Monday, March 12, 2012                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Bài Học Nhân Quyền Tại Bạch Ốc Ngày 05-03-2012

 

Câu nói của Tổ tiên người Việt bảo “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” qủa không sai với cuộc họp “đi lạc hướng” tại Toà Bạch Ốc ngày 05 tháng 03 năm 2012 giữa 165 người Việt Nam được chọn thay mặt cho trên 100 ngàn chữ kư vào Thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng thống Barrack Obama không nới rộng quan hệ thương mại với Việt Nam chừng nào chính quyền Cộng sản tiếp tục vi phạm nhân quyền và kiến nghị Chính phủ Mỹ áp lực Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người tù chính trị và đấu tranh cho dân chủ, tự do.


Tại sao vậy ?


Bởi lẽ, theo nguồn tin có thẩm quyền th́ Cuộc họp đă diễn ra ng̣ai tầm kiểm soát của những người đi vào Bạch Ốc, kể cả Nhạc sỹ Trúc Hồ và Ban Giám đốc của Đài Truyền h́nh SBTN (Ság̣n Broadcasting Television Network) là những người đă có sáng kiến kêu gọi người Việt kư vào Thỉnh nguyện thư gửi Tổng Thống Obama và Quốc hội Mỹ.
Nhạc sỹ Trúc Hồ, Giám đốc đài SBTN tiết lộ trong một chương tŕnh phỏng vấn dài 1 giờ từ Hoa Thịnh Đốn tối 6-3 (2012) là qua trung gian, ông đă nhờ Tiến sỹ Nguyễn Đ́nh Thắng, Giám đốc điều hành của tổ-chức Boat People S.O.S., giúp liên hệ với Ṭa Bạch Ốc để trao Thỉnh nguyện thư cho Tổng thống Obama nên đă có Cuộc họp tại Eisenhower Executive Office Building-South Court Auditorium ngày 05-3-2012.
Tuy nhiên có những vấn đề cơ bản và then chốt dưới đây đă bị Văn Pḥng Tiếp Cận Cộng Đồng (Office of Public Engagement) gạt ra ng̣ai nghị tŕnh, trước khi Phái đ̣an người Việt vào Bạch Ốc mà không có lời giải thích, khiến cho phiá Nhạc sỹ Trúc Hồ ḥan ṭan bị đặt vào những việc đă rồi không kịp trở tay.


Nguồn tin này nói rằng, Tiến sỹ Nguyễn Đ́nh Thắng và vài người Việt liên hệ và Văn pḥng Sáng Kiến Ṭa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái B́nh Dương của Ṭa Bạch Ốc (Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders ) đă thỏa thuận ban đầu là :


- Có 4 diễn gỉa người trẻ Mỹ gốc Việt được chọn để nói “có sách, mách có chứng” cho Ṭa Bạch Ốc biết lư do tại sao họ quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, mặc dù có người sinh ra ở Mỹ.


- Vào chi tiết, mỗi người sẽ nói ngắn gọn chừng 5 phút hay dài hơn chút về các vấn đề:


- 1) Tù Chính trị.
- 2) Tù lương tâm.
- 3) Các quyền Tự do căn bản của người dân bị tước đọat.
- 4)Vần đề tự do Tôn giáo bị đàn áp, ngăn cấm.


Chương tŕnh có bài bản này được coi như phản ảnh tinh thần và nội dung Bản Thỉnh nguyện thư của trên 100 ngàn chữ kư của mọi tầng lớp và thành phần trong xă hội, và tương xứng với ḷng mong đợi “ngàn năm một thuở” của tập thể 1 triệu 500 ngàn người Việt ở Mỹ.


Tuy nhiên, không biết ai đă ra lệnh cho họ hay có “bàn tay phù thủy” nào đă “đạo diễn” từ trong bóng tối mà Chương tŕnh này đă thay đổi vào giờ chót để đi lạc đề.
Thay v́ có thuyết tŕnh của 4 diễn gỉa th́ Bạch Ốc chỉ muốn thực hiện một Cuộc “thảo luận bàn tṛn” với 3 người trẻ: Cindy Đinh (đại diện Hội Đồng Nhân Quyền Cho Việt Nam), Billy Lê (chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên) và ca sĩ Quốc Khanh, được cử thay mặt anh em Nghệ sỹ của Trung tâm ASIA để yêu cầu can thiệp cho đồng nghiệp của họ, Ca-Nhạc sỹ Việt Khang bị bắt ở Việt Nam ngày 23/12/2011 v́ đă sáng tác 2 Bản nhạc ái quốc “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai”.


Nội dung hai Bản Nhạc ái quốc nhiệt thành của Việt Khang đă gây xúc động cho hàng triệu con tim từ Việt Nam ra nước ng̣ai khiến Nhạc sỹ Trúc Hồ, Giám đốc Đài Truyền h́nh Sàig̣n Broadcasting Television Network (SBTN) và Trung tâm Nhạc ASIA phát động chiến dịch lấy chữ kư gửi cho Tổng thống Obama và Quốc hội Hoa Kỳ để xin can thiệp cứu Việt Khang, đồng thời đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam.


Diễn gỉa thứ 4 dự trù ban đầu là anh Nguyễn Xuân Hùng ở Dallas, một người trẻ có tinh thần đấu tranh, đă bị lọai khỏi danh sách.


Cô Tuyết Dương, Cố vấn về dân quyền và di trú thuộc Sáng Kiến Ṭa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái B́nh Dương, làm điều hợp viên để “phỏng vấn” 3 người trẻ được chọn.
Tuy nhiên, theo một số người Việt có mặt th́ những câu hỏi của Cô Tuyết Dương, phần lớn “không ăn nhập ǵ” đến Thỉnh nguyện thư của người tị nạn do đó cuộc gặp gỡ giữa cộng đồng với Ṭa Bạch Ốc trở nên “nhạt nhẽo” và mất thời giờ làm buồn ḷng nhiều người.


Ng̣ai ra ư kiến ban đầu là Ṭa Bạch Ốc cũng muốn được biết tại sao nội dung 2 Bản Nhạc của Việt Khang đă có sức mạnh tạo thành một phong trào quần chúng người Mỹ gốc Việt đông đảo kư tên vào Thỉnh nguyện thư nên đă có người đề nghị 2 Bản Nhạc này sẽ được các Ca sỹ của ASIA tŕnh bầy tại buổi họp.


Đề nghị này cũng bị bác bỏ mà ASIA không hay!


Cũng có tin chưa được xác nhận nói rằng đă có người “mách” với Ṭa Bạch Ốc rằng hai Bản nhạc của Việt Khang có nội dung chống Trung Cộng nên kế họach tŕnh diễn khó được thực hiện để tránh “phức tạp ngọai giao với Bắc Kinh” cho Hoa Kỳ.


Ng̣ai ra nội dung thư mời của Văn Pḥng Tiếp Cận Cộng Đồng Ṭa Bạch Ốc cũng có những điều không được thực hiện tại buổi họp.


Chẳng hạn như trong Thư ngày 28/02/2012, họ viết : ”We are pleased to invite you to join Obama Administration officials in a discussion about diaspora engagement, human rights and global partnerships.
This meeting will give participants the opportunity to share their ideas with the Administration and better understand the Administration’s policies and programs. The feedback from this meeting will inform the work of the Administration as it moves forward to engage and partner with the Vietnamese American community.”


Tạm dịch: “Chúng tôi hân hạnh mời (Ông,Bà) cùng tham dự với các viên chức của Chính quyền Obama để thảo luận rộng răi về sự tiếp cận, nhân quyền và đối tác ṭan cầu.


Cuộc họp này sẽ tạo cơ hội cho những tham dự viên chia sẻ ư kiến với Hành pháp và hiểu rơ hơn về các chính sách và chương tŕnh của Hành pháp. Sự góp ư của cuộc gặp gỡ này sẽ giúp cho công tác của Hành pháp có cơ hội tiến tới các cuộc tiếp xúc và hợp tác với Cộng đồng người Mỹ gốc Việt.”


Nội dung này đă gây ra nhiều hy vọng trong cộng đồng người Việt trước khi họ có mặt ở Bạch Ốc nên khi có những việc xẩy ra ở pḥng họp không phản ảnh đúng với thư mời khiến nhiều người “ngơ ngác” nh́n nhau mà không biết tại sao ?


Đă thế, trong Thư thông báo lần hai ngày 01/03/2012 của ông Eddie Lee, đồng Giám đốc Văn pḥng Tiếp cận Cộng đồng, người ta thấy nội dung thảo luận được “lái” sang “những người Lănh đạo trẻ Việt Nam”.
Thư này báo cho những người được vào Bạch Ốc biết rằng: “The briefing will include a welcome from Administration officials, updates from young Vietnamese leaders on diaspora communities, a panel of human rights and global partnership experts, and a presentation from the White House Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders.”


Tạm dích : “Cuộc tŕnh bầy sẽ gồm có lời chào mừng của các viên chức Hành pháp, bổ túc từ các nhà lănh đạo trẻ người Việt về nét đa dạng của các cộng đồng, một ủy ban về nhân quyền và các chuyên viên về đối tác ṭan cầu, và một tường tŕnh của Văn pḥng Sáng Kiến Ṭa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái B́nh Dương.”


Việc làm “trống đánh xuôi kèn thổi ngược này” phù hợp với sự thay đổi trên màn ảnh đại tuyến trưng ra trước mắt mọi người.


Theo lời Nhạc sỹ Trúc Hồ nói trên SBTN tối 6-3 th́ khi ông bước vào pḥng họp, ông rất ngạc nhiên, tưởng ḿnh đi lộn pḥng khi thấy màn ảnh viết nguyên văn: “White House Briefing with National Vietnamese American Leaders” (Cuộc Thuyết tŕnh (của) Ṭa Bạch Ốc với những Lănh tụ người Mỹ gốc Việt).


Trúc Hồ hỏi cô Tuyết Dương rằng liệu ḿnh có đi lạc không, nhưng sau khi cho biết đây chính là pḥng đón những người đến v́ bản Thỉnh nguyện thư th́ Trúc Hồ đă không hài ḷng.
Giám đốc SBTN nói ông đến với tư cách là một công dân để trao Thỉnh nguyện thư chứ ông không phải là một Lănh tụ Cộng đồng, do đó Ṭa Bạch Ốc đă đổi hàng chữ trên màn ảnh thành “White House Briefing with Việtnamese Americans”.


Một hồi lâu, theo lời Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội người Việt là người tham dự cuộc họp th́ màn ảnh lại bất ngờ được đổi là “White House Briefing with Young Vietnamese American Leaders” (Cuộc thuyết tŕnh (của) Bạch Ốc với các Lănh tụ trẻ người Mỹ gốc Việt).


Giáo sư Bích nói việc làm của Bạch Ốc “khá lúng túng”.


Đấy là chưa kể ông Eddie Lee, xếp của cô Tuyết Dương lại viết trong Thư gửi mọi người ngày 1/3 rằng đây là “Cuộc thuyết tŕnh của Ṭa Bạch Ốc dành cho các Lănh tụ Cộng đồng người Mỹ gốc Việt” (White House Briefing for Vietnamese American Community Leaders).


Tóm tắt lại là mọi chuyện đều “không danh chính ngôn thuận”, đảo lộn tùng phèo mọi ư nghĩa đích thực của sự có mặt của 165 người Việt là vào Ṭa Bạch Ốc để nghe các viên chức Chính quyền Oabma nói về quan điểm của Bạch Ốc với Bản thỉnh nguyện thư của trên 100 ngàn người Việt về nhân quyền Việt Nam.


Nhưng những lời hứa và câu trả lời của các viên chức Bạch Ốc và Bộ Ngọai giao cũng chỉ “chung chung”, hay “biết rồi khổ lắm nói măi” khiến cho nhiều người không hài ḷng, dù ai cũng nh́n nhận đây chỉ là bước đầu tiên của cuộc trường chinh đi “khai sơn phá thạch”.


Vậy câu hỏi là ai đă “tiếp tay” cho Bạch Ốc để thay đi, đổi lại Chủ đề cuộc thảo luận và với mục đích ǵ mà khiến cho Nhạc sỹ Trúc Hồ và Nghệ sỹ Việt Dzũng của SBTN đă phải tức giận bỏ pḥng họp ra đi trước khi kết thúc?


Nhạc sỹ Trúc Hồ nói ông rất buồn. Nghệ sỹ Việt Dzũng coi việc làm của Bạch Ốc không đáng được trân trọng v́ tinh thần và chữ kư của trên 100 ngàn người Việt Nam đă bị xúc phạm.


Việt Dzũng đă được vỗ tay nồng nhiệt của 700 người tại bữa ăn tối ngày 5/3: “Nếu ông Obama không muốn nhận th́ chúng ta đem số phiếu đó đến cho người khác.”


Cuộc tiếp xúc bên trong Eisenhower Executive Office Building-South Court Auditorium của 165 đại biểu không ḥan toàn thỏa măn người tham dự là điều dễ hiểu.


Bởi v́ đă có những người lợi dụng Phong trào Quần chúng đấu tranh này cho quyền lợi riêng tư đảng phái và tổ chức của họ nên không ai ngạc nhiên khi thấy có một số người được mời nhưng không vào Bạch Ốc như trường hợp Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ Cao trào Nhân bản và Ca-Nhạc sỹ Nguyệt Ánh.


Hai người này đă ở bên ng̣ai tham gia vào cuộc biểu dương lực lượng của hàng trăm người khác tại Công viên La Fayette, đối diện với Bạch Ốc.


Riêng Trúc Hồ th́ ông đă nói đi nói lại nhiều lần trên SBTN rằng ông không làm chính trị, không thuộc bất cứ tổ chức hay đảng phái nào mà ông chỉ là một người dân b́nh thường và muốn làm những việc b́nh thường như mọi người cho Nhân quyền Việt Nam.


Nhưng Trúc Hồ lại không biết rằng những người dân hiền lành, chất phác và những người nghệ sỹ “thẳng ruột ngựa” thường dễ sa vào cạm bẫy khi họ không tỉnh táo để vô t́nh làm tổn thương đến những cụ già trên 90 tuổi, có nhiều cụ ngồi xe lăn, cho đến em bé mới 3 tháng tuổi có mặt trong cuộc biểu dương ở Công viên La Fayette, trong giá lạnh cắt da ngày 5-3 (2012).


Đây có lẽ là một bài học không chỉ riêng cho Trúc Hồ mà c̣n cho tất cả những ai c̣n muốn đấu tranh cho Nhân quyền Việt Nam mỗi khi họ nhớ đến ngày 5 tháng 3.
Bởi v́ đấu tranh không phải là cuộc cờ ngắn hạn, và đă đánh cờ th́ không nên nghĩ rằng đánh trăm trận sẽ không thua trận nào.


Chỉ đáng tiếc là cái giá trả cho bài học nhân quyền ở Bạch Ốc ngày 05-03 (2012) qúa đắt v́ những hành động “không chính danh” đă làm phương hại đến đại cuộc. -/-


Phạm Trần