́ để có thể phán đoán hoạt động của Chính Quyền, Quốc Hội cần phải biết được ( thông tin) Chính Quyền đang làm ǵ, làm đến đâu và làm bằng cách nào ( Amato, L’ispezione politica del Parlamento, Giuffré, Milano 1968,2s).

Các phương thế để Quốc Hội có thể được thông tin và có thể kiểm soát Chính Quyền gồm: đặt câu hỏi, chất vấn, điều tra.

a) Đặt câu hỏi :

Chỉ là những câu hỏi, có thể do một nghị viên đặt ra bằng thư viết gởi đến Chính Quyền hay đến một Bộ Trưởng, để biết

- sự việc thực hư,

- Chính Quyền có biết được tin tức mà nghị viên nghe nói đến không,
- có thật Chính Quyền đang có ư định chuyển đến Quốc Hội các tài liệu hay tin tức mà ḿnh nhận được chăng,

- Chính Quyền đang có ư định đáp ứng thích hợp cho vấn đề được đặt ra hay không.

Và câu trả lời của Chính Quyền, có thể:

- trả lời cho Hạ Viện, theo lời yêu cầu của nghị viên,

- trả lời cho Thượng Viện, theo chỉ thị của Chủ Tịch Thượng Viện, đă thoả thuận với nghị viên đưa ra câu hỏi,

- trả lời cho ủy ban liên hệ với vấn đề,

- trả lời bằng thư từ hoặc thân hành đến tường tŕnh, theo lời yêu cầu của nghị viên.

Chính Quyền cũng có thể tuyên bố rằng ḿnh không thể trả lời hoặc xin dời ngày trả lời lại vào một ngày nào khác được xác định.

b) Chất vấn :

Là câu hỏi được viết ra gởi đến Chính Quyền hay đến một Bộ Trưởng về lư do hay ư định hành xử của Chính Quyền liên quan đến vấn đề thuộc những khía cạnh của đường lối chính trị Quốc Gia.

Câu chất vấn được đặt ra có tầm quan trọng và liên hệ trực tiếp hơn về hoạt động thực hiện đường lối chính trị.

Và như vậy, nếu nghị viên hay nhóm nghị viên đặt ra các câu chất vấn tuyên bố không thoả măn về các câu trả lời của chính quyền, cuộc chất vấn có thể biến thành kiến nghị và lôi cuống cả Quốc Hội bàn cải và bỏ phiếu về cách hành xử của Chính Quyền ( Pace, Il potere di inchiesta delle Assemblee legislative, Giuffré, Milano 1973).

c) Điều tra :

Cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện đều có quyền mở cuộc điều tra về cách thi hành đường lối chính trị Quốc Gia đă được đồng thuận trước Quốc Hội, khi Chính Quyền mới được thành lập và đến xin Qưốc Hội tín nhiệm, hoặc đường lối chính trị hằng năm, được Quốc Hội chuẩn y qua các đạo luật về ngân sách, tài chánh, thiết định chương tŕnh kinh tế, được đề cập ở trên:

- “ Mỗi Viện Quốc Hội có quyền mở cuộc điều tra về những vấn đề liên quan đến lợi ích chung”.

- “Để thực hiện các cuộc điều tra, Quốc Hội chọn giữa các thành viên ḿnh một ủy ban điều tra thế nào thể hiện được tỷ lệ của các nhóm nghị sĩ khác nhau. Ủy ban điều tra tiến hành các cuộc điều tra và cứu xét, có quyền hạn và bị giới hạn như cơ quan tư pháp ” (Điều 82, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

Các Viện Quốc Hội cũng có thể tuyên bố kết quả của cuộc điều tra bằng một đạo luật hay bằng một nghị định chung .

Và như vậy đối với những vấn đề phúc tạp hay có tính cách chính trị, cả hai Viện Quốc Hội cũng có thể thành lập một Ủy Ban Điểu Tra Lưỡng Viện.

IV - Nghị quyết bất tín nhiệm:

Các Viện Quốc Hội có thể tuyên bố chấm dứt mối tương quan giữa Quốc Hội và Chính Quyền, với việc chấp nhận nghị quyết bất tín nhiệm đối với Hành Pháp.

Do việc chấp thuận nghị quyết bất tín nhiệm vừa kể, chỉ cần một Viện Quốc Hội cũng đủ, Chính Quyền phải đệ tŕnh đơn từ chức lên Tổng Thống và như vậy mở ra giai đoạn Chính Phủ bị khủng hoảng, theo tinh thần điều 94, đoạn 1, chúng ta đă có dịp đọc ở trên:

- “ Chính Quyền phải được sự tín nhiệm của hai Viện Quốc Hội ” (Điều 94, đoạn 1, id.).

Việc mối tương quan tín nhiệm giữa Quốc Hội và Chính Quyền bị mất đi là v́ thành phần đa số trong Quốc Hội ủng hộ Chính Quyền đă thay đổi ( ví dụ một vài chính đảng không c̣n ủng hộ nữa), hay v́ mối bất đồng giữa thành phần đa số và Chính Quyền đă đến lúc không thể hàn gắn được nữa.

Điều 94 đặt điều kiện là nghị quyết bất tín nhiệm của Quốc Hội đối với Chính Quyền phải có lư do và cuộc bỏ phiếu để đi đến nghị quyết phải được bỏ phiếu bằng cách điểm danh:

- “ Mỗi Viện Quốc Hội đồng thuận chấp nhận hay từ chối tín nhiệm bằng một nghị quyết có lư chứng và được bỏ phiếu bằng thể thức điểm danh” (Điều 94, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

Ngoài ra dự thảo để đưa đến nghị quyết bất tín nhiệm phải được ít nhứt 1/10 thành viên Hạ Viện kư tên và không thể được đem ra bàn cải trước 3 ngày, kể từ ngày dự thảo được tŕnh lên Quốc Hội.

Hành xử như vậy, Hiến Pháp có ư tránh việc bỏ phiếu bất ngờ và vấn đề chưa được đa số thành viên Quốc Hội suy nghĩ chính chắn:

- “ Dự thảo nghị quyết bất tín nhiệm phải được ít nhứt 1 /10 thành viên Hạ Viện kư tên và không thể đem ra bàn cải trước ba ngày, kể từ ngày đệ tŕnh ” (Điều 94, đoạn 5, id.).

C̣n nữa nghị quyết bất tín nhiệm Chính Quyền phải liên quan đến cả đường lối thực hiện chính trị của Chính Quyền chớ không chỉ liên hệ đến một chương tŕnh hay dự án nào đó:

- “ Phiếu bất đồng của một hay cả hai Viện Quốc Hội về một đề nghị nào đó của Chính Quyền, không bắt buộc Chính Quyền phải từ chức” (Điều 94, đoạn 4, id.).

Phiếu bất tín nhiệm của Quốc Hội cũng có thể được phát biểu đối với một Bộ Trưởng, nếu Quốc Hội cho là vị Bộ Trưởng đó chịu trách nhiệm.

Trong trường hợp bị mất tín nhiệm đối với Quốc Hội, trong Đại Nghị Chế, Chính Quyền phải từ chức, hay cất chức vị Bộ Trưởng có trách nhiệm như trường hợp vừa đề cập.

Nếu Chính Quyền không chịu từ chức, Tổng Thống có nhiệm vụ thu hồi chức vụ Chính Quyền để lập thiết lại tính cách hợp hiến theo tinh thần của điều 94, đoạn 1 đang bàn.

Vấn đề tín nhiệm hay bất tín nhiệm của Quốc Hội đối với Chính Quyền là dụng cụ hữu hiệu để vượt thắng được thành phần thiểu số cố chấp cản trở trong Quốc Hội và để có được những quyết định kịp thời để định hướng và sửa chữa và bổ túc đường lối chính trị Quốc Gia ( Traversa, Il Parlamento nella Costituzione e nella prassi, Giuffré, Milano 1989, 382).

Trong Đại Nghị Chế, Quốc Hội là cơ quan dân cử, tiếng nói của dân chúng cho biết cách quản trị Quốc Gia của Chính Quyền có đang đáp ứng lại nhu cầu và ước vọng của con người và của cuộc sống Quốc Gia hay không.

Quốc Hội đồng thuận hay bất tín nhiệm Chính Quyền, không phải v́ Chính Quyền cai trị theo đường lối của Đảng hay không ( hay Đảng trị ), mà là có đang đáp ứng lại nhu cầu và ước vọng của dân chúng hay không.