Tuesday, July 30, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Việt Nam được lợi từ sau hội kiến Barack Obama – Trương Tấn Sang 25.7.13 ???

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130729-viet-nam-co-huong-loi-tu-sau-hoi-kien-obama-%E2%80%93-sang

 

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/07/hai-ong-tac-cua-obama.html#more

Sau chuyến công du Hoa Kỳ rất được dư luận chờ đợi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đặc biệt là sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/07/2013, liệu Việt Nam có thu được lợi ích ǵ hay không? Đó là câu hỏi RFI Việt ngữ đă đặt ra cho nhà báo tự do, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đă nhận trả lời phỏng vấn.

Theo anh th́ kết quả cuộc gặp gỡ giữa ông Barack Obama và Trương Tấn Sang có đáng lạc quan như báo chí chính thức ở Việt Nam mô tả?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Hầu như rơ ràng, bầu nhiệt huyết ẩn chứa nhiều động cơ mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mang tới Nhà Trắng đă bị lạnh giá bởi thái độ lạnh lẽo không che giấu của Tổng thống Obama. Mọi chuyện bắt đầu từ quá ít sắc màu ở sân bay của xứ Cờ hoa. Sau đó, đến bữa ăn trưa với Ngoại trưởng Mỹ cùng những lời lẽ xă giao thừa thăi quá khứ nhưng thiếu vắng tương lai. Và cuối cùng, thể diện một nhà nước Việt Nam trên đường đến Mỹ đă thể hiện qua những phút trao đổi với báo chí của hai nguyên thủ quốc gia, sau cuộc đối thoại chính thức trong pḥng kín.

Bất chấp vẻ trịnh trọng cùng điệu bộ cứng nhắc cho gương mặt một chính khách mang kiểu cách chuyên nghiệp mà giới quan sát rất dễ nhận ra, sắc diện của ông Trương Tấn Sang vẫn như toát lên một thất vọng thầm kín.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đă đạt được hầu như trọn vẹn các mục tiêu của ông trong cuộc hội kiến với người đồng cấp Obama. Chỉ có điều, đạt được tất cả, mà trong thực chất không có bất cứ một mục tiêu nào được cụ thể hóa cũng là một tâm trạng xuống cấp cho mối quan hệ giữa hai nước.

Tất cả vẫn chỉ là những lời hứa hẹn, không hơn không kém. Một kịch bản lạc quan hoặc tương đối lạc quan mà Hà Nội mang đến Mỹ, với kỳ vọng sẽ mở lối những thỏa thuận bằng h́nh thức văn bản - dù chỉ là văn bản thỏa thuận khung - rốt cuộc đă chưa được hoàn chỉnh khâu đạo diễn. Ngoài bản tuyên bố chung như một thủ tục không thể thiếu sau cuộc gặp của các nguyên thủ quốc gia, đă không hề hé lộ một thỏa thuận chi tiết nào về TPP – điều mà Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam mong ngóng nhất, và về hành động hỗ trợ được cụ thể hóa của Hoa Kỳ đối với bầu không khí an ninh vẫn bị “người lạ” xâm hại tại khu vực Biển Đông. Quá rơ, kết quả đó là quá ít ỏi so với hàng chục văn bản thỏa thuận hợp tác mà ông Sang lập tức nhận được từ “người lạ” Tập Cận B́nh ngay trong một chuyến đi rất chóng vánh đến Bắc Kinh.

Một chuyên gia đă b́nh luận một cách hài hước rằng thực ra giữa Mỹ và Việt Nam không cần đến một văn bản thỏa thuận nào nữa, bởi tất cả đều đă được thuận thảo ở Bắc Kinh.

Cũng đáng thất vọng không kém đối với giới ngoại giao Việt Nam là đă không hề có một từ ngữ “chiến lược” nào được trám vào cụm từ “đối tác toàn diện”. Rốt cuộc, Hà Nội đă không bổ khuyết được con tem Cờ hoa vào bộ sưu tập tham vọng đến mức vô lư của ḿnh.

RFI : Theo anh th́ tại sao phía Mỹ né tránh từ “chiến lược”? Điều này có làm ảnh hưởng đến những hứa hẹn về hợp tác quân sự có từ năm 2011?

Trong toàn bộ phát ngôn của ḿnh trước báo chí, người Mỹ đă không một lần nhắc đến từ “chiến lược” trong câu chuyện đối tác. Mà nếu không phải chiến lược, th́ chỉ c̣n lại những vấn đề thuộc về chiến thuật.

Có lẽ đó cũng là lư do v́ sao trước cuộc gặp Obama - Sang, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là ông Danny Russel, người vừa chính thức nhậm chức Trợ lư Ngoại trưởng đặc trách Đông Á – Thái B́nh Dương, đă cho rằng Việt Nam có một vị trí “gần sát trung tâm của chiến lược tái cân bằng” qua châu Á.

Rất có thể, Hà Nội đă bỏ lỡ một cơ hội đáng giá từ sáu năm trước. Nếu trong cuộc gặp Triết - Bush vào năm 2007, Việt Nam đă có cơ hội để trở thành một “trung tâm” trong chính sách châu Á của Mỹ, dù rằng Washington chưa quyết định “xoay trục” vào thời điểm đó, có lẽ mọi chuyện đă không ngổn ngang như bây giờ.

Giờ đây, trong mục “quốc pḥng và an ninh” của bản tuyên bố chung Việt - Mỹ, người ta chỉ đọc thấy nội dung “Hai nhà lănh đạo bày tỏ sự hài ḷng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc pḥng song phương kư năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ”. Vậy, câu hỏi cần đặt ra là nếu như từ năm 2011 đến nay mà ngay cả một bản ghi nhớ c̣n không thể triển khai được thành một hoạt động chi tiết nào đấy, th́ c̣n nói ǵ cho những việc tiếp theo?

Hiểu theo ẩn ư của người Mỹ, Việt Nam vào lúc này chỉ c̣n là một diễn viên phụ trên sân khấu mà không c̣n ở vị trí tâm điểm nữa.

Có vẻ như không khác mấy tinh thần của bản ghi nhớ về hợp tác quân sự vào năm 2011, bản tuyên bố chung Việt - Mỹ lần này chỉ đề cập một cách chung nhất đến việc “hợp tác hàng hải”, thay v́ nhiệm vụ song phương về bảo vệ chủ quyền biển đảo cho Việt Nam.

RFI: C̣n về Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái B́nh Dương (TPP)?

Đây là một vấn đề lớn. Đến nay, Việt Nam đă qua đến 18 ṿng đàm phán TPP, nhưng xem ra mọi chuyện vẫn chưa đi đến đâu. Trước cuộc gặp Sang - Obama, một số tờ báo Đảng đă tỏ ra rất hy vọng con thuyền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị “thẳng tiến ra biển lớn” bằng vào tư thế gần như đương nhiên được chấp thuận tham gia vào TPP, ứng với “những ưu thế của Việt Nam”. Thế nhưng, điều mà giới chức Đảng và Chính phủ ở Việt Nam dường như không lường trước là mặc dù cho rằng cuộc gặp Obama - Sang là “cơ hội lịch sử”, song đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear cũng không quên nhắc lại một hàm số tỉ lệ nghịch khi đề cập đến chủ đề nhân quyền ở Việt Nam: “Hoa Kỳ có ưu thế để nêu ra vấn đề đó”.

Kết quả là, không mấy ngạc nhiên là viễn cảnh Việt Nam tham dự vào bàn tiệc TPP đă chỉ được Tổng thống Obama hứa hẹn “sẽ thông qua sớm nhất vào cuối năm 2013”. Không có bất kỳ một hứa hẹn nào và cũng không có bất kỳ một biên bản hay văn bản thỏa thuận nào. Điều đó cũng có nghĩa là như nhận định của ông Ernest Z. Bower, cố vấn cao cấp và cũng là giám đốc Chương tŕnh Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ, lộ tŕnh thủ tục TPP dành cho Việt Nam c̣n phải phụ thuộc vào Quốc hội Hoa Kỳ - cơ quan có vai tṛ thông qua vấn đề này vào năm 2014. Và nếu mọi chuyện thuận lợi, con thuyền kinh tế Việt Nam chỉ thật sự “tiến ra biển lớn” sau hai năm nữa.

RFI: Anh nhận xét như thế nào về thái độ của phía Mỹ khi đón tiếp ông Trương Tấn Sang?

Hơn ai hết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có lẽ đă thấm cảm tính “chiến thuật” ngay từ buổi đón tiếp ông được thực hiện ở sân bay Andrew ở thủ đô Washington.

Một lời b́nh trên mạng đă chua chát: Cần phải làm cho người Mỹ bẽ mặt nếu Obama đến Việt Nam. Khi đó, Việt Nam sẽ đón tiếp Tổng thống Mỹ ở sân bay Nội Bài theo nghi thức dùng đại sứ, nhưng không phải đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ mà là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

Không đại bác, không thảm đỏ, không đội danh dự… Những nghi lễ quá đỗi thông thường mà hai viên chức thuộc cấp đại sứ như David Shear và Marshall – vốn chưa từng được xem ngang hàm với bất kỳ một Thứ trưởng Ngoại giao nào - tạo ra, là quá xa vời với thực tế mà lănh tụ đảng đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi được phía Mỹ đón tiếp trước chuyến đi Washington của ông Sang không quá lâu.

Sự chênh biệt lộ liễu như thế lại càng như được gia cố bởi thái độ quá “hồn nhiên” của Tổng thống Obama trong buổi hai nguyên thủ phát ngôn với báo chí sau cuộc họp chính thức. Rất ít khi nh́n thẳng vào người đối thoại và có vẻ c̣n quan tâm đến người phiên dịch yếu đẳng cấp của ḿnh nhiều hơn, tâm tưởng của Tổng thống Mỹ như lắng vào một chốn xa xôi nào đó.

Tảng băng Washington cũng bởi thế đang tỏa hơi lạnh giá của nó vào những cố gắng đầy dụng ư của Hà Nội. Bất chấp nhiều “kiến nghị” của chính giới Việt Nam từ nhiều năm qua, cuộc gặp Obama - Sang vừa qua đă không có một thỏa thuận nào về việc Hoa Kỳ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

RFI: Nhưng vẫn c̣n một kết quả mang tính động viên là Tổng thống Omama hứa sẽ đến thăm Việt Nam. Anh có b́nh luận ǵ về hứa hẹn này so với chuyến thăm Miến Điện của ông Obama vào năm ngoái?

Lời hứa hẹn có tính an ủi duy nhất đến từ Obama chỉ là “sẽ cố gắng” với một chuyến thăm đáp lễ Việt Nam vào thời gian cuối nhiệm kỳ thứ hai của vị tổng thống này. Mà nhiệm kỳ của Obama sẽ kết thúc vào đầu năm 2017, tức c̣n đến gần 4 năm nữa cho “cố gắng” của ông. Nhưng liệu người Việt Nam có đủ kiên nhẫn để chờ được đến thời điểm đó?

Thời gian 4 năm có thể là quá lâu đối với các chính khách mang tâm trạng đầy nôn nóng của Việt Nam, nhưng có thể sẽ là đơn giản hơn nếu nh́n vào một bài học tiền lệ ở Miến Điện – đất nước chỉ bị ngăn cách với Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới với Trung Quốc. Chỉ sau hai năm tiến hành cải cách chính trị và phóng thích tù nhân lương tâm, Miến Điện đă lần đầu tiên đón tiếp ông Barack Obama tại đất nước nghèo khó v́ nạn quân phiệt thâm niên này. Tiếp theo đó là câu chuyện Câu lạc bộ Paris, Nhật Bản, Na Uy và Quỹ Tiền tệ Quốc tế xóa nợ đến 6 tỉ USD cho quốc gia này. Và sau đó nữa, làn sóng đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới dồn dập ập vào Miến Điện, đưa đất nước này trở thành một tâm điểm thật sự quyến rũ.

Với bài học quá gần gũi từ Miến Điện, tất cả đang nằm trong tay Hà Nội, nếu họ muốn thế.

RFI: Liệu Hà Nội có thực tâm muốn tạo ra sự quyến rũ cho ḿnh bằng một động thái thay đổi nào đó, chẳng hạn như nhân quyền?

Ngay trước cuộc gặp Obama - Sang, chủ đề nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam đă được hối thúc một cách mạnh mẽ bởi nhiều tổ chức và nghị sĩ ở Mỹ. Nhưng sau cuộc gặp trên, chủ đề này đă được mô tả “vẫn cách biệt, nhưng sẽ thu hẹp”. Vậy thực chất của vấn đề tranh căi này là như thế nào?

Dù cho tới nay những tin tức từ pḥng họp kín giữa Obama và Trương Tấn Sang vẫn chưa lọt ra ngoài, và cũng chưa có thông tin nào xác nhận thái độ dứt khoát của Tổng thống Mỹ đối với việc đặt lên bàn đàm phán điều kiện nhân quyền ở Việt Nam, nhưng hoạt động hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông của Việt Nam cũng chưa thấy tăm hơi nào được cụ thể hóa.

Hiểu cách khác, so với thời điểm mở ra Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vào năm 2001 và năm 2006 khi khai thông cơ chế WTO, vào lúc này người Mỹ đă không c̣n chấp nhận trả giá cao cho một sự đánh đổi nữa. Không phải v́ lợi ích chiếm lĩnh vị trí quân sự ở Biển Đông trong chiến lược xoay trục sang Đông Nam Á của ḿnh và triển vọng tiết giảm kinh phí quân sự mà Hoa Kỳ dễ dàng chấp thuận một sự đổi chác “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai” với Việt Nam như khẩu hiệu đă hô hào quá nhiều trong dĩ văng.

Dĩ văng ấy - lẽ ra cần được Hà Nội bày tỏ ḷng chân thành của ḿnh từ năm 2007, trong chuyến đi Washington của người tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết. Nhưng thật đáng tiếc, Hà Nội đă bỏ mất một cơ hội để biến lời cam kết thành hành động cụ thể. Những hứa hẹn của họ về vấn đề nhân quyền đă không c̣n nằm trong ước vọng và kỳ vọng của giới phản biện dân chủ muốn có đổi mới ở quốc gia này.

Thay vào đó và kể từ ngày được tham gia vào danh mục WTO cũng như được loại khỏi danh sách CPC về các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo, Việt Nam lại bị phương Tây đánh giá như quốc gia đứng thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, có số tù nhân chính trị bị giam cầm đông nhất. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đă thống kê là vào năm 2013, con số này đă lên đến ít nhất 40 người, bằng cả hai năm 2011 và 2012 cộng lại.

Đường biểu diễn nhân quyền như thế chắc hẳn là lời giải thích xác đáng cho thái độ băng giá của Washington trong cuộc gặp Obama – Sang vừa qua.

RFI: Hồi tháng Hai, khi đại sứ Liên hiệp châu Âu ở Việt Nam gặp riêng một số quan chức Việt về vấn đề nhân quyền, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đă nói: “Chúng tôi hiểu, nhưng hăy cho chúng tôi thời gian”. Liệu ông Sang cũng có cùng cách nghĩ như thế?

Trong một số trường hợp, ông Sang có thể là người có ứng biến mau lẹ và có thể thích nghi với ngữ cảnh mới.
Nhiệt kế Hà Nội đang nóng lên một cách bất thường kể từ Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2012, nhưng lại đang hạ thấp đột ngột sau khi diễn ra Hội nghị trung ương 7 và đặc biệt sau chuyến đi Bắc Kinh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Trong cuộc gặp ở Washington vừa qua, hóa ra cử chỉ có ư nghĩa nhất lại thuộc về Trương Tấn Sang khi ông trao cho phía Mỹ bản sao của ông Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman, vào năm 1946 - thời của t́nh cảm bất vụ lợi nhất giữa hai nước và Mỹ c̣n chưa can thiệp vào Việt Nam.

Chiếu theo nội dung này và căn cứ vào ngữ cảnh được tái hiện của nó trong pḥng Bầu dục, người ta có thể suy ra: thay thế cho “người Pháp” trong bức thư cách đây gần bảy chục năm là nhân vật “người Trung Quốc” ở th́ hiện tại.

Thế nhưng giới phân tích chính trị có vẻ ngạc nhiên về cử chỉ này. Liệu điều này tượng trưng cho ḷng chân thành, nương cậy vào Mỹ, thuyết phục t́nh cảm của người Mỹ? Hay đó chỉ là một động tác ngoại giao thuần túy và vô nghĩa?

Tất cả vẫn đang tùy thuộc vào một thành tâm chính trị nào đó từ phía Hà Nội. Nếu nhiệt kế của Hà Nội vẫn bất thường như những năm trước và đặc biệt bất thường trong hai năm qua, không có ǵ bảo đảm là bản tuyên bố chung Việt – Mỹ sẽ trở thành cứu cánh cho những nỗ lực của tập thể Bộ Chính trị và của cả những cá nhân trong đó. Việt Nam sẽ bị mắc kẹt ngay trong thế “cân bằng chính trị” mà họ đă cố gắng giương ra.

RFI: Phải chăng nền chính trị Việt Nam đang ở ngă ba đường?

Rất có thể đang và sẽ là ngă ba đường. Không giải quyết được vô số khó khăn về kinh tế, chính thể cầm quyền ở Việt Nam có nhiều khả năng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng xă hội toàn diện, rất sâu sắc và đầy biến động khó lường – điều chưa từng có từ thời điểm năm 1975. Cuộc khủng hoảng đó c̣n có thể dẫn tới hệ quả một sự thay đổi về chính trị mà chính Đảng cầm quyền không mong muốn, trong không bao lâu nữa.

Không làm tan chảy được tảng băng Washington trong bối cảnh mối đe dọa từ phương Bắc trở nên quá nguy hiểm đối với vận mệnh dân tộc, chính Đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ phải thúc thủ ở ngă ba đường đối ngoại, trong khi nội trị hoàn toàn không yên ấm.

Giờ đây, Washington đang trông đợi vào những ǵ mà Hà Nội sẽ làm vào những tháng ngày tới.

RFI: Như vậy theo anh Hà Nội có thể làm ǵ cho những tháng tới đây?

“Làm ǵ?” luôn là một câu hỏi dằng dai và cũng là là tựa đề một tác phẩm của lănh tụ vô sản Vladimir Ilitch Lenin vào thời trước Cách mạng tháng Mười Nga. Cần và phải bắt buộc làm ǵ để có thể làm tan chảy tảng băng Washington như vẫn c̣n nguyên vẹn h́nh thể?

Và phải bắt đầu từ đâu? Cải cách kinh tế hay cải cách chính trị? Nếu không có cả hai thứ cải cách này th́ phải chăng “thoát Trung” là một lối thoát khả dĩ?

Hoặc nếu cải cách chính trị không nằm trong từ điển của chế độ th́ liệu TPP cùng nhân quyền có được đưa vào cuốn từ điển đó?

Tất cả đều như móc xích với nhau, và móc xích với sự tồn vong của Hà Nội.

Cuộc hội kiến ở Washington thật ra không đáng để quá thất vọng. Người Mỹ đă hé mở cánh cửa, vấn đề là người Việt Nam có đủ tự trọng và bản lĩnh để bước qua cánh cửa đó hay không.

Bản lĩnh của chính khách Việt lại phụ thuộc phần lớn vào việc ai sẽ là người dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Theo thói quen của người Việt, tập thể quyết định và cũng là tập thể chịu trách nhiệm, nhưng mọi chuyện cũng v́ thế có thể bê trễ hơn nhiều. C̣n nếu khác đi, một cá nhân nào đó có thể trở thành nhân tố đột biến để lợi dụng quỹ thời gian c̣n rất hạn hẹp chăng?

Mọi chuyện đang nằm gọn trong tay chính khách Việt, mà vấn đề của chính khách Việt trong thời gian tới dường như lại tùy thuộc vào chuyện “ai c̣n ai mất”. (Thụy My 30.7.13)