Tuesday, May 27, 2014                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Chiến tranh Việt - Trung, có hay không?

Hiện tại, nhắc đến đề tài chiến tranh là điều hoàn toàn không nên, bởi tai ương này đă đến quá gần và có thể nổ ra bất ḱ giờ phút nào trên dải đất h́nh chữ S này. Nhưng nếu không nhắc đến nó cũng không được, v́ đó là một thực tế mà mỗi người cần phải chuẩn bị và chọn cho ḿnh một tâm thế cũng như một sự chuẩn bị khả thể nhất cho mạng sống và tính mạng cộng đồng, quốc dân.

Khi tôi viết những ḍng này, không phải dựa trên dữ liệu những bức ảnh về quân đội và vũ khí của Trung Quốc đang dịch chuyển dần về biên giới Đồng Đăng, cũng không dựa trên chuyện giàn khoan HD 981, v́ những chuyện đó đă là bài ngửa, không cần đoán hay phân tích nữa. Vấn đề tôi muốn nói đến ở đây là phe trục và bí mật khí tài.

Cũng xin nhắc lại một vấn đề trong chiến tranh mà đúng hơn đó là một bài học xương máu; Trung Quốc có địa h́nh hiểm trở không kém ǵ Việt Nam, điều này nói lên rằng trong chiến lược và địa h́nh, quân đội Trung Quốc không phải là loại quân không biết đánh du kích hoặc lơ ngơ với chiến trận núi non, rừng già. Bộ đội Việt Nam sẽ rất khó khăn để đối phó với lực lượng chuyên đánh trận theo địa h́nh này của Trung Cộng, bằng chứng là năm 1979, họ đă tiến sang các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và chốt ở đó khá lâu.

Về chiến trận trên biển, yếu tố chiến thuật và kĩ thuật khí tài lại đặt lên hàng đầu, khác xa với chiến trận rừng núi. Trận Gạc Ma 1988 và giàn khoan HD 981 đang diễn ra ít nhiều cũng chứng minh được vấn đề kĩ thuật khí tài vô cùng quan trọng. Nó quyết định thành hay bại, sinh hay tử, giữ được nước hay mất nước.

Ở trận Gạc Ma 1988, kẻ cướp đă mang súng vào tận nhà, dí súng vào đầu, không thể bảo chúng ta giữ ḥa hiếu, tôn trọng luật pháp quốc tế nên không nổ súng nhưng vẫn bảo vệ được chủ quyền quốc gia, lănh thổ, lập luận như vậy là láo toét. Chúng ta đă mất 64 quân nhân, mất 64 cơ số vũ khí và mất đứt băi đá ngầm Gạc Ma mà hậu quả của nó th́ đến bây giờ, nó trở thành một điểm mới để phóng hải đồ và là quân cảng của Trung Cộng trong một ngày gần đây. Rơ ràng trận Gạc Ma 1988 Việt Nam đă thua đau đớn và uổng phí một sự hy sinh xương máu của 64 người con nước Việt bởi không có tầm nh́n quân sự, chiến lược và không lượng được sức, hay nói khác là không đủ khí tài và chiến thuật, thua!

Hiện tại, vụ giàn khoan HD 981, chưa bàn ǵ về chuyện luật pháp quốc tế hoặc chiến lược quốc gia. V́ muốn bàn về một ṭa án quốc tế, phiên ṭa quốc tế, cần phải nhớ là ít nhất Việt Nam cũng không ở thế lép vế về mặt quân sự. Chính yếu tố này sẽ thúc đẩy sự công tâm ở phiên ṭa quốc tế. Bởi v́ xét cho cùng, nếu tương quan lực lượng của Việt Nam và Trung Quốc là 50/50, thế giới, giới quan sát mới lo sợ một cuộc chiến tranh khu vực nổ ra. Ngược lại, nếu tương quan lực lượng quá so le, chuyện một phiên ṭa h́nh thức (thậm chí) để hợp thức hóa tài sản của kẻ cướp và an ủi kẻ thua trận là chuyện rất có thể. V́ nếu xử ra, công bố Trung Quốc sai, nhưng Trung Quốc vẫn khư khư dùng quân sự và thậm chí lăm le chuyển quân sang Việt Nam, nguy cơ chiến tranh khu vực xảy ra th́ xử làm ǵ nữa!

Và tất cả mọi biểu hiện cũng như khả năng phản ứng của Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại chỉ cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang đứng ở vế dưới, đang ngày càng lún sâu vào thế đuối, hết đường gỡ. So về tương quan lực lượng (dù không đánh), lẽ ra nước bị cướp phải đưa ra lực lượng hùng hậu để thị uy và tạo thế áp đảo trong thương thảo, đối thoại. Đằng này, Việt Nam không những không thị uy được mà c̣n tỏ rơ sự yếu nhược của ḿnh trước kẻ xâm lăng. Tôi tin là nếu Philipines hay bất kỳ nước nào có quyền lợi trên biển Đông nếu bị Trung Quốc xâm lăng, họ sẽ không yếu đuối và chịu nhục như Việt Nam, ít nhất họ cũng cho thấy được sức mạnh của họ. V́ sao lại có chuyện như thế?

V́ Việt Nam có 3 yếu tố chi phối mà chắc chắn là ba yếu tố này tồn tại th́ Trung Quốc sẽ dễ dàng lấy từng phần lănh thổ, lănh hải Việt Nam: Phụ thuộc và nợ nần Trung Quốc; Tham nhũng tàn bạo; Giới cầm quyền quá yếu kém và vẫn chưa thoát khỏi t́nh trạng dốt nát từ trung ương xuống địa phương.

Vấn đề phục thuộc và nợ nần Trung Quốc sẽ khiến cho nhà cầm quyền Việt Nam lo sợ một cuộc “bạch hóa” từ phía Trung Quốc và luôn cúi luồn Trung Quốc cho qua chuyện. Vấn đề tham nhũng đă đưa đất nước đến chỗ nghèo nàn, tiền mua khí tài và đầu tư nuôi quân, chuyên nghiệp hóa quân đội bị nuốt chừng vào túi quan tham, hệ quả là như đang thấy, khí tài Việt Nam quá lạc hậu so với Trung Quốc. Đừng nói chi đến hai chiếc tàu ngầm hạng kilo vừa mua của Nga, cả hai chục chiếc như thế cũng chưa chắc địch nổi với cả một binh chủng tàu ngầm khủng của Trung Quốc! Và t́nh trạng dốt từ Trung ương xuống địa phương đă không cho ra được những giải pháp khả dĩ để đánh kẻ xâm lược mà vô h́nh trung, sự cộng hưởng cái dốt đă đẩy bộ máy trung ương tập quyền vào cảm giác hoang mang, sợ hăi và tư thủ, chưa thấy giặc đă lo ôm tài sản cất giấu và bỏ chạy.

Vừa rồi, Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn khá hay, khá quyết liệt, trong đó có một ư nói lên tất cả: “Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam. Chúng tôi đă công khai điều này rất nhiều lần với thế giới!”.

Thử hỏi: Vũ khí của Việt Nam có bao nhiêu phần trăm mua của Nga? Chắc chắc là không dưới 80%. Trong khi đó, Nga chọn đứng về phía Trung Quốc, như vậy, bí mật khí tài của Việt Nam c̣n ra tṛ trống ǵ nữa đối với Trung Quốc? Và một khi Việt Nam không tham gia liên minh quân sự, cũng đồng nghĩa với không bao giờ có chuyện mời Mỹ hay Nhật hay bất ḱ nước nào cố vấn hoặc hỗ trợ quân sự, như vậy, với vũ khí hiện tại, đánh được mấy ngày với Trung Quốc?

Và một khi kỹ thuật khí tài quá thua kém, liên minh quân sự không có, nếu đánh nhau, chỉ dựa hoàn toàn vào yếu tố con người, liệu sự gan dạ, dũng cảm và quyết tâm hy sinh cho tổ quốc của các chiến sĩ Việt Nam có ư nghĩa ǵ trước các khối sắt, thép biết nói chuyện của kẻ thù? Và có bao nhiêu nhân mạng con em Việt Nam mang ra để nướng trên chiến cuộc này?

Đến đây, chắc có lờ mờ cũng nh́n thấy được bức thông điệp của ông Dũng là ǵ rồi! Đừng vội mừng! Mà cần suy nghĩ nhiều hơn về cuộc cờ đầy tiền, máu và nước mắt đang sắp đến hồi cao trào này! Và đến đây, xin trả lời câu hỏi bên trên: chắc chắn có chiến tranh Việt – Trung. Và thắng thua cũng đă xếp đặt cả rồi, kẻ thắng làm ǵ, người thua về đâu, nghe ra cũng đă có bài bản cả rồi!

Viết từ Sài G̣n, 22/05/2014 (DLB)