Wednesday, March 20, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

Hăy nói 'không" với "người cộng sản chính hiệu", nghệ sĩ Kim Chi!

 

 

Lê Diễn Đức - Tôi muốn gửi thông điệp qua bài viết này không chỉ tới NS Kim Chi mà tới tất cả những ai đang mang thương hiệu "đảng viên ĐCSVN". Hăy dứt ḿnh ra khỏi cơn mộng mị. Nếu không đủ can đảm, công khai ra khỏi đảng như nhà văn, đại tá Phạm Đ́nh Trọng hay các ông Tô Hoài Nam (Khánh Hoà), Nguyễn Chí Đức (Hà Nội), Nguyễn Thanh Hảo (Nghệ An), v.v... th́ ít nhất hăy đoạn tuyệt với hai chữ "Cộng Sản" trong tư tưởng để trở về con người b́nh thường, lương thiện...

 

*

Nghệ sĩ Kim Chi vừa qua đă làm sôi động dư luận, khi bà viết thư cho Hội Điện Ảnh từ chối làm thủ tục đề nghị Thủ tướng khen thưởng. Bà nói: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ kư của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương v́ cảm giác ḿnh bị xúc phạm”.

 

Nghệ sĩ cần lên tiếng trước việc nước

 

Năm 2009, vào thời gian trang Bauxite Việt Nam kêu gọi kư tên vào kiến nghị gửi lănh đạo nhà nước Việt Nam (VN) phản đối dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, tôi có viết bài "Nghệ sĩ cần lên tiếng trước việc nước" trên BBC Việt ngữ.

 

Bài viết nói về Zimerman, người Ba Lan sống ở Thụy Sĩ, một trong những nghệ sĩ dương cầm hiện đại nổi tiếng nhất hiện nay, đă đoạt giải nhất cuộc thi quốc tế mang tên Frédéric Chopin vào năm 1975. Trong buổi tŕnh diễn ngày 27/4/2009 tại Cung hoà nhạc "Walt Disney Concert Hall" ở Los Angeles, ông đă lên án việc tù nhân bị tra tấn tại Guantanamo và kế hoạch xây dựng lá chắn chống hoả tiễn của Mỹ tại Ba Lan.

 

Mặc dù được thính giả Mỹ ái mộ rộng răi, Zimerman nói "tôi không muốn chơi nhạc ở một đất nước mà quân đội muốn kiểm soát toàn thế giới". Tờ "Los Ageles Times" cho rằng Ziermen "tẩy chay" Mỹ, v́ ông nói đây là chuyến lưu diễn cuối cùng tại Mỹ. Ông cũng nói, ông lên tiếng không phải với tư cách của người nghệ sĩ mà trước hết là của một con người.

 

Từ sự kiện này, ṭ ṃ rà danh sách những người kư tên phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên, tôi thấy dường như vắng bóng các khuôn mặt từ giới nghệ sĩ sân khấu-điện ảnh và showbiz của VN. V́ thế, tôi đặt câu hỏi: "Họ không biết ǵ về bản kiến nghị, hay là vô cảm trước số phận của mảnh đất Tây Nguyên?".

 

Hậu quả nặng nề của dự án khai thác bauxite giờ đây đè nặng lên vai của nhân dân trước hết thuộc trách nhiệm những người điều hành đất nước đă đành, nhưng có cả phần trách nhiệm của giới tinh hoa.

 

Chính v́ tinh thần phản kháng của giới tinh hoa nói riêng và của xă hội nói chung chưa đủ mạnh, nên ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn "triều kiến" (chữ của tờ "Finance Times") Trung Quốc món thầu trọn gói với số tiền đầu tư được thông báo dưới 10 ngàn tỷ đồng (khoảng 500 riệu USD) để không quá mức phải được quốc hội chấp thuận. Thế nhưng trong tiến tŕnh thi công đă phải đầu tư bổ sung hàng trăm triệu đôla cho các hạng mục cơ sở hạ tầng không được (?) đưa vào dự toán, đến nay vẫn tiếp tục nảy sinh bê bối, ước tính mỗi năm lỗ 35 triệu đôla và không biết bao giờ có lăi!

 

T́nh trạng bàng quan với chính trị, mũ ni che tai, chỉ chăm chú tỉa tót bộ lông cánh của ḿnh, thậm chí hạ thấp nhân cách tới mức lố bịch, là lối sống bao trùm lên giới có học thức, văn nghệ sĩ và showbiz ở VN.

 

V́ thế, tiếng nói thẳng thắn hiếm hoi của nghệ sĩ (NS) Kim Chi có sức lan toả, thức tỉnh xă hội, được dư luận cảm phục, trân trọng.

 

Trên trang Facebook tôi đă hai lần đưa h́nh ảnh NS Kim Chi với những lời b́nh luận thiện cảm và quư mến, nhưng chừng mực, không tung hứng thái quá.

 

Tuy nhiên, nghe NS Kim Chi trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ, ḷng tôi bị chùng xuống, khi nghe bà nói bà là "một người cộng sản chính hiệu".

 

Tôi tin NS Kim Chi nói thật, không có vẻ để che chắn, tự vệ, v́ bà nói ngay cả việc dựng tai nạn xe để bà chết, th́ "từng đi chiến trường 10 năm, 'không sợ chết với bom đạn', bà coi mọi cái nhẹ như lông hồng”.

 

Xác định là "một người cộng sản chính hiệu", NS Kim Chi không hề làm giảm đi sự mến phục của tôi đối với bà, nhưng tôi thấy cần chia sẻ đôi điều.

 

Người cộng sản là ai?

 

Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đă đưa ra một định nghĩa chuẩn: "Người cộng sản là ai? Là người đọc Marx và Lenin. C̣n người chống cộng sản là ai? Là người hiểu Marx và Lenin".

 

Cố Thủ tướng Anh Quốc, Winston Churchill, nhận xét tinh tế: "Người cộng sản như cá sấu, khi há miệng, chúng ta không biết nó cười hay muốn ăn tươi nuốt sống ta".

 

NS Kim Chi, như đa phần đảng viên khác trong số hơn 3 triệu, rất có thể chưa đọc một cuốn sách kinh điển nào của Marx và Lenin về chủ nghĩa cộng sản (CNCS), mà chỉ nghe qua bộ máy tuyên truyền của ĐCSVN. Chưa đọc th́ chưa thể là "người CS chính hiệu", nói ǵ đến hiểu được bản chất của nó.

 

NS Kim Chi chắc cũng chưa đọc cuốn "Le Livre noir du communisme" (tạm dịch: "Sách đen về CNCS") phát hành tại Pháp năm 1997, được dịch ra nhiều thứ tiếng và đă bán được gần 1 triệu bản cho đến năm 2001.

 

"Sách đen về CNCS" được viết bởi các nhà nghiên cứu và chuyên gia châu Âu, trong đó có nhiều cựu đảng viên đảng CS, dựa trên các tài liệu được bạch hoá từ lưu trữ mật của KGB, an ninh Liên Xô. Ở phần kết luận viết: "Các chế độ CS đă biến tội ác hàng loạt thành một h́nh thức chính thể và ước tính khoảng 94 triệu người đă bị giết dưới các chế độ CS, cao hơn cả dưới chế độ phát xít".

 

Số người chết được đưa ra như sau: 65 triệu ở Trung Quốc, 20 triệu ở Liên Xô; 2 triệu ở Campuchia; 2 triệu ở Bắc Triều Tiên; 1,7 triệu ở châu Phi; 1,5 triệu ở Afghanistan; 1 triệu ở các nước CS Đông Âu; 1 triệu ở VN; 150 ngàn ở Mỹ Latinh; 10 ngàn chết "v́ hành động của phong trào CS quốc tế"...

 

Con số nạn nhân của CNCS vẫn c̣n gây tranh căi, nhưng chỉ cần một phần nhỏ thôi (ví dụ, ở VN, hàng trăm ngàn người bị đấu tố nhục h́nh và giết oan trong Cải cách Ruộng đất) cũng đă chứng minh tội ác của CNCS khủng khiếp như thế nào.

 

Vào ngày 25/01/2006, Hội đồng châu Âu, cơ quan dân cử của 46 quốc gia châu Âu, trong cuộc họp thường niên, 153/317 thành viên đă bỏ phiếu thông qua Nghị quyết 1481, lên án CNCS và đồng nhất CNCS với tội ác chống lại loài người.

 

Ở Ba Lan, nơi tôi học tập, trưởng thành trong chế độ CS và chứng kiến sự sụp đổ của nó, hiến pháp dân chủ ra đời năm 1997 đặt CNCS bên cạnh CN phát xít, CN phân biệt chủng tộc và cấm mọi h́nh thức tuyên truyền hoạt động đối với các CN này.

 

Là một học thuyết ngoại lai, CNCS được Hồ Chí Minh du nhập vào VN trong thế kỷ trước, đă bị phá sản hoàn toàn ngay trong cái nôi sinh ra nó.

 

Thiết nghĩ, có thể đă đủ để NS Kim Chi thấy rằng, chằng hay ho ǵ khi nhận ḿnh là "người CS chính hiệu". Chả lẽ một người tử tế lại muốn làm tín đồ trung thành của một chủ nghĩa tội ác?

 

Đă đến lúc dừng lại sự mù quáng, mải miết đi t́m CNCS, được xem như là chân trời, đi măi chẳng bao giờ tới, được giễu cợt trong các chuyện tiếu lâm ở Ba Lan.

 

"Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng"

 

NS Kim Chi thuộc thế hệ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà ḷng phơi phới dậy tương lai", giống như tôi và bè bạn hồi học lớp 10, mặc dù biết sẽ được đi học ở nước ngoài, vẫn rủ nhau chích máu kư vào đơn xin đi bộ đội, với niềm tin rằng "Không có ǵ quí hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", như lời Hồ Chí Minh kêu gọi năm 1966, khi máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá thủ đô Hà Nội.

 

Cũng giống như Dương Thị Minh Quư, vợ của nhà thơ Bùi Minh Quốc, chia tay chồng, con nhỏ, t́nh nguyện vào chiến trường miền Nam và đă hy sinh ở tuổi thanh xuân.

 

Đă có hàng triệu người hăng hái như thế trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Họ lên đường hầu hết không phải v́ yêu ĐCSVN hay CNCS mà xuất phát từ ḷng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm.

 

Nhưng, mấy thập niên sau chiến tranh, đất nước thống nhất, tất cả bỗng nhận ra rằng, cả dân tộc đă ngộ nhận, cả tin ngây thơ, bị ĐCSVN dẫn vào một cuộc lừa mị vô tiền khoáng hậu. Nhà thơ Bùi Minh Quốc xót xa:

 

Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi

Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho ḿnh

Và thế cứ dấn thân vào lửa dội

Em nghĩ ǵ sau cặp mắt kiên trinh?

 

Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?

Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở

Quay mặt vào đâu cũng phải gh́m cơn mửa

Cả một thời đểu cáng đă lên ngôi

 

Ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, cùng thế hệ với bà Kim Chi, cay đắng:

 

"Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đă góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đă vô t́nh đem lại sự đau khổ hiện nay".

 

Trong "Thư đầu năm gửi nghệ sĩ ưu tú Kim Chi", ông Lê Hiếu Đằng, một người đă nếm mật nằm gai cùng bà Kim Chi ở rừng núi chiến khu, viết:

 

"Tuổi trẻ chúng ta (...) rời bỏ trường học, gia đ́nh, nếp sống êm ấm để vượt Trường Sơn, để vào chiến khu, để đấu tranh trong ḷng các đô thị và đă có nhiều đồng đội, đồng chí chúng ta đă nằm xuống vĩnh viễn (...) – để rồi chúng ta có một xă hội như ngày nay sao? Lư tưởng chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, cho một xă hội công bằng, dân chủ và tiến bộ đă bị phản bội. Ai tự diễn biến và ai phản bội ai? T́nh h́nh thực tế hiện nay đă phơi bày tất cả, không ai có thể dùng bạo lực, trấn áp để lấp liếm, che đậy được. Thế hệ chúng ta và nhiều thế hệ khác, dù miền Bắc hay miền Nam đều sống trong bi kịch: chết trên chiến trường, chết trong tù ngục… để rồi bây giờ chứng kiến cảnh đất nước tụt hậu trở về với “chủ nghĩa tư bản man rợ”, giẫm đạp lên nhau mà sống của thời kỳ mông muội của con người".

 

NS Kim Chi chắc chắn hiểu rơ t́nh trạng đất nước hôm nay trước chủ quyền bị đoạ, nạn tham nhũng xói ṃn tiềm lực của dân tộc, huỷ hoại các giá trị đạo đức, cái Thiện bị cuộc chơi tiền-quyền chà đạp, cái Ác lên ngôi. Có lẽ chính v́ thế, bà mới cảm thấy bị xúc phạm nếu trong nhà có chữ kư khen thưởng của "một kẻ đang làm nghèo đất nuớc, làm khổ nhân dân".

 

Tuy nhiên, NS Kim Chi vẫn chưa thoát khỏi năo trạng bị nhồi nhét về CNCS, cái mà nhà nước CSVN vẫn cố bám và lợi dụng làm phương tiện che giấu sự hoạt động của một hệ thống chính trị không c̣n "do dân v́ dân", với những phe nhóm trục lợi nhờ độc quyền và đặc quyền, không có một chút liên hệ ǵ tới các nguyên tắc của lư thuyết chủ nghĩa CS nữa.

 

Thậm chí cho rằng, lư tưởng CS tốt đẹp về mặt lư thuyết, và NS Kim Chi muốn là "người CS chính hiệu" trong nội hàm của ư nghĩa này, th́ bà cũng nên hiểu rằng, bà vẫn u mê.

 

Richard Pipes, sử gia Mỹ, nhà xô-viết học, đă nói:

 

"CS rao giảng những lư tưởng tiến bộ, liên tiếp làm đẹp ḷng giới trí thức. Các nhà khoa học xă hội sống trong thế giới của lư tưởng và rất thích tưởng tượng rằng, CNCS sẽ tuyệt vời nếu trở thành hiện trong cuộc sống. Thế nhưng không ai khác, họ bị lạc vào không tưởng và tách ra khỏi thực tế...".

 

Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh, hiện sống ở Sài g̣n, đă đưa ra một đúc kết:

 

"Một người thông minh & lương thiện th́ không thể cộng sản,

Một người thông minh mà cộng sản th́ không thể lương thiện, &

Một người lương thiện mà cộng sản th́ chắc chắn không thông minh".

 

Lời kết

 

Thực ra suy nghĩ của NS Kim Chi khá phổ biến trong hàng ngũ đảng viên ĐCSVN. nhất là với thế hệ ở độ tuổi trên 60.

 

Tôi muốn gửi thông điệp qua bài viết này không chỉ tới NS Kim Chi mà tới tất cả những ai đang mang thương hiệu "đảng viên ĐCSVN". Hăy dứt ḿnh ra khỏi cơn mộng mị. Nếu không đủ can đảm, công khai ra khỏi đảng như nhà văn, đại tá Phạm Đ́nh Trọng hay các ông Tô Hoài Nam (Khánh Hoà), Nguyễn Chí Đức (Hà Nội), Nguyễn Thanh Hảo (Nghệ An), v.v... th́ ít nhất hăy đoạn tuyệt với hai chữ "Cộng Sản" trong tư tưởng để trở về con người b́nh thường, lương thiện.

 

© 2013 Lê Diễn Đức - RFA Blog