Friday, January 07, 2011                                                                  trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

CHÍNH ĐẢNG TRONG HIẾN PHÁP HIỆN ĐẠI.

                                                                                                              Ts. NGUYỄN HỌC TẬP

I - Một vài khái niệm lịch sử về chính đảng.

Ai trong chúng ta cũng c̣n nhớ câu nói bất hủ của dân chúng Anh Quốc đối với nhà vua, mở đầu cho việc thiết lập Quốc Hội và thể chế Dân Chủ hiện đại:

   - " No taxation without representation"

 ( Nếu nhà vua không đồng thuận cho làng xă cử người đại diện vào Hội Đồng Tư Vấn thêm nữa, dân chúng làng xă không đồng thuận tăng thuế thêm cho vua) ( Cfr. ANH QUỐC VÀ ĐẠI NGHỊ CHẾ).

Chúng tôi vừa nói là câu đ̣i hỏi trên của dân chúng Anh Quốc là khởi điểm cho tiến tŕnh phát triển Thể Chế Dân Chủ hiện đại, bởi lẽ ư niệm và cách hành xử dân chủ, mặc cho những bất toàn của nó, đă được dân chúng có ư niệm và đem ra áp dụng từ thời Cộng Hoà Athène của Hy Lạp, thế kỷ 2-3 trước Thiên Chúa Giáng Sinh.

Dấu vết của ước vọng, ư niệm và phương thức thực hành đó của dân chúng Hy Lạp thời Cộng Hoà Athène c̣n động lại trong các ngôn ngữ Tây Âu hiện nay:

- " Democracy ( Anh Ngữ), Démocratie ( Pháp Ngữ), Democrazia ( Ư Ngữ), Demokrátie ( Đức Ngữ) và Democratia ( La Ngữ)...đều phát xuất từ         " Demokratía" ( Hy Lap ), là từ ngữ kép do " Demos: dân chúng; krátos, quyền hành): quyền hành hay quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân; dân chúng là chủ nhân của quyền lực Quốc Gia.

Dân chúng là chủ nhân, do đó dân chúng có quyền

   - quyết định đường lối tổ chức Quốc Gia, theo ư hướng nào, chương tŕnh áp dụng thực định nào mà ḿnh nghĩ là lợi ích, hiệu năng và không thiên vị bé phái,

   - chọn người mà ḿnh nghĩa là xứng đáng, hợp với ước muốn của ḿnh để lănh đạo, điều hành quản trị Quốc Gia.

Ngoài ra chúng ta cũng có

- " Isonomía" , ( do Isos, như nhau; nómos, luật lệ): luật lệ như nhau cho hết mọi người hay " mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật " ( từ đó phát sinh isonomie ( Pháp Ngữ), isonomy ( Anh Ngữ),

- " Iségoria " ( do Isos, như nhau; agorà, cộng đồng): mọi người đều như nhau trong cộng đồng đang nhóm họp, mọi người đều như nhau, có quyền phát biểu ư kiến như nhau trong lúc cộng đồng đang nhóm họp hay " tự do ngôn luận", nói theo ngôn ngữ của chúng ta.

Và rồi chúng ta cũng biết, cứ đến định kỳ, người dân trong Thị Xă " Polis ", được triệu tập ra công trường để rút thăm chọn nhóm người mới, thay cho nhóm lănh đạo đương quyền, để điều hành Thị Xă trong nhiệm kỳ tới.

Đó là phương thức " dân chủ luân phiên ": trong thể chế dân chủ, không ai là người hay nhóm người điều hành cố nắm quyền ngồi lỳ đó vô hạn định.

Nhóm lănh đạo trong thể chế dân chủ phải được luân phiên, thay thế theo định kỳ.

C̣n nữa, dân chúng cũng tựu họp ra công trường thành phố để quyết định bằng cách giơ tay hay hô to để tán đồng hoặc bất tín nhiệm cách hành xử của nhóm đương quyển về đường lối điều hành quản trị Thị Xă họ đang thi hành, hay dự tính sắp thi hành, có lợi hay có hại cho cuộc sống chung của Thị Xă và cũng liên quan đến cuộc sống riêng tư của từng người.

Nói tóm lại, một thể chế muốn được coi là Dân Chủ hay Không Dân Chủ, cần có những đặc tính:

    a) Người dân có quyền quyết định đường lối tổ chức thị xă và quyền quyết định ủy thác cho ai là người ḿnh tin cậy, xứng đáng điều hành quyền lực Thị Xă.

   b) Mọi người đều có quyền b́nh đẳng như nhau. Trong Thị Xă, không ai là người " thấp cổ bé miệng", bị kẻ mạnh thế " cả vú lấp miệng em".

   c) Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, nói lên ư kiến của ḿnh về đường lối và các quản trị, điều hành phải có cho lợi ích chung của Thị Xă.

   d) Giới hành quyền điều hành, quản trị Thị Xă phải được luân phiên, thay đổi theo định kỳ nhứt định.

   e) Quyền hành được dân chúng ủy thác cho giới đương quyền điều hành, dân chúng có quyền kiểm soát, " chuẩn y hay bác bỏ", bắt buộc giới đương quyền phải thay đổi đường lối làm việc hay bị băi nhiệm truớc định kỳ.

Dân Chủ là vậy, có những đặc tính hay không của thể chế Dân Chủ.

Một Quốc Gia  không có những đặc tính trên của thể Dân Chủ, không thể được gọi là Quốc Gia Dân Chủ, dầu cho các nhóm lănh đạo Quốc Gia đó có muốn gọi Quốc Gia dưới ngôn từ ǵ măc họ, " Dân Chủ Nhân Dân", " Dân Chủ Tập Trung" ...hay ǵ ǵ đó cũng vậy.

  Trở lại " No taxation without representation " của dân chúng Anh, v́ nhà vua cần thêm ngân khoản để chi phí, nên nhượng bộ,  điều kiện làm cho các thôn ấp " Commons " được cử thêm người đại diện vào Hội Đồng Tư Vấn ( cho đến lúc đó, thành phần gồm các nhà qúy tộc và các lănh chúa ).

Làng xă thôn ấp cử được đại diện của họ,  hiện diện để   bàn thảo với vua, nói lên ước vọng của dân chúng địa phương, cộng tác vào đường lối chung để điều hành đất nước ( Beyme von K., Party Leaderschip anh Change in Party System: Towards a Post - Modern Party State?, GO 1996, 135s).

Tuy được cử thêm nhiều đại diện vào Hội Đồng Tư Vấn để góp ư với vua, nhưng những đóng góp ư vẫn c̣n nằm trong chính hướng của Quân Chủ tuyệt đối, đường lối lănh đạo Quốc Gia chỉ do nhà vua quyết định ( sau khi nghe dân chúng và họp riêng với Hội Đồng Tư Vấn).

Dần dần đại diện của nhiều làng xă

   - có cùng một số nhu cầu địa phương tương tợ nhau, họp nhau thành những nhóm hợp nhứt ,

   - từ nhiều làng xă khác nhau, để có tiếng nói mạnh hơn đối với vua, khiến vua phải chú ư đến nhu cầu của một số thôn ấp được các nhóm đại diện đưa ra.

Và đó cũng là khởi điểm cho tập họp các nhóm trong Hội Đồng Tư Vấn, tiền thân của các nhóm lực lượng chính trị trong Quốc Hội hiện tại.

T́nh trạng vừa kể vẫn c̣n được kéo dài đến hết thế kỷ XIX ở Anh Quốc, đến cuộc Cách Mạng Pháp Quốc 1789 và cả một ít thời gian sau đó.

Các đại diện của thôn ấp hay của dân chúng họp nhau thành nhóm, bàn cải trong Hội Đồng Tư Vấn ở Anh  hay trong Đại Hội Đồng ở Pháp vẫn là góp ư trong nhăn quang chính hướng của Quân Chủ tuyệt đối hay của Đại Hội Đồng đơn độc đưa ra.

Nhưng đồng thời với số lượng đại diện được cử vào Hội Đồng Tư Vấn hay Đại Hội Đồng tăng thêm,

   - dân chúng tại cùng một làng xă thôn ấp cũng không c̣n đồng thuận chỉ chọn người nầy hay người kia theo ư muốn của một vài người chỉ đạo nào đó, mà nhiều nhóm người khác nhau được nảy sinh chủ trương chọn người mà ḿnh cho là  có khả năng, hợp t́nh hợp ư với ḿnh.

   - kế đến  nhiều nhóm, nhiều ủy ban vận động bầu cử tại địa phương,  các làng xă thôn ấp được nảy sinh để tuyển người đại diện.

Nhiều nhóm vận động bầu cử được phát sinh, dĩ nhiên kéo theo quyền bầu cử cũng được mở rộng, để mỗi nhóm có thể thu được nhiều lá phiếu đồng thuận, chọn bồ nhà của ḿnh làm đại diện.

Và đó là tiến tŕnh dần dần đưa đến việc phổ thông đầu phiếu, được thực hiện vào phần cuối của hậu bán thế kỷ XIX ( G. De Vergottini, Diritto Costituzionale Comparato, V ed., Cedam, Padova 1999, 332-333).

Đề nghị với Chính Quyền trung ương

   - xây cây cầu trước hay đấp con lộ bên kia bờ sông trước;

   - xây trường học trước hay xây viện dưỡng lảo trước;

   - nới rộng văn pḥng hành chánh xă ấp trước hay trạm cứu thương trước?

Đó là những câu hỏi và c̣n nhiều câu hỏi khác do nhu cầu ở xă ấp đ̣i hỏi, mỗi câu hỏi hay một nhóm câu hỏi được ủy ban vận động bầu cử, để cử người đại diện của ḿnh vào Hội Đồng Tư Vấn, vào Đại Hội Đồng để tường tŕnh và đặt thành yêu sách.

   - Và như vậy ở xă ấp khởi sinh ra nhiều ủy ban vận động khác nhau, tùy theo cái nh́n của mỗi ủy ban cho đâu là ưu tiên cần đ̣i hỏi trước.

   - Dần dần các ủy ban cũng không c̣n hạn hẹp cái nh́n của ḿnh vào nhu cầu địa phương thôn ấp, mà mở rộng đến cả nhu cầu và ước vọng chung cho cả đất nước.

Ư kiến của địa phương

   - không c̣n là ư kiến để đáp lại các nhu cầu địa phương,

   - mà là ư kiến của những người dân sống ở địa phương nói lên lư tưởng, nhu cầu và ước vọng của đất nước.

Nói cách khác, mỗi ủy ban có " đường lối chính trị " của ḿnh đối với đất nước.

Và như vậy ủy ban vận động bầu cử tiên khởi ở thôn ấp địa phương mặc nhiên biến thành đảng phái chính trị.

Đảng phái chính trị được phát sinh như vừa kể, được tổ chức

   - có người lănh đạo,

   - có chương tŕnh về đường lối tổ chức Quốc Gia hay " Politiké" ( do " Polis" ( Thi Xă ): đường lối tổ chức cho cuộc sống chung trong Thi Xă được trôi chảy ,

   - đường lối chính trị, được nghĩ ra và kỳ vọng Chính Quyền trung ương phải thực hiện ( C. Mortati, Istituzioni di diritto pubblico, II ed., Cedam, Padova 1978, 879-882).

Nhiều chính đảng ở các làng xă thôn ấp có cùng một lư tưởng, nhu cầu và ước vọng giống nhau, kết tựu lại với nhau thành chính đảng có tầm vóc Quốc Gia.

Mỗi chính đảng có

- nội quy tổ chức cơ cấu,

- chương tŕnh hoạt động của các thành viên,

- tuyển chọn người lănh đạo,

- phổ biến lư tưởng và chương tŕnh hành động của ḿnh đến dân chúng, tạo dư luận để được dân chúng đồng thuận ủng hộ đường lối và ủng hộ chọn đại diện vào Quốc Hội trong kỳ bầu cử tới.

Như vậy với các quyền

- tự do lập hội và gia nhập hội,

- tự do ngôn luận để chuyển đạt đến dân chúng lư tưởng, nhu cầu và ước vọng mà ḿnh cho là chính đáng cho Quốc Gia,

- quyền tự do hội họp, gặp nhau để cùng nhau thảo luận, trao đổi ư kiến và đi đến quyết định chung để hành động,

Cộng Đồng Quốc Gia từ một tập thể ô hợp, vô danh và không có ư kiến về xác thực chính trị,  được biến thành

   - nhiều tập thể có tổ chức,

   - có đường lối chính trị Quốc Gia.

Nhiều chính đảng có ư kiến, lư tưởng, nhu cầu và ước vọng  khác nhau, sẽ gặp nhau cùng đối thoại, tranh chấp, cắt xén, hảm thắng, khuyến khích, góp ư kiến thành đường lối chính trị Quốc Gia sung măn, dồi dào trong thể chế Dân Chủ Đa Nguyên. 

Dĩ nhiên muốn thực hiện được điều vừa kể,

- các chính đảng phải được tự do thiết lập,( tự lập hội và gia nhập hội),

- một khi được thiết lập, ( và ngay cả trong thời gian trước khi được thiết lập), ủy ban vận động bầu cử hay chính đảng phải có quyền chuyển đạt lư tưởng, nhu cầu và ước vọng, cũng như chương tŕnh thực hiện đến dân chúng, ( tự do ngôn luận),

- chính đảng được thiết lập, có quyền truyền đạt tư tưởng của ḿnh đến dân chúng và phải có cơ hội để gặp gở bàn luận, trao đồi tư tưởng với dân chúng, ( tự do hội họp).

Nói tóm lại không

- có tự do thành lập chính đảng,

- tự do ngôn luận

- và tự do hội họp,

như là những điều kiện tiên quyết phải có trước cuộc bầu cử  một thời gian, để chuẩn bị, không có các quyền vừa kể để thực hiện các yếu tố cần thiết, có bầu cử cũng như không, hay chỉ là bầu cử giả tạo "Đảng cử dân bầu ".

 Đường lối chính trị được thành h́nh như vừa kể, 

- sẽ được các người đai diện được bầu cử của các chính đảng đưa vào bàn thảo trong Quốc Hội,

- được Quốc Hội đồng thuận  " chuẩn y hay bác bỏ "  thành luật pháp

- và là định hướng để thực hiện,  " hành pháp" , của Chính Quyền, sau khi Chính Quyền được Quốc Hội " chuẩn y " là có đường lối chính trị đúng đắn, hợp với chính hướng của Quốc Hội, cơ quan được dân chúng tuyển chọn trong cuộc phổ thông đầu phiếu vừa qua.

Chương tŕnh hoạt động hợp với chính hướng của Quốc Hội sẽ được Quốc Hội " chuẩn y " và Chính Quyền đó sẽ được tín nhiệm, " chính danh " để hoạt động, hành xử quyền lực Quốc Gia:

- " Chính Quyền phải được sự tín nhiệm của cả hai Viện Quốc Hội.

    Nội trong mười ngày, sau khi được thành lập, Chính Quyền phải đến tŕnh diện trước Quốc Hội để được tín nhiệm" ( Điều 94, đoạn 1 và 3 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

Qua những ǵ vừa kể, chúng ta thấy rằng trong một Quốc Gia Dân Chủ, chính đảng là chiếc gạch nối giữa Cộng Đồng dân chúng c̣n có chính kiến ô hợp, chưa phân biệt và tổ chức Quốc Gia hành xử quyền lực theo " đường lối chính trị Quốc Gia "

   - đă được so sánh,

   - đối chiếu,

   - cắt bớt, hảm thắng,

   - góp ư làm cho dồi dào hơn và xác định phải thực thi.

Hiểu như vậy, chúng ta thấy sự nẩy sinh ra các chính đảng đánh dấu khuôn mẫu tổ chức Quốc Gia khác với khuôn mẫu cá nhân lănh đạo của nền quân chủ cũng như của thể chế độc tài đảng trị ( độc đảng) một thời, hiện nay lỗi thời và phải đă chấm dứt.

Thay vào đó bằng cách tổ chức " Quốc Gia của Các Chính Đảng " hay Quốc Gia Dân Chủ Đa Nguyên cũng vậy ( C. Mortati, op. cit., 883).

Nhưng tiến tŕnh thành h́nh chính đảng biến thể từ ủy ban vận động bầu cử thời Hội Đồng Tư Vấn của vua đến chính đảng là tổ chức nói lên tiếng nói của người dân, qua việc tuyển chọn người đại diện vào Quốc Hội như hiện nay, không phải là con đường thẳng lối lúc nào cũng tiến hành trôi chảy.

Đọc lại định chế của nhiều Quốc Gia, chúng ta thấy các chính đảng từ

   a) - bị ngược đải, bị coi  như là mối đe doạ cho việc lănh đạo và thực thi đường lối chính trị Quốc Gia của vua hay Đảng và Nhà Nước ( trong các thể chế độc tài, trong đó thể chế Cộng Sản độc tôn là tiêu biểu),

   b) - qua giai đoạn nhận biết và hợp pháp hoá, nhưng được xem là dững dưng như bất cứ hiệp hội thân hữu nào khác,

   c) - và sau cùng tiến đến trạng thái như hiện nay ở các nước dân chủ, chính đảng được xem là cơ chế không thể thiếu để bảo đảm thực thi giá trị và cơ chế hiến định ( Triepel H., Die Staatsverfasssung und die politischen Parteien, Berlin 1927 ).

II - Chính đảng trong Hiến Pháp Tây Âu hiện đại.

1 - Hiến Pháp bảo chứng các chính đảng.

Người dân được Hiến Pháp bảo vệ quyền phát biểu ư kiến của ḿnh về đường lối chính trị lănh đạo Quốc Gia và hội nhập với người khác thành tổ chức để tăng thêm sức mạnh cho tiếng nói ḿnh,  phải được lắng nghe.

   Đó là những ǵ chúng ta gặp được khắp đó đây trong các Hiến Pháp Dân Chủ Tây Âu:

- " Mọi công dân đều có quyền tự do  gia nhập thành chính đảng, để cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia" ( Điều 49 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

- " Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần các tổ chức xă hội, nơi mỗi cá nhân phát triển con người của ḿnh..." ( Điều 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc),

( Cfr. điều 29, đoạn 1 Hiến Pháp 1975 Hy Lạp; điều 51, Hiến Pháp 1976 Bồ Đào Nha).

Điều 2 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc vừa trích dẫn,

" Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo vệ con người như cá nhân hay con người như thành phần các tổ chức xă hội trung gian , nơi mỗi cá nhân phát triển con người của ḿnh..."

cho thấy tính cách bảo chứng của Hiến Pháp đối với sự hiện hữu và hoạt động của chính đảng.

Bởi lẽ chính đảng cũng là một h́nh thức " tổ chức xă hội trung gian, nơi mỗi cá nhân phát triển con người của ḿnh" mà " Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm".

Như vậy

   - bảo chứng cho chính đảng hiện hữu và hoạt động là " nhận biết và bảo vệ con người với các quyền bất khả xâm phạm của ḿnh".

Đó cũng là những ǵ Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức đứng ra bảo đảm quyền tự do thành lập, cấu trúc nguyên vẹn và tự do hoạt động để mưu ích cho Quốc Gia:

- " Các chính đảng cùng nhau cộng tác để thiết định ư muốn chính trị của dân chúng. Các chính đảng được tự do thành lập, định chế nội quy của chính đảng phải phù hợp với các nguyên tắc căn bản dân chủ. Các chính đảng phải bạch hoá nguồn tài trợ tài chánh của ḿnh" ( Điều 21, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Hiến Pháp đứng ra bảo chứng

   - chính đảng được tự do thành lập,

   - bảo chứng chính đảng hiện hữu không ai được đe doạ và tự do hoạt động để mưu ích cho đất nước,

    * " cộng tác thiết định ư muốn chính trị của dân chúng " ( Điều 21, đoạn 1 Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Bảo chứng những điều vừa kể, mặc nhiên Hiến Pháp bảo chứng đặc tính Dân Chủ Đa Nguyên của thể chế Quốc Gia, đa nguyên đa đảng, " các chính đảng được tự do thành lập".

Nhưng " đa nguyên đa đảng", như trên đă nói, không phải là " nguyên" nào cũng được, ai muốn hành xử sao cũng được, mà là " Dân Chủ Đa Nguyên", mỗi " nguyên" phải tổ chức và hành động trong khuôn khổ Thể Chế Dân Chủ:

    - " định chế nội quy các chính đảng phải phù hợp với nguyên tắc căn bản dân chủ..." ( Điều 21, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Hành động đạp đổ, đả phá, độc tài, mọi rợ xem con người như thú vật của Đảng  Đức Quốc Xă và của Đảng Cộng Sản thời Hiến Pháp Weimar 1919, cũng như của bất cứ chế độ độc tài nào khác, đang hiện hành cũng vậy, các Hiến Pháp Tây Âu không ngần ngại xem là cách hành xử mọi rợ và đặt ra ngoài ṿng pháp luật:

-  " Các chính đảng có mục đích hay cách hành xử của các thành viên thuộc hệ nhằm hủy hoại hoặc loại trừ định chế căn bản dân chủ hay hăm doạ sự tồn vong của Cộng Hoà Liên Bang Đức là những chính đảng bất hợp hiến" ( Điều 21, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

( Cfr. điều 4, Hiến Pháp 1958 Pháp Quốc; điều 7, Hiến Pháp 1975 Thụy Điển; điều 114, Hiến Pháp 1976 Bồ Đào Nha; điều 6, Hiến Pháp 1978 Tây Ban Nha).

2 - Quyền hành các chính đảng trong Hiến Pháp.

Trong tinh thần " nh́n nhận và bảo vệ các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người " ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc) vừa kể, các Hiến Pháp hiện đại bảo chứng các chính đảng

- lựa chọn các đại diện trong Quốc Hội,

- cộng tác để kiến tạo đường hướng chính trị Quốc Gia,

- tựu họp thành các khối lực lượng chính đảng trong các Ủy Ban Quốc Hội,

- xác định tiêu chuẩn cung cấp và xử dụng tài chánh,

- xác định các lănh vực tư lập trong hoạt động của ḿnh.

   a) Vai tṛ tuyển chọn các đại diện của ḿnh vào Quốc Hội.

Đó là một trong những quyền căn bản của các chính đảng trong các Hiến Pháp hiện đại:

- " Các chính đảng và các nhóm chính trị hợp tác để diển tả ư muốn dân chúng trong các cuộc bầu cử " ( Điều 4, Hiến Pháp 1958 Pháp Quốc),

- " Chính đảng là bất cứ một hiệp hội nào hay một tập họp các nhóm cử tri nào tham gia vào các cuộc bầu cử " (Điều 7, Hiến Pháp 1975 Thụy Điển).

Và rồi tất cả các định chế pháp luật đa đảng đều chứa đựng những đạo luật về

- việc tuyển chọn các ứng viên,

- giới thiệu ứng viên với cử tri,

- phương thức vận động bầu cử,

- phương thức xác định lượng số phiếu theo đa số tuyệt đối hay đa số tỷ lệ, theo tỷ lệ thuần túy hay hổn hợp, hoặc đơn danh.

- phương thức xác định và phân chia số ghế trong Quốc Hội ( Cfr., LUẬT BẦU CỬ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC ).

b+c) Cộng tác kiến tạo đường hướng chính trị Quốc Gia.

Các chính đảng, qua cuộc bầu cử, đưa người của ḿnh vào Quốc Hội là mặc nhiên nói lên tiếng nói của ḿnh, đại diện cho dân chúng, góp phần xây dựng đường hướng chính trị Quốc Gia.

- " Các chính đảng hợp tác kiến tạo ư muốn chính trị của dân chúng " ( Điều 21, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

- " ...các chính đảng cùng nhau hợp tác theo phương thức dân chủ thiết định lối chính trị Quốc Gia" ( Điều 49 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

- "... hoạt động của các chính đảng phải phục vụ tác động tự do của các cơ chế dân chủ " ( Điều 29 Hiến Pháp 1975 Hy Lạp).

- " ...các chính đảng tham dự vào các cơ chế được thiết lập dựa trên phổ thông đầu phiếu và hướng dẫn ư muốn chính của dân chúng" ( Điều 114 Hiến Pháp 1976 Bồ Đào Nha).

Một số Hiến Pháp Tây Âu khác c̣n công nhận các chính đảng  tham dự tích cực vào các cơ chế hiến định khác, như

- tham dự vào tác động của Quốc Hội tín nhiệm hay bất tín nhiệm Chính Quyền,

- nhiệm vụ, " lập pháp", " chuẩn y hay bác bỏ " các dự án luật của Chính Quyền qua các tiếng nói đại diện của ḿnh trong Quốc Hội.

- động tác ảnh hưởng giữa đa số đương quyền có khả năng quyết định ( trong Quốc Hội cũng như nơi Chính Quyền) và thành phần thiểu số đối lập, có khả năng hảm thắng, cắt tỉa, chỉnh hướng, góp ư kiến thêm dồi dào, để việc lănh đạo Quốc Gia được có hiệu lực, hiệu năng và không thiên vi.

- thành lập các nhóm dân biểu Quốc Hội, Ủy Ban Thường Trực cũng như các Ủy Ban Chuyên Môn với các thành viên được tính theo đa số tỷ lệ của các dân biểu, thế nào để bất cứ thành phần nào, đa số cũng như thiểu số đều có tiếng nói, đại diện cho dân chúng trên bất cứ phần đất nào của Quốc Gia:

   * " Quốc Hội cũng có thể thiết định trong trường hợp nào và dưới h́nh thức nào việc " chuẩn y " các dự án luật được ủy thác cho các Ủy Ban Chuyên Môn, hay Ủy Ban Thường Trực, được cấu tạo thế nào để phản ảnh tỷ lệ các nhóm dân biểu trong Quốc Hội..." ( Điều 72, đoạn 3 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

   * " ( Để thực hiện công việc điều tra), một Ủy Ban Điều Tra được thiết lập gồm thành phần là các thành viên của Quốc Hội, thế nào để phản ảnh được tỷ lệ của các nhóm dân biểu khác nhau. Ủy Ban Điều Tra tiến hành các cuộc điều tra và duyệt xét có quyền lực và giới hạn như cơ quan tư pháp" ( Điều 82, đoạn 2, id.).

( cfr. Điều 180, Hiến Pháp 1976 Bồ Đào Nha, xác định các chi tiếc tổ chức các nhóm dân biểu Quốc Hội).

( Manzella A., Il Parlamento, II ed., Zanichelli, Bologna 1991, 67s; Maisl  H., Les groupes parlementaires a l'Assemblée Nationale, RDPSP, 1970, 1005s).

d) Nguồn tài trợ tài chánh cũng như việc xử dụng các phương tiện

-  có ảnh hưởng không nhỏ trong hoạt động chính trị của các chính đảng,

- lúc vận động tranh cử,

- ảnh hưởng đến cử tri,

- cũng như tính cách công bằng để các chính đảng đều b́nh đẳng trong việc các đại diện của ḿnh được tuyển chọn,

nhiều định chế ở các Quốc Gia được đề thảo ra để xác định tiêu chuẩn cho việc cung cấp và xử dụng vừa kể ( Heidenheimer A.J. and Langon F.C.. Business Associations and the Financing of Political Parties, The Hague 1968; Colinet F. et Devys B., Pratique du financement des campagnes électorales, Lyon-Paris 1995).

   *  Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức xác định việc các chính đảng phải bạch hoá trước công chúng " nguồn tài trợ " của ḿnh:

     -  "...các chính đảng phải phổ biến công khai nguồn gốc các phương tiện tài chánh của ḿnh" ( Điều 21, đoạn 1b Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

   * Các đạo luật về vận động bầu cử của Hoa Kỳ cũng ra định chế giới mức ngân khoản tối đa có thể tài trợ cho các ứng viên ( Federal Elections Campaign Act 1971, 1974 and 1976 USA).

   * Ở Anh Quốc đạo luật 1978 giới hạn ngân khoản mỗi chính đảng có thể chi tiêu trong các cuộc vận động bầu cử ( Representation of People Act 1978, United Kingdom).

Và dần dần để tránh những nguồn tài trợ " chui ngă hậu", " dúi bao thư dưới tay" của các tư nhân hoặc tổ chức tư nhân cho các chính đảng, một số Quốc Gia quyết định tài trợ các chính đảng bằng công qủy và hạn chế hay ngăn cấm các nguồn tài trợ tư nhân, để trong các cuộc vận động bầu cử, các chính đảng đều có cơ hội đạt được kết quả như nhau:

   * tài trợ bằng cách hoàn trả lại các khoản chi phí cho cuộc vận động bầu cử, theo tỷ lệ số phiếu mỗi đảng nhận được ( Cộng Hoà Liên Bang Đức, Luật 24.07.1967, 1969: trang trải các cuộc bầu cử Liên Bang ( Bund), lẫn Tiểu Bang ( Laender).

   *  tài trợ bằng cách hoàn trả lại các chi phí bầu cử, tùy theo tỷ lệ số ghế mỗi chính đảng đạt được trong Quốc Hội ( Thụy Điển, Luật 1.1.1969; Phần Lan, Luật 10.01.1969).

   * tài trợ bằng cách hoán trả lại cả chi phí bầu cử lẫn các hoạt động thường nhật của chính đảng ( Ư Quốc, Luật 02.05.1974, n. 175; Luật 10.12.1993, n. 515: chi phí bầu cử được hoàn lại theo tỷ lệ số phiếu chính đảng đạt được).

Những ǵ vừa kể cho thấy các Hiến Pháp và Luật Pháp Tây Âu không những nh́n nhận vai tṛ chính thức của các chính đảng, mà c̣n xem chính đảng  bảo đảm cho thể chế dân chủ, lợi ích các chính đảng

   * " cộng tác thiết định đường lối chính trị Quốc Gia " ( Điều 49, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc),

- được hiệu dụng hơn và tránh thiên vị, đáp ứng lại được lư tưởng, nhu cầu và ước vọng của người dân,

- làm cho đường lối chính trị Quốc Gia thành đa nguyên, đa diện hơn, sung măn hơn.

Trong ư thức đó dần dần chính Quốc Gia không những chính thức công nhận, mà c̣n đứng ra đài thọ các chi phí cho chính đảng.

Bởi lẽ hoạt động của chính đảng, trong Thể Chế Dân Chủ, là hoạt động cho công ích.

3 -  Tự lập và giới hạn.

Trong Thể Chế Dân Chủ, cá nhân hay tập thể " con người như cá nhân hay con người như thành phần các tổ chức xă hội trung gian " ( Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc), đều được " Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm..." ( id.) của ḿnh,

nhưng là " các quyền và tự do " đó không thể được tổ chức và hành xử đi ra ngoài lư tưởng và thể thức dân chủ.

- Tổ chức nội bộ phải phù hợp với các nguyên tắc căn bản dân chủ: " định chế nội bộ của các chính đảng phải phù hợp với các nguyên tắc căn bản dân chủ" ( Điều 21, Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

- Các hoạt động của chính đảng phải phù hợp với thể thức dân chủ: " ...để cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia" ( Điều 49 Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

- * Các hoạt động " ...phải tôn trọng các nguyên tắc độc lập Quốc Gia và dân chủ trong chính trị " ( Điều 10, đoạn 2 Hiến Pháp 1976 Bồ Đào Nha)

  * Hoạt động của chính đảng "...nhằm hợp tác một cách dân chủ để kiến tạo ư muốn dân chúng" ( Điều 51, đoạn 1, id.).

Một đôi khi Hiến Pháp cũng đứng ra chỉ thị rơ rệt giới hạn và phương thức trừng phạt các chính đảng mang ư thức hệ ngược lại lư tưởng và nguyên tắc dân chủ của Hiến Pháp:

- " Các chính đảng có mục đích hay cách hành xử của các thành viên thuộc hệ nhằm hủy hoại hoặc loại trừ định chế căn bản dân chủ hay hăm dọa sự tồn vong của Cộng Hoà Liên Bang Đức, là những chính đảng bất hợp hiến..." ( Điều 21, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức),

- * " Cấm ngặt việc tổ chức lại, dưới bất cứ h́nh thức nào, đảng Phát Xít vừa mới bị giải tán" ( Điều XII, Các Đạo Luật Chuyển Tiếp và Kết Thúc, Hiến Pháp 1947 Ư Quốc).

  * Đạo luật Ư Quốc 20.06.1952: cấm các hiệp hội, tổ chức có khuynh hướng Phát Xít.

- " ...cấm các tổ chức áp dụng ư thức hệ Phát Xít " ( Điều 46, đoạn 6 Hiến Pháp 1976 Bồ Đào Nha).

- Ở Hoa Kỳ, Internal security Act, 23.09.1950 và Comunist Control Act, 19.08.1954: chống lại mọi tổ chức, hiệp hội cộng sản.

Để áp dụng những ǵ Hiến Pháp và Luật Pháp giới hạn vừa kể, định chế của các Quốc Gia Dân Chủ Tây Âu thường giao quyển kiểm soát cho các tổ chức hành chánh và tư pháp, với sự can thiệp của Viện Bảo Hiến để xác định tính cách hợp hiến hay vi hiến

- "...Đối với tính cách vi hiến Viện Bảo Hiến Liên Bang ( Bundesverfassungsgericht) sẽ phán quyết " ( Điều 21, đoạn 2b Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Trong trường hợp vi phạm các điều khoản hiến định hay pháp định vừa kể, các chính đảng sẽ bị phạt vạ và có thể bị giải tán, tùy trường hợp               ( Stollberg F., Die Verfassungsrechtlicken grundlagen des Parteiverbots, Berlin 1976).

Đọc qua những ḍng vừa viết, chúng ta có thể kết luận được ǵ?

Dĩ nhiên chính đảng không phải là cơ chế hiến định thông thường, Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, như chúng ta đều biết.

Nhưng chính đảng cũng không phải là " tổ chức xă hội trung gian " xa lạ, bởi lẽ chính Hiến Pháp không những đứng ra nhận biết mà c̣n

- khuyến khích người dân hăy "gia nhập chính đảng để cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ thiết định đường lối chính trị Quốc Gia ",

- nhận biết lợi ích của chính đảng là " ...cộng tác theo phương thức dân chủ thiết định đường lối chính trị Quốc Gia", " ...hợp tác kiến tạo ư muốn chính trị của dân  chúng",

- kế đến không những xác định lănh vực và phương thức và lằn mức để hoạt động, không phương hai đến người dân, không phương hại đến Thể Chế Dân Chủ  người dân mong muốn, mà c̣n quy trách cho Quốc Gia đài thọ các chi phí để các chính đảng có đủ phương tiện hoạt động và hoạt động theo nguyên tắc b́nh đẳng, khỏi bị mua chuộc,  lủng đoạn, luồng cúi, nhứt là từ các phe nhóm với ư thức hệ chống lại thể chế Nhân Bản và Dân Chủ.

Những ǵ vừa kể cho thấy không những Hiến Pháp nh́n nhận, mà c̣n đứng ra bảo vệ và ủng hộ bằng tài trợ các chính đảng!

Ư thức của dân chúng trong Thể Chế Dân Chủ, được biểu tượng qua các điều khoản của Hiến Pháp, cho thấy sự xác tính đối với tính cách quan trọng thiết yếu của các chính đảng:

    - không có chính đảng, không có dân chủ.

   - Về ư thức chính trị, cộng đồng dân chúng trong  Quốc Gia nguyên thủy chỉ là một mớ khái niệm ô hợp về chính trị.

   - Chính các chính đảng mới là " những tổ chức xă hội trung gian" đứng ra thu nhận, phân loại, xếp đặt tổ chức thành từng nhóm, từng khuynh hướng.

   - Các nhóm, các khuynh hướng, các chính đảng được tổ chức sẽ có cơ hội chọn người đại diện vào Quốc Hội, nói lên lư tưởng, nhu cầu và ước vọng của nhóm ḿnh,

   - sắp xếp hoà hợp với những nhóm khác " kiến tạo ra đường lối chính trị Quốc Gia", xác nhận định hướng cho Quốc Gia.

Các dân biểu Quốc Hội, với định hướng được phát biểu qua cuộc bầu cử và ḿnh được chọn làm đại diện, sẽ cùng nhau soan thảo ra các văn bản, các đạo luật, trong ánh sáng tiền liệu trước đó của Hiến Pháp, biến chính hướng thành luật pháp để Chính Quyền đem ra thi hành, đem lại lợi ích cho Quốc Gia.

Hiểu được như vậy, chúng ta hiểu được vai tṛ trung gian quan trọng của chính đảng.

Nhưng muốn có các chính đảng được thành lập, thể chế Quốc Gia phải bảo đảm được tư do ngôn luận.

Không có tự do ngôn luận, không ai có thể nói cho người khác biết quan niệm dân chủ xây dựng đất nước của ḿnh, kêu gọi và thuyết phục người khác hợp chung với ḿnh thành chính đảng.

Và một khi đă tổ chức được chính đảng, chính đảng cũng phải có tự do ngôn luận để tŕnh bày cho người dân lư tưởng, nhu cầu, ước vọng và chương tŕnh thực hiện cho đất nước những ǵ đảng ḿnh đề ra, nói với người dân trong dịp tụ họp nhau, bàn cải nhau, học hỏi nhau và cùng đút    kết,  kết luận chung phải thi hành, chọn người xứng đáng đại diện để nói lên tiêng nói của ḿnh.

Như vậy, muốn có chính đảng phải có tự do ngôn luận.

Muốn cho chính đảng hoạt động, tranh luận, đối chiếu, chọn lọc để định hướng, chọn người ra ứng cử vào Quốc Hội, " ...cộng tác theo thể thức dân chủ kiến tạo đường lối chính trị Quốc Gia", phải có tự do hội họp.

Nói tóm lại:

- không có chính đảng được tự do thành lập,

- không có tự do ngôn luận,

- không có tự do hội họp,

sẽ không có Quốc Hội Dân Chủ.

Và không có Quốc Hội Dân Chủ, cũng sẽ không có Chính Quyền hành xử quyền lực một cách Dân Chủ!

Một Quốc Gia không có Chính Quyền hành xử quyền lực một cách dân chủ, mức sống của Quốc Gia đó là mức sống ǵ và đâu là địa vị của con người trong cuộc sống quốc Gia?

Quư vị có thể t́m đọc toàn bộ Tài Liệu về Hiến Pháp của Giáo Sư Nguyễn Học Tập tại: