Friday, June 17, 2011                             trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Hai Bà Trưng

Trong lịch sử thế giới, hiện tương người phụ nữ cầm quân đuổi giặc ngoại xâm rồi lên ngôi xưng vương chỉ có duy nhất Hai người , đó là TRƯNG TẮC VÀ TRƯNG NHỊ.

Lịch sử Việt Nam rất tự hào có người như vậy, đó là

Hai Bà Trưng

Không biết Hai Bà sinh năm nào

Hai Bà mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43

 

 Hai Bà Trưng là tên gọi chung cho hai chị em: Trưng Trắc và Trưng Nhị.

 Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, Hai Bà là con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, Châu Phong (nay thuộc phần đất của tỉnh Vĩnh Phúc và một phần vùng ngoại thành Hà Nội). Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên (thuộc một phần đất của tỉnh Hà Tây và tỉnh Hà Nam). Tháng 2, năm Canh Tý (40), các Lạc tướng nổi lên chống lại sự cai trị của Thái thú Tô Định. Cuộc chống đối bị thất bại và Tô Định bắt Thi Sách đem đi giết.

 Trưng Trắc, cùng em là Trưng Nhị, tiếp nối sự chống trả giặc thù của chồng. Cùng năm ấy (40), Hai Bà tập hợp nhân dân, tự cầm binh cỡi voi tấn công giặc Hán, đuổi Tô Định chạy về nước. Hai Bà lấy được 65 thành, lên vua tự xưng là Trưng Nữ Vương.

 Năm Nhâm Dần (42), quân Hán là Mã Viện đem binh sang xâm lược nước ta. Do thế giặc quá mạnh, Hai Bà Trưng cầm cự đến năm 43 thì thua trận. Theo truyền thuyết, Hai Bà chạy đến sông Hát (Hát Môn, Hà Tây) tự vẫn để bảo tồn khí tiết, không để lọt vào tay giặc. Có sách viết, Hai Bà bị giặc bắt và đem xử trảm (?).

 Để ghi nhớ công ơn Nhân Dân Việt Nam lập đến thờ Hai Bà ở Mê Linh và Hà Nội. Trưng Trắc và Trưng Nhị được nhân dân kính cẩn gọi chung là Hai Bà Trưng, với chữ Hai Bà được trân trọng viết hoa. Tên gọi Hai Bà Trưng được đặt cho hầu hết con đường trong khắp tỉnh thành của Việt Nam. Nhiều trường học cũng mang tên Hai Bà Trưng.

Ngày 6 tháng 2 âm lịch hằng năm là ngày giỗ Hai Bà Trưng. Trước năm 1975, ở miền Nam gọi ngày giỗ Hai Bà Trưng là ngày Phụ nữ Việt Nam.