Hiệp định an ninh và quốc pḥng Hoa Kỳ - Australia
2011-11-17
Chuyến
công du hai ngày của Tổng Thống Barak Obama tại Úc đang là tâm điểm chú
ư của các nước trong khu vực v́ vai tṛ quan trọng của Úc đối với Châu Á
Thái b́nh dương.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và bà
Thủ tướng Úc Julia Gillard
trả lời báo chí tại Canberra,
Australia ngày 16 tháng 11, 2011.
Thỏa thuận
để Hoa Kỳ đặt quân đội thường trực tại Úc cũng như xét lại việc bán
Uranium cho Ấn Độ là hai đề tài có thể gây bất lợi cho Trung Quốc. Mỹ,
Úc, Ấn đang tạo vành đai Thái B́nh Dương-Ấn Độ Dương nhằm khống chế
những ư đồ quân sự của Trung Quốc là điều đang diễn ra công khai. Mặc
Lâm phỏng vấn ông Lưu Tường Quang nguyên giám đốc hệ thống phát thanh
SBS toàn liên bang Úc để t́m hiểu thêm chi tiết
Một Okinawa tại Úc ?
-Thưa anh, Tổng thống Barak Obama đang có mặt tại Úc và thế giới theo
dơi rất kỹ những hoạt động của ông trong chuyến đi này. Anh nhận xét thế
nào về chuyến công du của Tổng thống Obama trong bối cảnh hiện nay?
Lưu Tường Quang: -Đây là
chuyến công du đầu tiên của ông Barack Obama tại Úc. Nếu nói một cách
vắn tắt th́ tôi nghĩ rằng chuyến đi này có ba mục tiêu. Thứ nhất là hợp
tác hữu nghị về quốc pḥng và an ninh giữa Mỹ và Úc dưới hiệp định hợp
tác quốc pḥng gọi là ANZUS nhân dịp kỷ niệm 60 năm của hiệp ước này.
Đây là lần đầu tiên mà Hoa kỳ và Úc đă đồng ư để cho quân đội Mỹ đồn trú
thường trực trên lănh thổ Úc và thứ ba là tổng thống Obama nhân chuyến
đi vùng Nam bán cầu này nêu lên chính sách của Mỹ mà người ta người ta
có thể xem đó là tuyên bố về chính sách Thái B́nh Dương tức là Pacific
declaration đối với toàn thể Á châu và đặc biệt nhắm vào Trung Quốc.
-Dư
luận quốc tế rất chú ư tới việc ông Obama đạt được thỏa thuận của Úc cho
phép Hoa Kỳ có sự hiện diện quân đội thường trực tại miền Bắc nước này.
Anh có thể cho biết thỏa thuận này có ư nghĩa ǵ với cả hai phía?
Lưu Tường Quang: -Sự hợp
tác này được đặt trên căn bản thường trực tức là kể từ năm nay và trong
vài năm sắp tới th́ Hoa Kỳ sẽ lần lượt chuyển quân đóng tại miền Bắc
nước Úc căn cứ ở gần Darwin, một quân số khởi đầu là 250 thủy quân lục
chiến, tức là ở cấp đại đội và sau đó sẽ tăng lên 2.500 người tương
đương ở cấp chiến đoàn. Sự quan trọng ở sự phối trí quân đội này là có
tính cách thường trực tức là trong vài năm nữa miền Bắc nước Úc sẽ có sự
hiện diện thường trực của Hoa Kỳ cũng giống như tại Okinawa của Nhật hay
Guam ở Thái B́nh Dương.
Sự khác biệt Guam là lănh thổ của Hoa Kỳ và Okinawa là căn cứ của Mỹ tại
Nhật nhưng tại Úc th́ sự hiện diện thường trực của Mỹ nếu nh́n vào vấn
đề thuần túy quân số th́ 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ không thể là một
lực lượng quan trọng. Nhưng đứng về phương diện chính trị và chiến lược
th́ đây là diễn tiến quan trọng theo nghĩa không những Hoa kỳ có căn cứ
thường trực tại Nam Thái B́nh Dương mà Úc nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái
B́nh Dương là một vị trí chiến lược quan trọng.
Vị trí căn cứ Darwin ở Australia.
RFA
graphic-map Australia Gov.
Trong
trường hợp có cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chẳng hạn th́ Trung
Quốc có khả năng sử dụng phương tiện hỏa tiển, phi cơ hay hải quân để
tấn công Okinawa hay Guam, Nhưng với khả năng hiện nay th́ Trung Quốc
không thể tấn công các vị trí ở miền Bắc nước Úc là chuyện khó xảy ra v́
vấn đề địa lư. Miền Bắc nước Úc ở khá xa Trung Quốc nhưng tương đối gần
với Mỹ, v́ vậy Mỹ có thể vận dụng đề đối phó với bất cứ đe dọa nào từ
Trung Quốc.
-Hôm
nay theo tin tức th́ Tổng thống Obama có bài diễn văn trước quốc hội
lưỡng viện Úc, dư luận đánh giá về bài diễn văn này ra sao?
Lưu Tường Quang: -Thông
điệp gửi cho các nước Châu Á Thái B́nh Dương rơ ràng trong cuộc thăm
viếng này th́ Tổng thống Obama, ngày thứ Năm 17 tháng 11 tức là ngày hôm
nay đă đọc một bài diễn văn quan trọng tại lưỡng viện Quốc Hội Úc trong
đó ông nhắn gửi đến tất cả các quốc gia tại Châu Á Thái B́nh Dương là
Hoa Kỳ chưa bao giờ rời khỏi Châu Á Thái B́nh Dương v́ Mỹ lúc nào cũng
coi ḿnh là một cường quốc hay nói cách khác coi ḿnh là một siêu cường
trong vùng này.
Hoa Kỳ xem thế kỷ Thái B́nh Dương mà chúng ta thường nói thế kỷ của Châu
Á là một thế kỷ quan trọng. Phải có sự lănh đạo và góp sức của Hoa Kỳ
trong việc phát triển của thế kỷ này. Sứ điệp mà ông Obama gửi cho châu
Á Thái B́nh Dương và đặc biệt là cho Trung Quốc là Hoa Kỳ có mặt tại đây
trên căn bản thường trực và vấn đề an ninh là quan trọng số 1 mà Mỹ muốn
đóng vai tṛ lănh đạo để ổn định an ninh trong khu vực và do đó có thể
giúp Châu Á Thái B́nh Dương phát triển về kinh tế.
Thế liên hoàn Mỹ - Úc - Ấn
- Trước
khi Tổng thống Obama đến Úc một ngày, Thủ tướng Julia Gillard cho rằng
bà sẽ t́m sự đồng thuận để chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu uranium cho Ấn Độ.
Anh đánh giá việc này ra sao?
Lưu Tường Quang: -Đây là
sự xoay chiều, thay đổi chính sách rất quan trọng của chính phủ lao động
Úc do bà Julia Gillard làm thủ tướng. Chúng ta c̣n nhớ rằng vào năm 2007
đă có những quyết định song hành giữa Washington và Canberra theo đó
Tổng thống George W. Bush đă đồng ư trao đổi Uranium và viện trợ kỹ
thuật nguyên tử năng phụng sự ḥa b́nh với Ấn Độ, và thủ tướng Úc lúc
bấy giờ là ông John Howard đă thỏa hiệp trên căn bản nguyên tắc là Úc
bằng ḷng bán Uranium cho Ấn Độ.
Úc là nước có trữ lượng Uranium giàu nhất trên thế giới, khoảng 40% trữ
lượng của toàn thế giới.
Từ trước tới nay cho tới năm 2007 Úc theo đuổi chính sách chỉ bán
Uranium cho những nước tham gia kư tên trong công ước chống bành trướng
vũ khí nguyên tử mà thôi. Cho tới khi thủ tướng John Howard thỏa thuận
với tổng thống Mỹ bán Uranium cho Ấn Độ. Tuy nhiên vào năm 2008 th́ thủ
tướng Úc lúc bấy giờ là Kevin Rudd đă đảo ngược chính sách của ông John
Howard không bán Uranium cho Ấn Độ nữa v́ lư do Ấn Độ chưa phải là thành
viên của hiệp ước chống vũ khí nguyên tử.
Việc bà Thủ tướng Julia Gillard loan báo một ngày trước khi Tổng thống
Obama tới Úc là một việc làm có ư nghĩa v́ công luận sẽ không có thời
giờ để lên tiếng chống đối quyết định mới này của chính phủ Lao động.
-Những
sự kiện mà cả Úc và Hoa Kỳ sắp tiến hành có thể làm Trung Quốc lo ngại
hoặc giận dữ, theo anh th́ Bắc Kinh có thể áp lực lên sự trao đổi mậu
dịch với Canberra hay không?
Lưu
Tường Quang: -Cả Úc cũng như Trung Quốc đều là những quốc gia
kinh doanh, giao thương trên căn bản rất thực tế. Nếu Trung Quốc không
cần tới tài nguyên thiên nhiên, quặng mỏ, khí đốt hay Uranium th́ có ve
văn Trung Quốc thế nào đi nữa th́ nước này cũng không mua hàng hóa của
Úc.
Về mặt Úc phát triển bang giao và quốc pḥng với Hoa Kỳ Trung Quốc vẫn
cần thiết trong việc phát triển của chính họ. Lúc nào Trung Quốc c̣n cần
thiết phát triển th́ dù Úc có đi với Hoa Kỳ th́ Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục
mua hàng hóa của Canberra. Trao đổi giữa Trung Quốc và Úc đă lên tới 100
tỷ đô la mỗi năm và Trung Quốc là khách hàng số 1 của Úc. Trước kia th́
Hoa Kỳ và Nhật là khách hàng số 1 bây giờ là Trung Quốc.
Vị trí số 1 là do nhu cầu của Trung Quốc chứ không phải là do ḷng tốt
của Trung Quốc.
Tôi nghĩ trong ngắn hạn có thể có những căng thẳng nho nhỏ. Cũng như
trước đây vào năm 2009 khi Úc phổ biến bạch thư về quốc pḥng ám chỉ
Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh và quốc pḥng tại Châu Á Thái B́nh
Dương trong ṿng hai hay ba thập niên tới th́ lúc đó Bắc Kinh tỏ ư rất
bất b́nh về nhận xét này nhưng vẫn tiếp tục mua hàng và trở thành khách
hàng số một của Úc.
Do đó tôi nghĩ rằng mặc dù bán Uranium cho Ấn Độ và cho phép Hoa Kỳ có
sự hiện diện quân đội trên đất Úc th́ tôi nghĩ Trung Quốc cũng sẽ tiếp
tục mua hàng hóa của Úc như trước v́ họ cần cho sự phát triển cho chính
họ.
-Xin cám ơn anh Lưu Tường Quang.
|