
Ngày 10/02/1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng lên làm cuộc Tổng
Khởi Nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập cho Dân Tộc. Đây
là cuộc Tổng Khởi Nghĩa lịch sử đă đưa một đảng chính trị đầu
tiên vào cửa chính của lịch sử mở màng cho công cuộc đấu tranh
v́ độc lập dân tộc, v́ tự do dân chủ và v́ hạnh phúc toàn dân.
Cuộc Tổng Khởi Nghĩa thất bại, nhưng đă lưu lại tấm gương yêu
nước sáng ngời cho bao thế hệ đời sau noi gương chiến đấu để bảo
vệ và xây dựng tổ quốc. Nhân kỷ niệm ngày Tổng Khởi Nghĩa lần
thứ 85 của VNQDĐ, chúng tôi ghi lại diễn tiến cuộc Tổng Khởi
Nghĩa làm rung chuyển chế độ thực dân Pháp và mở đầu cuộc cách
mạnh dân quyền tự do cho dân tộc Việt Nam :
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Tổng Khởi Nghĩa ngày 10-2-1930
I – Vụ ám sát Bazin trùm mộ phụ đồn điền cao su
Vào khỏang thập niên 1920, thực dân Pháp bóc lột xương máu người
Việt Nam đến tận xương tủy, họ khai thác những đồn điên cao su ở
Nam Việt, Cao Mên, Lào và các hải đảo Nouvelles Calédonies và
Nouvelles Hébrides. Những đồn điền này ở chốn rừng sâu nước độc.
Hai trùm mộ phu khét tiếng là Bazine và Weil để cung cấp nô lệ
phu đồn điền.
Cách mộ phu của họ là h́nh thức bắt cóc, họ thuê một số lưu manh
côn đồ người Việt làm tay sai, đặt pḥng mộ ở khắp nơi và theo
số người mộ được họ được tiền thưởng tương xứng. Những tên lưu
mộ phu này v́ muốn mộ được nhiều người nên đả dùng thủ đoạn dụ
dỗ đến bắt cóc bỏ thuốc mê cho nên thời kỳ đó c̣n gọi là “phong
trào Mẹ Ḿn”. Sơn lam chướng khí ở các đồn điền cao su làm cho
mọi người khiếp sợ, ra khi không có ngày về và dân chúng kỳ đó
có câu thơ:
“Ra đi bỏ mạng Nam Kỳ
Thân anh bón cỏ, xanh ŕ ngoài uông!”
Bazin là tên hung ác cung cấp dân phu cho bọn chủ đồn điền.
Phong trào “Mẹ Ḿn” của Bazin gây không biết bao nhiêu cảnh
huống gia đ́nh tan nát: Chồng bỏ vợ, cha bỏ con, anh em xa ĺa,
cha mẹ mất con. Tất cả những hành động vô nhân đạo ấy lại được
bạo quyền thực dân Pháp che chở, dân t́nh ta thán không biết kêu
cứu vào đâu.
Trước thảm cảnh của đồng bào than oán, Thành Bộ Hà Nội Việt Nam
Quốc Dân Đảng, xin phép ám sát trùm mộ phu Bazin, cư ngụ ở 35
phố Félix, Faure, Hà Nội. Tuy nhiên, Tổng Bộ VNQDĐ không đồng ư
và giải thích rằng “nếu vội giết Bazin, tất nhiên chính quyền
thực dân sẽ khủng bố dữ dội, mà đa số đồng chí trong cấp lănh
đạo của Đảng chúng ta phần đông có tên trong Sổ Đen của sở mật
thám Pháp. Thực dân sẽ bắt hết, đảng sẽ tan, lợi ít mà hại nhiều,
vậy khuyên các đồng chí nên b́nh tâm để ráng sức làm việc lớn
đang chờ đợi Đảng chúng ta. Bazin chẳng qua là một cành cây, cây
mà đổ th́ cành phải héo”. Nhưng thành bộ Hà Nội đă không đủ kiên
nhẫn chờ đợi cho nên ngày 9 tháng 2 năm 1929 tức ngày 30 tết
Nguyển Văn Viên đảng viên VNQDĐ đă ám sát trùm mộ phu Bazin chết
ngay trước căn nhà người t́nh của y tại số 110 phố Huế, Hà Nội.
II- VNQDĐ bị Thực Dân Pháp đàn áp:
Trước cái chết của trùm mộ phu Bazin, thực dân Pháp lấy cớ t́m
thủ phạm đă lùng bắt những ai mà họ nghi ngờ là chống lại chế độ.
VNQDĐ từ lâu là mục tiêu theo dơi của Thực Dân Pháp. Mặt khác
lại bị một đảng viênphản bội tên Bùi Tiến Mai thuộc hàng yếu
nhân của VNQDĐ bị bắt sau đó Mai lấy công chuộc tội bằng cách
đầu hàng thực dân Pháp khai báo các thành phần lănh đạo của Đảng
nên số đảng viên VNQDĐ dần dà bị chúng bắt đến 227 người. Hầu
hết những thành phần quan trọng của Đảng bị bắt chỉ c̣n ba nhân
vật quan trọng là Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức
Chính đang bị truy nă.
III – Hội Đồng Đế H́nh Thực Dân Pháp Xử Phiên
Công Khai:
Trong vụ án Bazin, pḥng dự thẩm toà án Đại H́nh có mời Lê Thành
Vị, Nguyễn Thái Trác, Hoàng Văn Đào và Nguyễn Hữu Đạt lên hỏi
cung nhiều lần nhưng v́ bí mật của Đảng được giữ kín, nên Thực
Dân Pháp vẫn không t́m ra manh mối nào cả. Trong khi không t́m
ra được thủ phạm bắn chết viên mộ phu Bazin mà thấy VNQDĐ lại
gia tăng các hoạt động tích cực để thanh trừng hàng ngũ nội bộ,
xét xử những thành phần tạo phản. Và nhất là hai lănh tụ VNQDĐ
là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu vẫn xuất quỷ nhập thần mà
mật thám Pháp không thể nào bắt được.
Hội Đồng Đề H́nh (HĐĐH) thực dân Pháp rất bối rối v́ sợ mẩu quốc
Pháp quở trách bọn cai trị Đông Dương (Việt-Miên-Lào), nên HĐĐH
phải làm lắng dịu sự việc bằng cách trả tự do cho 149 người và
đem 78 người ra xét xử trước phiên toà của Thực Dân Pháp vào
ngày 29-07-1929. Trong bản cáo trạng của phiên toà có đoạn rằng: “…..các
giáo viên, công chức, binh sĩ là những trụ cột chống đỡ mái nhà
Đông Dương. Việt Nam Quốc Dân Đảng đă làm lay chuyển ba cây cột
ấy. Nguy hiểm hơn nữa là những kẻ được họ rủ rê (trứ Nguyễn Quốc
Túy), vào th́ vào, không vào th́ cũng không một ai đi tố cáo với
nhà đương cuộc. Sự im lặng đó khác nào đống lơa!…..”
Sau hai ngày xử án, phiên toà HĐĐH Pháp đă kết án: 3 khuyết tịch
(Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Nguyễn Văn Viễn), 26 tù
treo 5 năm, 47 tù ở từ 3 đến 15 năm.
Từ đó báo chí tây phương mới biết đến Việt Nam Quốc Dân Đảng, và
đăng nhiều bản tin về phiên xử của Hội Đồng Đề H́nh và VNQDĐ.
Báo chí Việt Nam trong nước âm thầm khâm phục những người trẻ
yêu nước của VNQDĐ.
Mật thám Pháp ngày đêm lục lạo lùng bắt cho được những đảng viên
VNQDĐ và đặc biệt là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu, nhiều
đảng viên VNQDĐ bị bắt, nhiều cơ sở VNQDĐ bị bại lộ, nhiều nơi
chế bom bị phát nỗ….và nhất là trước t́nh trạng các nhà lănh đạo
VNQDĐ bị theo dơi ráo riết và sau nhiều lần bị bắt hụt nên Tổng
Bộ VNQDĐ đi đến quyềt định phải làm một cuộc Tổng Khởi Nghĩa.
IV – Chuẩn Bị Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ
Vào giữa tháng 5 năm 1929, Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc (bất
thường) lại được bí mật triệu tập tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận
Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh nhằm những mục đích như sau:
1-
Cải tổ tổ chức là các cơ phận tối cao của đảng thành một
cơ quan duy nhất: “Tổng Bộ Chiến Tranh”
2-
Mỗi chi bộ VNQDĐ không quá 10 người và phải là người có
tư tưởng cách mạng vững chắc. Gặp điều kiện thuận tiện, các Chi
Bộ sẽ biến thành “Nhóm Chiến Đấu”, và
3-
Trong đại hội này, Nguyễn Thái Học tuyên bố:
“Đứng trước hoàn cảnh hiện tại, Đảng chúng ta phải lănh đạo nhân
dân làm cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” gấp rút mới được. Nếu để chậm lại
theo đúng chương tŕnh Đảng đă dự liệu, th́ chắc chắn chúng ta
sẽ bị thực dân bắt hết, sẽ chết dần ṃn trong nhà tù, Đảng chúng
ta sẽ tan! Nghĩa là cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” nội trong năm nay.
Vậy ngay từ giờ phút này, các đồng chí trong nhà binh phải chú ư
đến phương pháp tấn công, các địa điểm chiến lược… Các đồng chí
dân sự phải chăm lo rèn dũa gươm, dáo, chế tạo bom, đạn, cùng sự
tập luyện vơ nghệ để đợi ngày…”
Đại đa số đại biểu đă biểu quyết tán thành Tổng Khởi Nghĩa
4- Sau cùng, Tổng Bộ thảo ra một bản kế hoạch “Tổng Công Kích”
với mấy điểm chính dưới đây:
– Đảng chỉ huy một cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” cùng một lúc đánh vào
những đô thị lớn và những yếu điểm quân sự của Pháp quân.
– Vơ khí giết giặc phần chính là nhằm vào những vơ khí cướp được
của Địch, và những bom, đao, kiếm do chính Đảng tự chế tạo ra.
– Lực lượng chính trong cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” là những binh sĩ
của Đảng trong hàng ngũ địch, lực lượng phụ là toàn thể Đảng
viên ở ngoài Binh đoàn.
– Quân kỳ (cờ khởi nghĩa) dùng trong cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” có
hai mầu: mầu vàng và mầu đỏ (màu vàng tượng trưng cho dân tộc,
mầu đỏ tượng trưng cho tranh đấu, nghĩa là dân tộc nổi dậy tranh
đấu giành độc lập).
– Quân trang: Đảng quân mặc quần áo ka-ki màu vàng, đội mũ có
vành lưỡi trai, đi giày cao su, tay phải đeo băng vải vàng có
chữ “VIỆT NAM CÁCH MẠNG QUÂN.”
– Công tác cấp tốc là phải nỗ lực tuyên truyền sâu rộng, và mạnh
mẽ thêm trong giới binh sĩ Pháp ngoài Binh đoàn của Đảng, đồng
thời lập ngay nhiều “xưởng chế bom”.
Chương tŕnh “TỔNG KHỞI NGHĨA” cách ít ngày sau đă được Bộ Chỉ
Huy tối cao chấp thuận. Việc “TỔNG KHỞI NGHĨA” chỉ c̣n là vấn đề
thời gian.
Trong khi toàn Đảng đang chuẩn bị cho cuộc Tổng Khởi Nghĩa th́
dồn dập có những biến cố quan trọng không may xảy ra cho VNQDĐ
như sau:
- Ngày 20-11-1929, chính quyền thực dân khám phá được 130 trái
bom chôn dấu tại làng Phao Tân.
– Ngày 23 -12-1929, khám phá được 150 trái bom tại
làng Nội Viên.
– Ngày 26-12-1929, khám phá được 250 trái bom ở Thái Hà Ấp.
– Ngày 7-12-1929 do Phạm Thành Dương tcứ Đội Dương tạo phản báo
cho Thực Dân Pháp biết địa điểm bí mật của Nguyễn Thái Học,
Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính, cho nên bị Pháp bao vây và bắt
hụt tại làng Vơng La, tổng Hạ B́, huyện Thanh Thủy. Phó Đức
Chính bị thương ở ngực.
– Ngày 10-1-1930, Pháp khám phá được nhiều chum sành chứa truyền
đơn cách mạng ở Lục Nam tỉnh Bắc Giang, kêu gọi dân chúng và
binh sĩ cùng đứng lên làm cuộc cách mạng đánh đuổi Thực Dân Pháp
giành độc lập.
V – Hội Nghị Lịch Sử tại làng Vơng La và Mỹ Xá:
Trước những t́nh trạng dồn dập rất bất lợi cho VNQDĐ, một Hội
Nghị Lịch Sử được thành lập tại làng Vơng La tỉnh Phú Thọ vào
ngày 26-01-1930: Trong hội nghị này Nguyễn Thái Học dơng dạc
tuyên bố:
“Thưa các đồng chí;
Chúng ta làm cách mạng bằng sắt máu, bao giờ cũng phải lấy lực
lượng quân đội làm phần chủ lực. Nay Phạm Thành Dương đă tạo
phản, phần chủ lực đă bị sứt mẻ rồi! Phần khác, số khí giới dự
trữ cũng bị địch khám phá được rất nhiều. Nếu nay chúng ta không
hành động ngay, thế tất số vơ trang đồng chí và số vơ khí c̣n
lại, cũng sẽ bị địch làm tan vỡ hết! Đến khi ấy chỉ c̣n lại một
số ít bom xoàng dáo nhụt, với những đội tiện y ô hợp, th́ liệu
chúng ta có thể chiến đấu với những đạo quân có tổ chức và huấn
luyện kỹ càng, cùng khí giới tinh nhuệ được không?
Người ta bảo: Cần phải đứng trước ở chỗ không thua! Nhưng chúng
ta th́ đứng trước ở chỗ thua mất rồi! Thế nhưng liệu chúng ta
hăy hoăn để tổ chức lại rồi mới đánh có được không? Tôi tin rằng
không thể được! Cuộc đời là cả một canh bạc, gặp canh bạc đen,
người ta có thể thua sạch hết cả vốn.
Gặp thời thế không ch́u ḿnh, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết
lực lượng. Một khi ḷng sợ sệt đă xen vào trong đầu óc quần
chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, th́ phong trào cách
mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp,
người sẽ bị bắt lần, vô t́nh đă xô đẩy anh em vào cái chết lạnh
lùng ṃn mỏi ở các nơi pḥng ngục trại giam âu là chết đi, để
lại cái gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước.
Chúng ta KHÔNG THÀNH CÔNG TH̀ THÀNH NHÂN, có ǵ mà ngần ngại!”
Hội nghị hoàn toàn đồng ư chọn ngày Tổng khởi Nghĩa, sau đó
Nguyễn Thái Học phân công:
HƯNG HÓA, LÂM THAO: Do đồng chí Xứ Nhu đảm trách. Dưới quyền có
các đồng chí Đảng viên Học Sinh Đoàn và Binh Đoàn Khố Xanh.
PHÚ THỌ: Do đồng chí Nguyễn Văn Toại (tức Đồ Thúy), Phạm Nhận (tức
Đồ Điếc), Lê Xuân Huy và Bùi Xuân Mai đảm trách chỉ huy các đồng
chí Đảng viên thuộc năm phủ, huyện trong tỉnh và Binh Đoàn Khố
Xanh.
YÊN BÁI: Do đồng chí Thanh Giang và Nguyễn Nhật Thân hiệp cùng
các đồng chí Đảng viên địa phương, các đồng chí Binh Đoàn Khố Đỏ
do Quản Cần phụ trách. Ngoài ra c̣n có đồng chí Nguyễn Thế
Nghiệp sẽ đem quân từ Vân Nam về tiếp viện.
Để các đồng chí khỏi thắc mắc, Nguyễn Thái Học nói tiếp:
- C̣n một số đồng chí vắng mặt hôm nay v́ lư do đặc biệt, sẽ
được phân công những nơi khác, để TỔNG KHỞI NGHĨA cùng ngày.Rồi
ra lệnh giải tán, sau khi cho biết thêm là sẽ có lệnh về ngày
giờ TỔNG KHỞI NGHĨA.
Sau Hội Nghị Vơng La, Nguyễn Thái Học vội vàng đến làng Mỹ Xá
thuộc phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương để triêu tập Hội nghị khẩn
cấp số cán bộ c̣n lại để phân công về Tổng Khởi Nghĩa như sau:
SƠN TÂY: Do Phó Đức Chính đảm trách, hợp với các đồng chí Đảng
viên Vệ Binh Đoàn Đồn Tông.
HẢI DƯƠNG: Do đồng chí Trần Quang Diệu đảm trách.
HẢI PH̉NG, KIẾN AN: Do các đồng chí Vũ Văn Giản, Nguyễn Văn Chấn
và Phạm Văn T́nh lănh nhiệm vụ phát khởi cuộc khởi nghĩa Kiến An
và Hải Pḥng.
BẮC NINH, ĐÁP CẦU, PHẢ LẠI: Do Nguyễn Thái Học đảm trách, chỉ
huy các đồng chí địa phương hợp với các đồng chí Binh Đoàn Bắc
Ninh, Đáp Cầu và Phả Lại.
C̣n Hà Nội, xét v́ lực lượng Đảng tương đối yếu, v́ sự tạo phản
của Phạm Thành Dương, nên giao cho Kư Con chỉ huy đoàn quân cảm
tử làm công tác nghi binh để cầm chân quân Pháp và thức tỉnh
đồng bào.
Sau hai Hội Nghị đảng tại làng Vơng La và Mỹ Xá, t́nh trạng bắt
bớ đảng viên xẩy ra liên tục hằng ngày, sự giao thông liên lạc
giữa những cơ sở đảng gặp khó khăn. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc
Nhu và Phó Đức Chính bí mật gặp nhau tại ngôi chùa trên núi Yên
Tử, và sau cuộc gặp gỡ quan trọng này ba yếu nhân chọn ngày Tổng
Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng đánh đuổi Thực Dân Pháp
giành độc lập là đêm 10 rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.
VI – Tổng Khởi Nghĩa:
1- Tấn Công Yên Báy: Đỗ
Thanh Giang, Nguyễn Thị Giang, Ngô Hải Hoằng chỉ huy, dùng chiến
thuật nội ứng ngoại kích, Yên Bái bị quân cách mạng VNQDĐ tấn
công lúc 1 sáng ngày 10-02-1939 (1), Đại Úy Jordan Trung úy
Robert, Thượng sĩ Cunéo, Trung sĩ Chavalier, Damour, Bouhier đều
bị giết…nhiều sĩ quan và binh sĩ Pháp bị thương. Tờ mờ sáng,
đường phố đă nghe tiếng reo của dân chúng:
– Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm!
– Hoan Hô Việt Nam Cách mạnh quân!
2- Tấn công Hưng Hóa, Lâm Thao: Đúng
1 giờ sáng ngày 10-02-1930 (2). Nguyễn Khắc Nhu cùng với phụ tá
Nguyễn Văn Toại ra lệnh tấn công dùng loa phóng thanh kêu gọi
binh sĩ trở về hàng ngũ cách mạng, dùng bom và vũ khí tấn công
phủ Lâm Thao, ở đây dân chúng địa phương nổi lên hưởng ứng reo
ḥ như sấm động: “Hăy bắt cho được tên quan sâu mọt Đỗ Kim Ngọc,
giết nó ngay để trừ hại cho nhân dân.” “Hoan hô VNQDĐ, muôn năm”.
Chiếm phủ Lam Thao tịch thu súng đạn, treo quân kỳ lên nóc phủ
đường. Nhưng bị thất bại khi chiếm đồn binh Phú Thọ, Nguyễn Khắc
Nhu bị bắt rồi tự sát bằng bom, không chết. Sau đó ông đập đầu
vào tường tự tử lần thứ hai trong lao tù.
3- Tấn công Sơn Tây: Ở
Yên Báy quân cách mạng không chiếm được Đồn Cao, Phó Đức Chính
cùng một số đồng chí thoát ṿng vây tụ họp anh em để tấn công
Sơn Tây. Nhưng cuộc khởi nghĩa một lần nữa thất bại v́ kho bom
đạn dự trử đánh Sơn Tây ở Quản Húc bị Thực Dân Pháp khám phá vào
ngày 12-02-1930. Sau đó Phó Đức Chính, Thanh Giang, Nguyễn văn
Khôi đang họp bàn tại nhà một anh em ở làng Nam Man, tổng Cẩm
Hương, huyện Tùng Thiện cũng bị bại lộ và bị bắt đưa về Hà Nội.
4- Ném Bom Hà Nội: Hà
Nội là trọng điểm quan trọng của Đông Dương, “lấy được Hà Nội là
lấy được tất cả”, cho nên ngay từ những ngày đầu Tổng Bộ VNQDĐ
rất chú tâm đến việc chuẩn bị lực lượng, thế nhưng chỉ có một
tên bội phản Phạm Thành Dương tức Đội Dương mà lực lượng ở Hà
Nội trong các binh đoàn Khố Xanh, Đồn Thủy, và đội Không Quân
Bạch Mai đều bị bắt vtù đày. Chỉ c̣n lại Đạn Ám Sát do Kư con
lănh đạo.
Kư con triêu tập các thành viên cảm tử của Ám Sát Đoàn phân chia
công việc ném 20 trái bom vào nhà chanh sở Mật Thám Arnoux, 8
trái vào ngục thất Hỏa Ḷ, 2 trái vào sở Sen Đầm, 2 trái vào
Cảnh Sát Quận I, và 2 trái vào Cảnh Sát Quận II. Nhiệm vụ đă thi
hành đúng vào lúc 20 giờ ngày 10-02-1930.
5- Đánh Đáp Cầu, Phả Lại: Đây
là một cứ điểm quan trọng của Thực Dân Pháp sau Hà Nội, mặc dầu
bị Phạm Thành Dương tạo phản, quân cách mạng nội ứng trong các
binh đoàn đóng ở Đáp Cầu và phả Lại đều bị bắt, Nguyễn Thái Học
vẫn không thối bước cố tập họp các đảng viên ở vùng Lương Tài (Bắc
Ninh) và Gia B́nh (Hải Dương) chia làm 5 đạo binh tập trung đánh
Phả Lại vào ngày 12-02-1930. Tinh thần diệt giặc dành độc lập
cho dân tộc đối với các chiến sĩ cách mạng rất cao nhưng cuộc
tấn công không thành v́ sự tấn công không đồng loạt do đó quân
Pháp có thời gian chuẩn bị đề pḥng.
6- Đánh đồn binh Kiến An: Ngày
13-02-1930 cac1 chiền sĩ VNQDĐ thuộc đảng bộ Kiến An, các đảng
viên thuộc Khu Đảng Bộ Hải Lư (Hải Pḥng), Đoàn Cảm Tử thuộc
thanh niên, sinh viên Thành Đảng Bộ Hải Pḥng, các đảng viên từ
mỏ Mao Khê tập trung với vơ tranh súng lục, mom, gươm, giáo tay
đeo Đảng hiệu nữa đỏ nữa vàng trên có 2 gịng chử đen: “Thà Chết
Giết Giặc Pháp”, “Bỏ Ḿnh Cứu Nước Nam” và mang băng hiệu dài
“Việt Nam Cách Mạng Quân” trong khí thế kết hợp với quân nội ứng
trong các binh Đoàn lính Khố Xanh của Pháp để đánh Đốn Kiến An.
V́ có những cuốc biến động đêm 10 rạng sáng 11 nên các đồn binh
của Pháp đều có báo động và đề pḥng, việc đánh đồn Kiến An khó
mà thành công. Quân Cách Mạng phải rút lui va bị quân Pháp truy
kích.
7- Chiếm Phụ Dực và Vĩngh Bảo: Đạo
Quân Kiến An kéo qua Cầu Niệm và các chiến sĩ VNQDĐ chọn hai
huyện mà tên tri Hhuyện rất gian ác cấu kết với Thực Dân Pháp
hành hạ dân lành đó là huyện Phụ Dực và Vĩnh Bảo.
Ngày 15-02-1930 Huyện Phụ Dực và Vĩnh Bảo bị chiếm nhưng tên tri
huyện Phụ Dực Trương Trọng Hiền trốn thoát, c̣n tri huyện Vĩnh
Bảo Hoàng Gia Mô bị cách mạng xử án tử h́nh.
Tính từ ngày chính thức thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng cho đến
ngày “TỔNG KHỞI NGHĨA”, vỏn vẹn mới được 2 năm và 1 tháng, tổng
cộng là 766 ngày. Đang ở trong thời kỳ tổ chức, như vậy là đă
đốt giai đoạn hàng chục năm. Hơn nữa, VNQDĐ tổ chức “TỔNG KHỞI
NGHĨA” giữa thời thực dân toàn thịnh, bầy lũ chó săn đông đúc
như đàn ḍi! Cố Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và cố Chủ tịch Ban
Lập Pháp Nguyễn Khắc Nhu lại hoạt động cách mạng trong hoàn cảnh
tại đào, bị thực dân kết án khuyết tịch 20 năm cấm cố, thế mà
tạo nổi một lực lượng khả dĩ tiến hành được cuộc “TỔNG KHỞI
NGHĨA”. Thực là một chuyện phi thường, một kỷ lục không tiền
khoáng hậu trong lịch sử cách mạng thế giới.
Bởi bí quyết nào các vị tiên liệt tiền bối chúng ta đă làm nên
được cuộc “TỔNG KHỞI NGHĨA” oai hùng vĩ đại ấy?
Cái bí quyết ấy phải chăng là “Hành động và Đoàn kết”, hành động
liên tục, đoàn kết chặt chẽ, quang minh chính đại, vô vụ lợi,
phát xuất do một tư tưởng cao cả, do những con người đảm lược,
lúc nào cũng chỉ biết giữ cho ḷng ḿnh trong sạch, không bợn
một chút nhơ “DANH LỢI”, chỉ biết phụng sự cho lư tưởng cách
mạng một cách sáng suốt, nhiệt thành, dũng cảm vô điều kiện.
Hành động quang minh, lại vô điều kiện, ánh hào quang chiếu rạng
vào ḷng dân khiến họ bừng tỉnh, thấu đáo bổn phận người dân đối
với đồng bào, với Tổ Quốc mến yêu, khiến họ hy sinh tất cả cho
cách mạng. Do đó mà lớn mạnh, bất chấp mọi sự ngăn chặn phá hoại,
khủng bố của bè lũ thực dân.
Yếu tố ấy lại được thúc đẩy bởi những sự bạo ngược, tham tàn,
thối nát, dă man, vô nhân đạo của thực dân và phong kiến nên đă
sớm gây thành “Trận băo lửa cách mạng”, ḷa sáng trong đêm lịch
sử mồng 10 rạng mồng 11 tháng 2 năm 1930, thiêu hủy cái khí thế
hung hăng tàn bạo của bè lũ xâm lăng thống trị và làm choáng mắt
bọn “cách mạng áo cơm, cơ hội chủ nghĩa”.
=======
(1) Trong sách của Louis Marty, Giám Đốc Liêm Phóng Đông Dương
về VNQDĐ viết rơ các đồn binh ở Yên Bái bị tấn công vào lúc 1
giờ sáng ngày 10/02/1930. Chúng tôi xin đính chính ở sách của cụ
Hoàng Văn Đào đề ngày 11/02/1930.
(2) Theo sách đă dẫn của Louis Marty: Phú Thọ và Lâm Thao cũng
bị tấn công vào ngày 10/02/1930. Chúng tôi xin đính chính ở sách
của cụ Hoàng Văn Đào đề ngày 11/02/1930.