Thursday, March 28, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Cuộc chiến "sửa đổi hiến pháp"

Đây là cuộc chiến ngôn luận nhưng một bên ngoài việc tự tung tự tác trên hệ thống truyền thông "lề đảng" khổng lồ, c̣n sẵn sàng đưa cả quân đội, công an vào cuộc, thậm chí "hy sinh" cả uy tín của lănh đạo để đạt được mục đích. Chẳng cần phải chờ tới 9/2013 thời hạn cuối cùng của góp ư, sau đó quốc hội sẽ tập hợp, cho ra đời hiến pháp 2013 mà ngay từ bây giờ có thể khẳng định đảng đă đạt được mục đích, giành được "thắng lợi" trong cuộc chiến trên. Nhưng nó chưa kết thúc v́ những người "thua trận" vẫn tiếp tục thức tỉnh dân tộc, danh sách kư tên vào "kiến nghị 72" vào "tuyên bố của các công dân tự do" vẫn tiếp tục nối dài... Tới đủ để bắt đầu cho cuộc chiến lật đổ chế độ độc tài, thay hiến pháp 2013 bằng một hiến pháp mới theo đúng nghĩa...

*

Vốn coi hiến pháp là để "thể chế hóa đường lối lănh đạo" nên cứ mỗi lần chuyển "giai đoạn cách mạng" đảng cộng sản Việt Nam lại sửa đổi hiến pháp cũ thành hiến pháp mới với lư do để "phù hợp với t́nh h́nh nhiệm vụ". V́ vậy kể từ khi giành được chính quyền tới nay họ đă có tới 4 hiến pháp.

Giành được chính quyền vào tháng 8/1945 v́ cần tập hợp nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp và muốn thế giới công nhân chính thể mới nên hiến pháp 1946 mang dáng dấp của một hiến pháp dân chủ tiến bộ ra đời.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, giành quyền kiểm soát miền Bắc theo hiệp định Giơ ne vơ, được các nước trong phe XHCN công nhận, bắt đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến đánh miền Nam th́ hiến pháp 1946 "không phù hợp" nữa được thay thế bằng hiến pháp 1959.

Tháng 4/1975 thôn tính xong miền Nam thống nhất đất nước. Vừa kiêu căng tuyên bố "đất nước vĩnh viễn sạch bóng quân xâm lược" th́ cuộc chiến ở biên giới Tây Nam diễn ra và 4 năm sau Việt Nam bị chính người đồng chí "môi hở răng lạnh" phản bội bằng hành động gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu ở biên giới phía Bắc. Trong t́nh thế đó Đảng cộng sản Việt Nam đă liên kết toàn diện, tuyệt đối với Liên Xô thách thức Trung Quốc. Gọi là sửa đổi của hiến pháp 1959 nhưng thực chất hiến pháp 1980 là sao chép hiến pháp của Liên Xô trong đó điều 4 quy định đảng cộng sản là lực lượng lănh đạo xă hội vốn là điều 6 của hiến pháp này. Đặc biệt trong lời nói đầu c̣n ghi rơ kẻ thù là bọn bá quyền Trung Quốc.

Những năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ trước, trong bối cảnh nền kinh tế suy sụp do chịu hậu quả của các chủ trương, chính sách sai lầm, của mô h́nh kinh tế quan liêu bao cấp. Nhà nước cộng sản buộc phải quay lại với kinh tế thị trường mà họ tự nhận là "cải cách, đổi mới". Cùng thời gian, các chế độ cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu lần lượt tan ră. Lâm vào cảnh "thân cô thế cô" sợ bị sụp đổ cộng sản Việt Nam một mặt không dám cải cách chính trị mặt khác t́m chỗ dựa dẫm bằng cách xin "b́nh thường hóa" với Trung Quốc. Họ đă xin được nhưng là sau một hội nghị "đầu hàng nhục nhă" tại Thành Đô và hàng loạt các hiệp ước dâng đất, nhượng biển. Hiến pháp 1992 ra đời đánh dấu thời kỳ " đổi mới nửa vời". Về kinh tế áp dụng "mô h́nh kinh tế thị trường định hướng XHCN". Về chính trị ngày càng lún sâu vào độc tài qua việc bóp nghẹt hạn chế các quyền tự do dân chủ. Về ngoại giao b́nh thường hóa quan hệ hữu nghị với khẩu hiệu "hữu nghị 4 tốt, 16 chữ vàng" nhưng thực chất là ngày càng lệ thuộc dần trở thành tay sai, chư hầu của Trung Quốc.

Trước và sau đại hội đảng lần thứ 11, chính sách "đổi mới nửa vời", mô h́nh "kinh tế thị trường định hướng XHCN", quan hệ "ngoại giao nô bộc" với Trung Quốc, một bộ phận không nhỏ đảng viên là lănh đạo các cấp trở nên tha hóa biến chất tham gia vào hầu hết các vụ tham nhũng lớn nhỏ,..., ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đă khiến cho t́nh h́nh mọi mặt của Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ. Uy tín bị giảm sút nghiêm trọng, làn sóng đấu tranh đ̣i tự do, dân chủ, công bằng, chống Trung Quốc xâm lược ngày một dâng cao đe dọa trực tiếp vai tṛ lănh đạo. Đảng cộng sản Việt Nam đứng trước nguy cơ tan ră, sụp đổ. Để kéo dài thời gian tồn tại, một mặt họ mị dân bằng "nghị quyết 4 chỉnh đốn đảng" ḥng vớt vát chút uy tín c̣n sót lại, một mặt bám chặt và ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, mặt khác là tăng cường đàn áp những người tranh đấu. Và để phù hợp với những "t́nh h́nh và nhiệm vụ mới" đó "dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992" tương lai sẽ là "hiến pháp 2013" ra đời.

Khác với trước vốn "yên ả diễn ra trong bốn bức tường của hội trường quốc hội" giờ đây đă có nhiều đ̣i hỏi "phải trả lại cho dân quyền phúc quyết hiến pháp" nên lần sửa đổi này được tiến hành "rùm beng" hơn. Trước tiên là nghị quyết "sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992 và thành lập ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992" thông qua ngày 6/8/2011. Sau hơn một năm, 23/11/2012 là nghị quyết số 38 về việc tổ chức lấy ư kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992. Ngày 28/12/2012 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kư ban hành chỉ thị số 22-CT/TW của bộ chính trị về việc tổ chức lấy ư kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Ngày 2/1/2013 "Dự thảo sửa đổi, bổ sung hiến pháp 1992" được chính thức công bố.

"Hiến pháp dự thảo" có 11 chương 124 điều gồm các điều giữ nguyên, bớt đi, gộp lại của hiến pháp 1992. Có thể thấy trong số điều giữ nguyên có những điều mà đảng cộng sản đă "kiên quyết, khăng khăng, bằng mọi giá" giữ từ hiến pháp này tới hiến pháp khác v́ bỏ là "tự sát", là mất đặc quyền đặc lợi như điều 4, điều quy định "đất đai sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lư". Đây cũng chính là những điều mà nhiều người am hiểu luật pháp, thấy rơ nguyên nhân sâu xa của các xung đột về đất đai giữa nhà nước với nhân dân đă liên tục đấu tranh đ̣i xóa bỏ từ nhiều năm gần đây. Bởi vậy sau khi "dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992" được công bố, 72 người đă có ngay bản kiến nghị về sửa đổi hiến pháp gồm 7 điểm trong đó có những điều trực tiếp, gián tiếp yêu cầu xóa bỏ những điều trên. Những điều nói về quyền tự do con người, tự do công dân hầu như vẫn được giữ nguyên hoặc sửa đổi chút ít đă bị "kiến nghị 72" vạch trần ư đồ "chưa phù hợp với các quy định chuẩn mực quốc tế về quyền con người... có quá nhiều nghĩa vụ một cách tùy tiện... trong dự thảo các lư do về quốc pḥng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xă hội, ổn định chính trị, việc đưa cụm từ "theo quy định của pháp luật",... nhằm hạn chế những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến pháp để vi phạm quyền con người, đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đă diễn ra trong thực tế những năm qua ở nước ta". Điều 2 của hiến pháp dự thảo được thêm vào "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" chứng tỏ đảng vẫn muốn nắm giữ cả 3 quyền, vẫn chủ trương "không tam quyền phân lập". Đặc biệt điều 45 của hiến pháp 1992 quy định "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân..." trong dự thảo được sửa đổi bổ sung thành điều 70 của hiến pháp dự thảo "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với đảng cộng sản Việt Nam..." cho thấy nỗi lo lắng cho sự sụp đổ tan ră của đảng cộng sản Việt Nam đă lên tới tột độ. Việc sửa đổi điều này trong hiến pháp dự thảo chứng tỏ trong tương lai họ không ngại ngần tiến hành một" 'Thiên An Môn mới" ở Việt Nam.

Như vậy "Dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992" rất phù hợp với "giai đoạn cách mạng mới" của đảng cộng sản Việt Nam. Tất nhiên cũng như những "dự thảo cương lĩnh chính trị của đại hội đảng" họ chỉ muốn sửa đổi một chút ít về câu chữ, đôi điều vụn vặt không quan trọng. Và ư đồ này đă được thực hiện rất nghiêm túc, công phu, bài bản.

Một ban soạn thảo gồm 30 người trong đó có 8 là ủy viên BCT c̣n lại đều là UV trung ương và người đứng đầu các tổ chức "chân rết" của đảng. Có hẳn nghị quyết 38/2012/QH13 để hướng dẫn toàn dân góp ư với yêu cầu "Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ư kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ư kiến của nhân dân; không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bảo đảm sự lănh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ư kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992". Nghị quyết c̣n quy định một thời gian "chớp nhoáng" là hai tháng để hoàn thành việc góp ư sửa đổi nhưng bị phản đối đă phải lui lại tới cuối năm 2013.

Cảm thấy chưa yên tâm ngay sau khi các nghị quyết, chỉ thị ban hành ông Trọng đă không ngần ngại dọa dẫm: giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ư kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước", "chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc pḥng, an ninh, trật tự an toàn xă hội; phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ư kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta".

"Tiền hô hậu ủng" hàng loạt các nhà "chính luận" trên các phương tiện thông tin "lề đảng" thi nhau "múa gậy vườn hoang" để biểu diễn các bài "minh chứng cho sự hiện diện của điều 4", "giải thích tại sao quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng", "đồng nhất dân với đảng", "ca ngợi tính ưu việt của việc phối hợp giữa 3 quyền, chỉ ra phiếm khuyết của tam quyền phân lập".

Có tác giả trên báo ANTĐ (h́nh như là công an) c̣n có "sáng kiến" dùng "máu thịt" để đồng nhất dân với đảng: "Về khoản 2 của Điều 4, nên thay thế từ: “mật thiết” trong cụm từ “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân…”, thành từ “máu thịt” – “Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân…”. Từ “máu thịt” thể hiện mức độ gắn bó cao hơn, không thể tách rời và thể hiện tinh thần gắn bó thống nhất, bền lâu".

Và sau khi kiến nghị 72 gồm 7 điểm ra đời, th́ ngày 26/2 ông Trọng "không nhịn được" đă đích thân lên VTV1 đe nẹt: "Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai tṛ lănh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Th́ như thế là suy thoái chứ c̣n ǵ nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu t́nh, kư đơn tập thể … th́ đó là cái ǵ?”. Nhưng thật không may, lời của ông lại làm bùng phát phong trào kư tên vào "Tuyên bố của các công dân tự do" cũng là một phong trào tẩy chay hiến pháp dự thảo.

Song song với tuyên truyền, việc tổ chức lấy ư kiến của nhân dân cho bản hiến pháp dự thảo ở nhiều nơi cũng có những điểm tương tự như tṛ hề bầu cử quốc hội các khóa đă từng diễn ra. Chẳng hạn gợi ư dân ghi đồng ư vào phiếu lấy ư kiến, đe dọa những người không đồng ư bằng cách bắt ghi rơ họ tên địa chỉ để theo dơi (ở TPHCM). Tổ trưởng dân phố tuyên truyền ép dân kư đồng ư vào phiếu góp ư (ở B́nh Dương). BCH công đoàn gửi email cho công đoàn viên quy định nếu ai không gửi góp ư coi như đồng ư với dự thảo (ở công đoàn quận 12 TPHCM)...

Cách đây vài ngày ông Nguyễn Đ́nh Lộc nguyên bộ trưởng bộ tư pháp người được coi là đă khởi xướng, soạn thảo, kư tên vào "kiến nghị 72" đă xuất hiện trên VTV1 để trả lời phỏng vấn của phóng viên về cuộc góp ư sửa đổi hiến pháp và nói về bản "kiến nghị 72". Ông đă khen ngợi "đợt lấy ư kiến nhân dân lần này “rộng răi”, “có những địa phương gửi đến từng hộ”, “công phu”, mặc dù “c̣n có thể làm tốt hơn nữa, nhưng được như thế là đáng mừng rồi”, tuy “thật ra cũng có những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm” và phủ nhận đă tham gia viết bản kiến nghị trên. Xung quanh sự kiện này đă có nhiều nhận định, đánh giá về ông nhưng với nhà nước cộng sản chỉ có một mục đích duy nhất là dùng h́nh ảnh của ông để hạn chế tác dụng của những góp ư mà họ không muốn tiếp thu nhất là "kiến nghị 72".

Đến thời điểm này, gần 3 tháng kể từ ngày toàn dân góp ư cho "dự thảo sửa đổi bổ sung hiến pháp 1992". Ngoài nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải v́ phát biểu "phạm thượng" tới tổng bí thư, chưa phát hiện ra một công dân nào bị đánh chết trong đồn công an, bị bắt bớ, trù dập, sách nhiễu liên quan tới chuyện sửa hiến pháp. Nhưng căn cứ vào tần suất ngày càng tăng của nội dung này trên các phương tiện truyền thông của "lề đảng", "lề dân", số lượng người kư tên vào bản "kiến nghị 72", "tuyên bố của các công dân tự do" đă lên tới hàng vạn có thể coi "sửa hiến pháp" như một cuộc chiến. Giữa đảng nhà nước kiên quyết và bằng mọi giá để việc góp ư sửa đổi hiến pháp 2013 theo đúng dự kiến với những người đ̣i sửa những điều ngoài dự kiến. Tiêu biểu là "kiến nghị 72" cùng số người đă kư tên vào kiến nghị, kư tên vào "tuyên bố của các công dân tự do". Cuộc chiến nảy sinh do hai bên có cách hiểu hiến pháp trái ngược nhau. Đây là cuộc chiến ngôn luận nhưng một bên ngoài việc tự tung tự tác trên hệ thống truyền thông "lề đảng" khổng lồ, c̣n sẵn sàng đưa cả quân đội, công an vào cuộc, thậm chí "hy sinh" cả uy tín của lănh đạo (như việc ông Trọng phát biểu trên VTV1 ngày 25/2/2013) để đạt được mục đích. Chẳng cần phải chờ tới 9/2013 thời hạn cuối cùng của góp ư, sau đó quốc hội sẽ tập hợp, cho ra đời hiến pháp 2013 mà ngay từ bây giờ có thể khẳng định đảng đă đạt được mục đích, giành được "thắng lợi" trong cuộc chiến trên. Nhưng nó chưa kết thúc v́ những người "thua trận" vẫn tiếp tục thức tỉnh dân tộc, danh sách kư tên vào "kiến nghị 72" vào "tuyên bố của các công dân tự do" vẫn tiếp tục nối dài... Tới đủ để bắt đầu cho cuộc chiến lật đổ chế độ độc tài, thay hiến pháp 2013 bằng một hiến pháp mới theo đúng nghĩa.

TRẦN HOÀNG LAN (danlambaovn.blogspot.com)

Thêm một tṛ bịa đặt của Đài Truyền h́nh Việt Nam (rfa 28.3.2013)

Những đợt sóng ḷng dân

Trước làn sóng hưởng ứng Kiến nghị của 72 nhân sĩ, trí thức đất nước về Hiến Pháp, nhà cầm quyền CSVN đă hết sức hoảng sợ và lúng túng. Đạp vào miệng Phan Trung Lư, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội rằng “không có vùng cấm” trong góp ư, Nguyễn Phú Trọng đă hăm dọa nhân dân cả nước rằng đó là “suy thoái đạo đức, chính trị”. Trả lời cho Nguyễn Phú Trọng, một nhà báo nhà nước – Nguyễn Đắc Kiên đă khẳng định việc vứt bỏ nội dung điều 4, thành lập một nhà nước dân chủ, tiến bộ là nguyện vọng của nhân dân. Đồng hành với Nguyễn Đắc Kiên, pḥng trào Tuyên bố Công dân Tự do đă thu hút hàng ngàn người đồng loạt kư tên.

Chưa hết, Hội đồng Giám mục Việt Nam đă đưa ra một văn bản Nhận định và Góp ư. Văn bản của HĐGMVN đă thẳng thắn nêu rơ những vấn đề cơ bản cần có trong một bản Hiến pháp để đáp ứng đầy đủ quyền con người và đưa xă hội phát triển đi lên. Văn bản đó khẳng định nguyện vọng của 8 triệu người Công giáo và đông đảo nhân dân Việt Nam: Vứt bỏ nội dung điều 4 quy định sự lănh đạo của Đảng CS, vứt bỏ tà giáo Mác – Lênin đă làm băng hoại dân tộc, đưa đất nước đến chỗ suy vong và nô lệ như hiện nay. Một bản văn hết sức súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu và diễn đạt đầy đủ các yếu tố, tâm tư nguyện vọng của ḿnh.

Văn bản của HĐGMV như tiếng sét giữa trời quang, làm nức ḷng nhân dân, tín hữu và tu sĩ trong và ngoài công giáo. Giáo dân, giáo sĩ Việt Nam hết sức phấn khởi trước văn bản này của HĐGMVN và hưởng ứng khắp nơi. Không chỉ có giáo dân, giáo sĩ mà đông đảo nhân dân, trí thức Việt Nam đă bày tỏ sự ngưỡng mộ và nhất trí với văn bản này ngày càng rộng khắp.

****

Hoảng hốt trước tiếng nói không khoan nhượng ngày càng rộng răi của nhân dân. Đặc biệt là sự thống nhất, khảng khái của HĐGMVN, hệ thống tuyên truyền Hà Nội đă giở nhiều ngón nghề tinh vi nhằm hạ thấp sự đồng thuận và lừa bịp dư luận. Một trong những chiêu tṛ đó là dùng truyền thông đánh phá trực diện các nhân sĩ, trí thức đă đau đáu v́ đất nước, trăn trở v́ vận mệnh dân tộc mà bất chấp hiểm nguy nói lên nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Mặt khác ra sức bịa đặt, khai thác những chiêu tṛ bẩn thỉu nhằm tuyên truyền, nhồi nhét sự dối trá cho cả đất nước, dân tộc này.

Những tṛ trẻ con

Ngoài những bài báo cố t́nh bỏ qua sự thật, lấp liếm nhằm vu cáo những người kư tên kiến nghị rằng đó là “chữ kư mạo danh”, rằng đi t́m không gặp… Tṛ này đă bị bóc mẽ ngay bằng hàng loạt chữ kư, h́nh ảnh người dân kư bản Kiến Nghị và nhà đài phải câm miệng.

Chương tŕnh thời sự tối 26/3/2013 có đoạn phóng sự “Chức sắc tôn giáo góp ư sửa đổi Hiến Pháp 1992”, những xảo thuật, dối trá và bịa đặt của Đài Truyền h́nh Quốc gia đă thể hiện rất rơ qua đoạn phóng sự này.

Mở đầu đoạn phóng sự, phát thanh viên truyền h́nh đọc một câu như đinh đóng cột: Vai tṛ lănh đạo của Đảng CSVN đối với đất nước và xă hội là không thể phủ nhận. Đây là khẳng định của đại diện các tôn giáo của Tỉnh Bắc Ninh”.

Ai đại diện cho các tôn giáo ở Bắc Ninh và khẳng định điều ǵ?

Sau khi đă quay h́nh ảnh một số nhà thờ ở Bắc Ninh với lời dẫn rằng Công giáo ở Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ. Đoạn phim cho người xem cảm giác rằng kể cả ngôi nhà thờ mới được sửa chữa kia cũng như sự phát triển của Công giáo đều là “ơn Đảng, ơn chính phủ”. Cũng một xảo thuật ấy, h́nh ảnh về các chùa chiền, am tự để nói lên sự lâu đời của Phật giáo ở đây và kết luận: Những nhà tu hành trong Phật giáo thấu hiểu những giá trị và lư tưởng cao đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Rồi sau đó, một người mặc áo vàng kiểu nhà sư, đầu trọc, béo đen phát biểu như một cán bộ tuyên huấn thành thạo. Rằng không thể không nói đến vai tṛ tiên phong của Đảng Cộng sản đă dẫn dắt đất nước, khẳng định được vai tṛ lănh đạo của ĐCSVN. Người này được chú thích là Thượng Tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư kư Hội đồng trị sự Giáo hội PGVN. Chắc ông sư này cũng đă “thấu hiểu những giá trị và lư tưởng cao đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam” là tôn thờ chủ nghĩa Vô Thần? (H́nh: Một kiệt tác trên đường Hồ Chí Minh)

Hài hước hơn, một vị béo tốt đeo kính, trắng trẻo, mang áo nhà sư, được chú thích là Thượng tọa Thích Thanh Dũng, trụ tŕ Chùa Phúc Nghiêm, Thuận Thành, Bắc Ninh lên truyền h́nh giảng giải về luật đất đai rằng: Từ xưa các cụ gọi đất đai là công thổ quốc gia chứ không phải quyền sở hữu của riêng ai(!) Không rơ vị sư này khi bố mẹ sinh ra ở nhà ông ta, hay sinh ra ở Công viên hoặc trên đường cái? Thậm chí, ông ta c̣n dùng giáo lư nhà Phật mà giải thích cho đường lối của Đảng rằng: Đất đai phải là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện quản lư. Tư nhân hóa đất đai là nuôi dưỡng ḷng tham, và việc từ bi bác ái sẽ kém đi, đi ngược lại tinh thần từ bi của Đức Phật. Ông c̣n lấn sân sang giảng giải lư thuyết công giáo rằng nó cũng trái với tinh thần bác ái của Đức Chúa Giêsu.

Thế nhưng, không thấy ông ta giải thích thế nào với tài sản quốc gia hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng bị tham nhũng, đất đai đang là của người dân bị quan chức cưỡng chiếm có phải để làm công thổ quốc gia hay xây biệt thự, sân golf bán lấy tiền chia chác? Cũng không thấy ông giải thích hộ ông sư bạn vừa phát biểu rằng không thể phủ nhận lư tưởng cao đẹp và vai tṛ của Đảng th́ những ngôi nhà đẹp nhất, rộng nhất, những chiếc ô tô đẹp nhất, sang nhất và con cháu sống như vua chúa của các lănh đạo là Đảng CS có nuôi dưỡng ḷng tham và kém từ bi bác ái?

Nhưng, đó là chuyện của mấy ông sư thuộc Giáo hội Phật Giáo quốc doanh với khẩu hiệu “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xă hội”. Đây là giáo hội của những ông sư lên diễn đàn Quốc hội ḥ hét đ̣i bắt bớ, xử lư báo chí lề trái, để chỉ trích, chửi bới những ông sư khác không theo “Định hướng Xă hội chủ nghĩa”. Nhưng không thấy nói về hiện tượng sư hôn môi, chat sex hoặc ăn chơi nhảy múa, chuyện đạo Phật đang bị tha hóa lâm vào thời mạt pháp, chuyện lợi dụng buôn thần bán thánh khắp nơi… Có vẻ như mấy ông sư này hành nghề chính trị trong chiếc áo vàng th́ hợp lư hơn.

Đoạn chủ yếu của phóng sự này là một vài phút trong pḥng họp. Ở đó có một số người mặc áo vàng nhà sư và một số ăn mặc b́nh thường. Một người đàn ông đang đề nghị thay câu “Không ai được lợi dụng tôn giáo…” bằng câu “cấm tất cả…”. Ở dưới được chú thích bằng ḍng chữ “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch UBĐK Công giáo Tỉnh Bắc Ninh”. Tiếp theo sau, một người được ghi chú là “Linh mục Nguyễn Văn Phùng, chánh xứ Lai Tê, Giáo phận Bắc Ninh” đang nói về cụm từ “công dân có quyền tự do tín ngưỡng” nên thay bằng “Mọi người có quyền…”. Ngay sau đó, phát thanh viên đọc rằng “như trong dự thảo là phù hợp với các quyền và công ước quốc tế…”. Vậy là phần về Công giáo chấm dứt. Vậy cũng là đại diện Công giáo đă “ngầm” được coi như “Đây là khẳng định của đại diện các tôn giáo của Tỉnh Bắc Ninh”.

Lật tẩy bộ mặt dối trá

Thực ra, đây là tṛ lừa đảo và dối trá trắng trợn của Đài Truyền h́nh Trung ương VTV, cũng là một ngón nghề xảo trá thành căn bệnh măn tính của Đài này nói riêng và hệ thống Cộng sản nói chung.

Thực tế, ở Giáo phận Bắc Ninh không hề có một linh mục nào là Nguyễn Quốc Hiếu, lại càng không bao giờ có một linh mục nào tham gia tổ chức mạo danh để đánh phá Giáo hội Công giáo là “Ủy Ban đoàn kết Công giáo”. Người được đưa lên truyền h́nh để mạo danh Linh mục, đó là một người nằm trong cái Ủy Ban này của Đảng Cộng sản. Ông này, thậm chí khi họp UBĐK c̣n không được bầu lên, mà là tṛ “suy cử” để tái giữ chức Chủ tịch UBĐKCG Bắc Ninh.

Người ta vẫn c̣n nhớ rơ, trước đây, khi vụ việc Thái Hà đang thời kỳ căng thẳng. Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội đă từng phong chức cho Nguyễn Huy Bá là giáo dân thành “Linh mục Nguyễn Huy Bá”. Nhân vật này được giáo dân Thái Hà tặng danh hiệu “Giáo gian” nhưng đă được công an phong chức để họp hành, bàn bạc với Giám đốc Công an Hà Nội về việc của nhà thờ và để truyền thông nhà nước đưa lên tuyên truyền.

Điều đáng tiếc cho hệ thống tuyên truyền và nhà nước ở đây là chức Linh mục không giống như tấm bằng giáo sư, Tiến sĩ của môn Mác – Lênin hoặc chuyên ngành xây dựng Đảng, nên không dễ dàng ban tặng bừa băi. Và v́ vậy nên sự dối trá rất dễ bị vạch mặt trước thiên hạ.

C̣n vị linh mục Nguyễn Văn Phùng, Chánh xứ Lai Tê đă nói những ǵ? Theo chúng tôi được thông tin, th́ các linh mục Bắc Ninh dưới sự dẫn dắt của Đức giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng Thư kư Hội Đồng Giám mục Việt Nam, hoàn toàn nhất trí với văn bản của HĐGMVN và luôn luôn phát biểu theo đúng quan điểm này. Trong cuộc họp này, linh mục Nguyễn Văn Phùng đă nói nhiều, nhưng những vấn đề cần nói, đă bị cắt bằng hết. Ở đây, họ chỉ lợi dụng h́nh ảnh và một số tiếng nói của ngài để thực hiện con bài cắt xén nhằm cả vú lấp miệng em, để lừa đảo toàn xă hội.

Việc làm này của Đài THVN tại Bắc Ninh, c̣n nhằm một mục đích bẩn thỉu xuyên tạc khác, là nhằm đánh lừa công luận rằng: Ngay trong Giáo phận của Đức Giám mục Tổng Thư kư, vẫn có linh mục đi ngược lại đường hướng của HĐGMVN vẫn đại diện tôn giáo ḿnh để khẳng định “Vai tṛ lănh đạo của Đảng CSVN đối với đất nước và xă hội là không thể phủ nhận”

Vấn đề ở đây, là việc lừa đảo, cắt xén của Đài Truyền h́nh Quốc gia Việt Nam đă là thói quen, đă là thông lệ và “được pháp luật bảo hộ”. Công dân Việt Nam không lạ ǵ những tṛ này. Người ta c̣n nhớ một cách sâu sắc nhất, đau đớn nhất là bài học của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND Thành phố Hà Nội cách đây chưa lâu. V́ thế việc vẫn có linh mục tham gia cái gọi là “Hội thảo” này để nhà đài có thể giở con bài cắt xén và lừa bịp là một vấn đề cần quan tâm và rút ra bài học dù đă quá muộn. Không phải bỗng dưng mà cha ông ta đă có câu “Chơi với chó, chó liếm mặt”.

Cũng qua những sự việc này, càng ngày người ta càng thấy rơ thực chất vai tṛ và trách nhiệm của cái gọi là Ủy Ban Đoàn kết Công giáo trước Đảng Cộng sản ra sao. Các giáo phận, giáo xứ nên lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho ḿnh khi để loại ung nhọt này tồn tại sinh sôi nảy nở trong ḷng giáo hội.

Việc Đài truyền h́nh Quốc gia chuyên món lừa đảo, dối trá là chuyện không lạ, điều đó mỗi người dân Việt Nam ngày mỗi ngấm. Chuyện lạ là trong thời đại thông tin Internet đă lan truyền khắp mọi nhà, mà nhà đài vẫn cứ muối mặt, bất chấp nhằm tiếp tục ngón nghề này, th́ mới là điều cần bàn về sĩ diện của một quốc gia, một dân tộc.

Ôi, thảm thương thay bộ mặt của một quốc gia: Đài Truyền h́nh Việt Nam.

Hà Nội, ngày 27/3/2013- J.B Nguyễn Hữu Vinh